Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Có mấy cách viết mở bài cho bài văn tả phong cảnh?
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 2: Có mấy cách viết kết bài cho bài văn tả phong cảnh?
- A. 4
- B. 3
C. 2
- D. 1
Câu 3: Trong bài thơ “Sắc màu em yêu” có bao nhiêu màu sắc được nhắc đến?
- A. 3 màu
- B. 4 màu
C. 5 màu
- D. 6 màu
Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?
- A. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt.
- B. Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau.
C. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau.
- D. Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau.
Câu 5: Câu nào sau đây là câu đơn?
- A. Em tập đọc bài còn em gái thì làm bài tập.
- B. Trời mưa nên đường trơn.
C. Cô giáo giảng bài.
- D. Mẹ nấu cơm, con học bài.
Câu 6: Không khí của hội xuân vùng cao được thể hiện rõ nhất qua từ ngữ nào?
A. Xúng xính, nao nức, hân hoan.
- B. Sương đêm, khoé mắt, cánh đồng.
- C. Cúng trời, khẩn đất, kéo co.
- D. Thoăn thoắt, ngất ngây, ríu rít.
Câu 7: Trong bài văn tả phong cảnh, người viết cần thể hiện được điều gì?
- A. Sự hào hứng khi viết bài.
B. Tình cảm, cảm xúc với phong cảnh được tả.
- C. Sự sáng tạo, tưởng tượng những điều không có thật ở phong cảnh được tả.
- D. Sự suy tư, trầm lắng khi nghĩ đến phong cảnh.
Câu 8: Câu ghép khác câu đơn ở điểm nào?
- A. Số lượng từ.
B. Số lượng vế câu.
- C. Cách sử dụng dấu câu.
- D. Số lượng âm tiết.
Câu 9: Vì sao tác giả lại nói "Sài Gòn cái gì cũng nhanh, ngay cả những cơn mưa cũng vậy"?
A. Để nhấn mạnh sự nhanh chóng, gấp gáp của cuộc sống Sài Gòn.
- B. Để miêu tả vẻ đẹp lãng mạn của mưa Sài Gòn.
- C. Để chỉ trích nhịp sống quá nhanh của thành phố.
- D. Để so sánh mưa Sài Gòn với các loại mưa khác.
Câu 10: Câu thơ nào thể hiện tình yêu với đất nước?
- A. "Em yêu tất cả/ Sắc màu Việt Nam".
- B. "Em yêu màu trắng/ Trang giấy tuổi thơ".
- C. "Trăm nghìn cảnh đẹp/ Dành cho em ngoan".
- D. "Em yêu màu vàng/ Lúa đồng chin rộ".
Câu 11: Cấu tạo của một bài văn tả phong cảnh gồm mấy phần chính?
- A. 2 phần.
B. 3 phần.
- C. 4 phần.
- D. 5 phần.
Câu 12: Bài thơ "Bay trên mái nhà của mẹ" của tác giả nào?
- A. Nguyễn Bính.
- B. Anh Ngọc.
- C. Xuân Quỳnh.
- D. Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 13: Câu "Anh trai tôi rất thích đọc sách, còn tôi thích chơi thể thao" là câu ghép được nối bằng:
A. Dấu phẩy và kết từ.
- B. Chỉ dấu phẩy.
- C. Chỉ kết từ.
- D. Dấu chấm phẩy.
Câu 14: Đoạn văn dưới đây thuộc dạng mở bài nào?
Từ Bắc vào Nam, từ đất liền tới biển đảo, nơi đâu trên đất nước ta cũng có những cảnh đẹp thu hút khách du lịch, trong số đó phải kể đến Đà Lạt. Đó là thành phố của ngàn hoa, thành phố của ngàn hoa, thành phố của ngàn thông với nhiều hồ nước thơ mộng.
A. Mở bài gián tiếp.
- B. Mở bài mở rộng.
- C. Mở bài trực tiếp.
- D. Mở bài không mở rộng.
Câu 15: Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
- A. Nhập quốc tịch Pháp.
- B. Đi du học Pháp.
C. Tìm việc làm ở Sài Gòn.
- D. Tìm nhà ở Sài Gòn.
Câu 16: Thái sư Trần Thủ Độ có thái độ như thế nào đối với pháp luật?
- A. Luôn vi phạm pháp luật.
- B. Không tôn trọng pháp luật.
- C. Rất nghiêm túc, không vượt qua phép nước.
- D. Không quan tâm đến pháp luật.
Câu 17: Câu thơ "Ta làm đàn chim nhỏ/ Về xe lúa góp công" thể hiện điều gì về các bạn nhỏ?
- A. Sự lười biếng, không muốn làm việc.
B. Tình yêu lao động, muốn đóng góp sức mình.
- C. Sự thích chơi, không thích làm việc nhà.
- D. Sự ganh đua, so sánh với nhau.
Câu 18: Khi đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, cần chú ý đến:
- A. Cách xưng hô.
- B. Cách thể hiện lời nói.
- C. Cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc.
D. Cách xưng hô; Cách thể hiện lời nói; Cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc.
Câu 19: Điệp từ, điệp ngữ là gì?
- A. Cách diễn đạt từng từ ngữ.
B. Cách lặp lại một hoặc một số từ ngữ để nhấn mạnh ý nghĩa.
- C. Cách sử dụng từ đồng nghĩa.
- D. Cách chuyển đổi câu văn.
Câu 20: Tuần lễ Vàng được tổ chức từ ngày nào đến ngày nào?
- A. 1-9 đến 8-9-1945.
- B. 17-9 đến 24-9-1945.
- C. 2-9 đến 9-9-1945.
- D. 15-9 đến 22-9-1945.
Câu 21: "Các em phải chăm chỉ học tập. Có như vậy thì _____ mới đạt được kết quả tốt." Cách điền nào tạo liên kết kém tự nhiên nhất?
A. Các em.
- B. Học sinh.
- C. Những người học sinh.
- D. Em.
Câu 22: Trong đoạn văn dưới đây, tại sao từ "bạn bè" được lặp lại?
"Bạn bè là những người luôn bên ta khi khó khăn. Bạn bè không chỉ là người chia sẻ niềm vui mà còn là người san sẻ nỗi buồn."
A. Để nhấn mạnh vai trò của bạn bè.
- B. Để làm câu văn phong phú hơn.
- C. Để nối ý giữa hai câu về bạn bè.
- D. Để tạo cảm giác quen thuộc khi đọc đoạn văn.
Câu 23: Văn Miếu – Quốc Tử Giám được đặt ở đâu?
- A. Thành phố Hồ Chí Minh.
- B. Kinh thành Huế.
C. Thủ đô Hà Nội.
- D. Cố đô Hoa Lư.
Câu 24: Giáo sư Nguyễn Quang Riệu đã có những đóng góp gì cho khoa học?
A. Ông đã công bố hơn 150 công trình nghiên cứu và xác định được chính xác vị trí vụ nổ ở chòm sao Thiên Nga, giành được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
- B. Ông đã công bố hơn 1500 công trình nghiên cứu và xác định được chính xác vị trí vụ nổ ở chòm sao Thiên Nga, giành được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
- C. Ông đã công bố hơn 150 công trình nghiên cứu và xác định được chính xác vị trí vụ nổ ở chòm sao Thiên Nga, giành được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ.
- D. Ông đã có 1 công trình nghiên cứu và xác định được chính xác vị trí vụ nổ ở chòm sao Thiên Nga, giành được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
Câu 25: Nêu tác dụng của từ ngữ in đậm trong đoạn văn sau?
“Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài”
- A. Giúp liên kết các câu trong đoạn văn, tạo sự mạch lạc, liền mạch cho nội dung trong đoạn văn đó.
- B. Giúp câu văn rõ ràng, mạch lạc hơn.
- C. Để ngăn cách rõ ràng sự không liên quan giữa hai câu.
- D. Một đáp án khác.
Bình luận