Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều học kì 2 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tác giả của bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến” là ai?
A. Trần Đăng Khoa
- B. Trần Liên Nguyễn
- C. Nguyễn Phan Hách
- D. Tố Hữu
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
- A. Cô giáo đang giảng bài.
- B. Bố em làm việc ở bệnh viện.
- C. Chú bộ đội canh gác biên giới.
D. Trời mưa nhưng em vẫn đi học
Câu 3: Chủ ngữ của câu: “Lom khom dưới núi tiều vài chú” là:
- A. Lom khom.
- B. vài chú.
C. tiều vài chú
- D. Đáp án khác.
Câu 4: Theo đoạn văn, mưa Sài Gòn thường có đặc điểm gì?
- A. Kéo dài nhiều giờ.
B. Nhanh đến và nhanh đi.
- C. Rả rích cả ngày.
- D. Âm ỉ suốt buổi.
Câu 5: Trong đoạn văn, quả ớt được miêu tả có màu gì?
- A. Vàng chói.
B. Đỏ chói.
- C. Xanh đậm.
- D. Cam tươi.
Câu 6: Hình ảnh "áo mẹ sờn bạc" thuộc màu nào?
- A. Màu xám.
- B. Màu trắng.
C. Màu nâu.
- D. Màu đen.
Câu 7: Đoạn văn dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?
Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.
- A. Mở rộng.
- B. Trực tiếp.
C. Không mở rộng.
- D. Gián tiếp.
Câu 8: Hình ảnh "hoa mướp vàng, xoan tim, cỏ triển đê" gợi lên không gian nào?
A. Không gian làng quê bình dị, thân thuộc.
- B. Không gian thành phố hiện đại, sôi động.
- C. Không gian hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên.
- D. Không gian mơ mộng, huyền ảo.
Câu 9: Xác định câu chứa cặp quan hệ từ tương phản trong các câu sau đây?
- A. Vì bão to nên cây cối đổ nhiều.
- B. Nó không chỉ học giỏi Toán mà nó còn học giỏi Tiếng Việt.
- C. Do nó học giỏi văn nên nó làm bài rất tốt.
D. Mặc dù trời nóng nhưng mấy đứa trẻ vẫn chơi ngoài đường.
Câu 10: Khi được anh Thành hỏi “Anh là người nước nào?” thì anh Lê đã trả lời ra sao?
- A. “Anh hỏi lạ thật. Tôi là người Việt Nam.”
- B. “Tôi chảy trong mình dòng máu đỏ da vàng.”
- C. “Tôi là người con của dân tộc Việt Nam.”
D. “Anh hỏi lạ thật. Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.”
Câu 11: Khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện, trong phần mở bài cần:
A. Giới thiệu bản thân là nhân vật nào.
- B. Kể về tuổi thơ của nhân vật.
- C. Mô tả ngoại hình của nhân vật.
- D. Giải thích lý do chọn nhân vật này.
Câu 12: Đâu không phải là cách miêu tả vẻ đẹp của phong cảnh?
- A. Tả từng phần của phong cảnh.
- B. Tả từng vẻ đẹp của phong cảnh.
- C. Tả theo trình tự thời gian.
D. Tả theo sự nổi tiếng của các phần trong phong cảnh.
Câu 13: Đối với tên “văn phòng trung ương đảng” viết hoa như nào là đúng?
A. Văn phòng Trung ương Đảng.
- B. Văn Phòng Trung Ương Đảng.
- C. Không viết hoa.
- D. Văn phòng trung ương đảng.
Câu 14: Điệp từ nào được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây?
Có ri ri tiếng dế mèn
Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu
Có con cuốc ở bờ lau
Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa
A. Từ “Có” và “ngày”
- B. Từ “Đom đóm” và “dế mèn”
- C. Từ “Cuốc” và “kêu”
- D. Từ “Nắng” và “mưa”
Câu 15: Bài văn tả cảnh không cần đáp ứng những yêu cầu nào sau đây?
- A. Giới thiệu đầy đủ thông tin về địa điểm, thời gian xảy ra cảnh.
- B. Miêu tả chi tiết, sinh động cảnh vật theo trình tự hợp lí.
- C. Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về cảnh vật.
D. Có hình ảnh minh họa trong bài văn.
Câu 16: Bài thơ "Thăm nhà Bác" gợi lên không gian nào?
- A. Một không gian xa hoa, tráng lệ.
- B. Một không gian ồn ào, náo nhiệt.
C. Một không gian giản dị, gần gũi với thiên nhiên.
- D. Một không gian cổ kính, trầm mặc.
Câu 17: Đâu là ví dụ về liên kết câu bằng cách lặp từ không phù hợp?
- A. "Cây cổ thụ rất cao. Cây cổ thụ có nhiều chim đậu."
- B. "Tôi thích âm nhạc. Âm nhạc làm tôi vui."
C. "Lan học giỏi. Hoa nở đẹp."
- D. "Bé rất ngoan. Bé luôn vâng lời bố mẹ."
Câu 18: Dấu ba chấm trong câu thơ “Vàng, trắng, đen...dù khác màu da” có tác dụng gì?
- A. Thể hiện lời nói đứt quãng.
B. Liệt kê thêm các màu khác.
- C. Tạo sự bất ngờ.
- D. Biểu thị sự châm biếm.
Câu 19: Đọc đoạn văn sau và cho biết từ nào được lặp ở các câu?
“Những hàng dâu bánh tẻ ngợp trước mắt tôi. Dâu chưa cao bằng đầu người, nhưng cành dâu đâm tua tủa. Lá dâu loè xoè, to bản như lá trầu không. Xen giữa những luống dâu là từng vồng khoai lang dây đỏ tía, chạy dài theo thân đất, như nhiều đường kẻ sọc ken vào nhau, trên cùng một tấm vải”
A. Dâu.
- B. Lá.
- C. Luống.
- D. Khoai.
Câu 20: Theo em vòng tròn với các đường thẳng để tượng trưng cho hòa bình có ý nghĩa gì?
A. Vòng tròn tượng trưng cho sự đoàn kết, còn các đường thẳng tượng trưng cho sự kết nối, thể hiện mong muốn về một thế giới hòa bình, gắn kết.
- B. Biểu tượng này dễ vẽ và dễ nhớ.
- C. Nó là một sáng tạo ngẫu nhiên của họa sĩ Hậu-tơm.
- D. Nó là một biểu tượng trừu tượng không có ý nghĩa cụ thể.
Câu 21: Thành tích nào giúp ông Phạm Tuân được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân?
- A. Bay vào vũ trụ.
B. Bắn rơi pháo đài bay B-52 của Mỹ.
- C. Học tập tại Liên Xô.
- D. Kết nối với trạm vũ trụ "Chào mừng".
Câu 22: Trong đoạn văn sau, có bao nhiêu từ nối được sử dụng đúng?
"Thứ nhất, cần chọn nghề phù hợp với năng lực. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến người thân. Vì thế, cần tìm hiểu kỹ thông tin về nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nên cân nhắc nhu cầu của thị trường. Cuối cùng, đưa ra quyết định phù hợp."
- A. 3 từ.
B. 4 từ.
- C. 5 từ.
- D. 6 từ.
Câu 23: Mục đích chính của việc viết chương trình hoạt động là gì?
- A. Giới thiệu về một sự kiện.
B. Lên kế hoạch chi tiết cho một hoạt động.
- C. Đánh giá kết quả của một hoạt động.
- D. Phân công công việc cho từng thành viên.
Câu 24: Chiếc khí cầu là một vật như thế nào đối với mọi người vào thời điểm diễn ra câu chuyện?
A. Rất lạ lùng.
- B. Rất quen thuộc.
- C. Rất đẹp.
- D. Rất nguy hiểm.
Câu 25: "Học sinh lớp 9A đã tham gia cuộc thi học sinh giỏi. Thành tích của những học sinh này làm rạng danh trường." Xác định các từ ngữ thay thế trong câu:
A. Học sinh lớp 9A → những học sinh này.
- B. Cuộc thi → thành tích.
- C. Trường → những học sinh này.
- D. Không có từ ngữ thay thế.
Bình luận