Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều học kì 2 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bài thơ “Hội xuân vùng cao” có ý nghĩa gì?
A. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên vùng cao, miêu tả không khí tưng bừng của hội xuân và thể hiện tình cảm gắn bó của cộng đồng dân tộc.
- B. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao và miêu tả không khí tưng bừng của hội xuân.
- C. Ngợi ca tình cảm gắn bó của cộng đồng dân tộc và vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao.
- D. Miêu tả không khí tưng bừng của hội xuân và thể hiện tình cảm gắn bó của cộng đồng dân dộc.
Câu 2: Khi quan sát cảnh vật, chúng ta có thể sử dụng những giác quan nào?
- A. Thị giác
- B. Vị giác
- C. Khứu giác và thị giác
D. Thị giác, thính giác và khứu giác
Câu 3: Kết từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống trong câu “Tấm chăm chỉ hiền lành ... Cám thì lười biếng, độc ác.”?
- A. tuy
- B. là
C. còn
- D. và
Câu 4: Sau khi mưa, đường phố Sài Gòn được miêu tả như thế nào?
- A. Ướt át.
- B. Lầy lội.
C. Ráo như mưa chưa từng đến.
- D. Đọng nước.
Câu 5: Vào ngày mùa, màu sắc chủ đạo của làng quê là gì?
- A. Màu xanh.
- B. Màu đỏ.
C. Màu vàng.
- D. Màu nâu.
Câu 6: Đâu là lưu ý quan trọng khi viết bài văn tả phong cảnh?
- A. Tập trung quan sát phong cảnh bằng thị giác.
- B. Miêu tả tất cả sự vật, hiện tượng…có trong phong cảnh.
C. Đặc điểm của phong cảnh cần được cảm nhận bằng nhiều giác quan.
- D. Miêu tả chi tiết duy nhất một hiện tượng có trong phong cảnh.
Câu 7: Đoạn văn dưới đây thuộc dạng mở bài nào?
Hồ Hoàn Kiếm là nơi quen thuộc với rất nhiều người. Cảnh đẹp lộng lẫy từ ngọn cỏ, hàng cây cho tới nước hồ trong xanh gợn sóng.
- A. Mở bài không mở rộng.
- B. Mở bài mở rộng.
C. Mở bài trực tiếp.
- D. Mở bài gián tiếp.
Câu 8: Xác định kết từ để nối các vế trong câu ghép sau: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”.
- A. Dấu phẩy.
- B. Kết từ “vì”.
C. Dấu phẩy, kết từ “vì” và dấu hai chấm.
- D. Đây là câu đơn.
Câu 9: Khi vợ ông muốn xin chức cầu đương cho người khác, Trần Thủ Độ đã làm gì?
- A. Chấp thuận ngay lập tức.
- B. Đuổi việc người đó.
C. Dọa phải chặt một ngón chân để phân biệt.
- D. Không quan tâm.
Câu 10: Câu chuyện muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?
- A. Khuyến khích mọi người trồng cây xanh.
- B. Khuyến khích mọi người tham gia các hoạt động cộng đồng.
C. Khuyến khích mọi người giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- D. Khuyến khích mọi người chăm chỉ học hành.
Câu 11: Câu thơ "Cây tặng cho bóng mát/ Mỗi ban mai ửng hồng" muốn nói điều gì?
- A. Cây rất to và cao.
- B. Cây có nhiều hoa đẹp.
C. Cây mang lại nhiều lợi ích cho con người.
- D. Cây rất thích ánh nắng mặt trời.
Câu 12: Chọn đáp án viết hoa đúng theo quy tắc?
- A. phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã tham dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập trường đại học quốc gia hà nội.
- B. Phó Thủ tướng vũ đức đam đã tham dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập trường đại học quốc gia hà nội.
- C. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tham dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập trường đại học quốc gia hà nội.
C. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tham dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Câu 13: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo là gì?
- A. Tạo ra một câu chuyện hoàn toàn mới.
- B. Thay đổi toàn bộ nội dung của câu chuyện gốc.
C. Thêm chi tiết mới vào câu chuyện gốc mà không làm thay đổi nội dung và ý nghĩa.
- D. Chỉ kể lại câu chuyện gốc không thay đổi.
Câu 14: Tinh thần của người dân Nhật Bản sau thảm họa Tôhoku có ý nghĩa gì đối với thế giới?
- A. Là một bài học về sự yếu đuối của con người trước thiên nhiên.
B. Là một ví dụ về sức mạnh của tinh thần đoàn kết và ý chí vượt khó.
- C. Là một lời nhắc nhở về sự nguy hiểm của thiên tai.
- D. Không có ý nghĩa gì đặc biệt đối với thế giới.
Câu 15: Bài văn tả cảnh không cần đáp ứng những yêu cầu nào sau đây?
- A. Giới thiệu đầy đủ thông tin về địa điểm, thời gian xảy ra cảnh.
- B. Miêu tả chi tiết, sinh động cảnh vật theo trình tự hợp lí.
- C. Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về cảnh vật.
D. Có hình ảnh minh họa trong bài văn.
Câu 16: Bài thơ “Bài ca trái đất” được sáng tác bởi nhà thơ nào?
- A. Xuân Quỳnh.
B. Định Hải.
- C. Võ Quảng.
- D. Trần Đăng Khoa.
Câu 17: Nêu tác dụng của từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn sau:
“Từ những cảnh sầu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sâu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thắm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.”
A. Từ ngữ lặp lại: hoa. Dùng để liệt kê các câu trong một đoạn văn.
- B. Từ ngữ lặp lại: hoa. Dùng để nhấn mạnh nội dung của đoạn văn.
- C. Từ ngữ lặp lại: hoa. Để tạo âm điệu cho đoạn văn.
- D. Từ ngữ lặp lại: hoa. Để nhấn mạnh ý nghĩa của từ.
Câu 18: Chữ ký của người đại diện tổ chức viết báo cáo thường xuất hiện ở đâu?
- A. Phần mở đầu.
- B. Phần nội dung.
C. Phần cuối.
- D. Không cần thiết trong báo cáo.
Câu 19: Ai đã tặng Ray-mông Điêng chiếc đồng hồ?
- A. Người dân Việt Nam.
- B. Chính phủ Pháp.
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- D. Các em nhỏ.
Câu 20: Khi đóng vai nhân vật để kể chuyện, cách xưng hô phải:
- A. Luôn sử dụng ngôi thứ nhất.
- B. Luôn sử dụng ngôi thứ ba.
C. Phù hợp với nhân vật được chọn.
- D. Thay đổi liên tục trong câu chuyện
Câu 21: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh khái niệm sau:
“Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải …. chặt chẽ với nhau.”
A. Liên kết.
- B. Gắn bó.
- C. Phối hợp.
- D. Đi cùng.
Câu 22: Khi viết kế hoạch thực hiện, điều nào sau đây là KHÔNG đúng?
- A. Sắp xếp theo trình tự thời gian.
- B. Nêu rõ người phụ trách.
- C. Ghi thời gian cụ thể.
D. Viết chung chung, không cần chi tiết.
Câu 23: Cô gái mũ nồi xanh trong bài thơ là ai?
A. Là nữ quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
- B. Là nữ quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam.
- C. Là nữ quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Xô.
- D. Là nữ quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Mỹ.
Câu 24: Lớp 5B muốn tổ chức một buổi kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Để buổi lễ trở nên đặc biệt và ý nghĩa, lớp nên làm gì?
- A. Chỉ tổ chức một buổi văn nghệ đơn thuần.
- B. Chỉ tặng quà cho các thầy cô giáo.
C. Kết hợp tổ chức văn nghệ, tặng quà và một hoạt động ý nghĩa như làm thiệp, vẽ tranh tặng thầy cô.
- D. Tổ chức một bữa tiệc sinh nhật lớn cho các thầy cô.
Câu 25: Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là gì?
A. Trường đại học đầu tiên của nước ta.
- B. Trường đại học đầu tiên của Đông Nam Á.
- C. Trường dạy chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.
- D. Trường dạy chữ Nôm đầu tiên của nước ta.
Bình luận