Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cụm từ in đậm trong câu văn dưới đây chỉ điều gì?

Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em.

  • A. Chỉ việc các em học sinh được trở thành công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
  • B. Chỉ việc các em học sinh được tham gia ngày khai trường đầu tiên của cuộc đời
  • C. Chỉ việc các em được gặp lại thầy cô, bạn bè sau nhiều năm trời nghỉ học
  • D. Chỉ việc các em học sinh được đi học, được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam

Câu 2: Từ nào có tiếng đồng không có nghĩa là “cùng” trong các câu dưới đây?

  • A. Đồng hương
  • B. Thần đồng
  • C. Đồng nghĩa
  • D. Đồng chí

Câu 3: Trong các từ ngữ sau: “Chiếc dù, chân đê, xua xua tay” những từ nào mang nghĩa chuyển?

  • A. Chỉ có từ “chân” mang nghĩa chuyển
  • B. Có hai từ “dù” và “chân” mang nghĩa chuyển
  • C. Cả ba từ “dù”, “chân” và “tay” đều mang nghĩa chuyển
  • D. Có hai từ “chân” và “tay” mang nghĩa chuyển

Câu 4: Khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong văn học, để làm rõ đặc điểm ngoại hình và tính cách của nhân vật, em cần làm gì?

  • A. Đưa hình ảnh của nhân vật vào bài viết.
  • B. Đưa dẫn chứng làm rõ đặc điểm của nhân vật.
  • C. Đưa những câu thơ hay viết về nhân vật.
  • D. Đưa đánh giá, ý kiến của cá nhân về nhân vật.

Câu 5: Từ khi mẹ sinh bé Hoa, hiện tượng nào dưới đây xuất hiện?

  • A. Len đan thành áo đợi mùa đông sang.
  • B. Cây cối rụng lá xác xơ.
  • C. Lúa chín vàng ươm ngoài đồng.
  • D. Mưa tầm tã như trút nước.

Câu 6: Từ đồng nghĩa là gì?

  • A. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
  • B. Là những từ có nghĩa giống nhau.
  • C. Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
  • D. Là những từ có nghĩa gần giống nhau.

Câu 7: Dòng nào chứa toàn những từ đồng nghĩa?

  • A. Xanh ngát, xanh ngắt, xanh rờn, xanh biếc.
  • B. Xanh xao, xanh xanh, xanh biếc, xanh lơ.
  • C. Đỏ bừng, đỏ hoe, đỏ tía, đỏ đen.
  • D. Trắng tinh, trắng toát, trắng án, trắng xóa.

Câu 8: Đâu là câu văn trong bức thư nói lên sự trông mong, chờ đợi của đất nước ở thế hệ trẻ? 

  • A. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
  • B. Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • C. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
  • D. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Câu 9: Theo mẹ A Phin, việc học cái chữ có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Học cái chữ để có được công việc ổn định.
  • B. Học cái chữ để được mọi người yêu quý.
  • C. Học cái chữ vào đầu cho nó khôn ra.
  • D. Học cái chữ để sau này có cơm ăn.

Câu 10: Trong bài đọc Cuộc họp bí mật, thầy giáo muốn lập hội gì?

  • A. Hội những người đàn ông chân chính.
  • B. Hội học sinh giỏi.
  • C. Hội thể thao.
  • D. Hội âm nhạc.

Câu 11: Đâu là công dụng của dấu gạch ngang?

  • A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • B. Đánh dấu tên văn bản.
  • C. Đánh dấu tên nhân vật.
  • D. Đánh dấu chú thích của từ.

Câu 12: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?

Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc.

  • A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • B. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
  • C. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  • D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 13: Vì sao khi Vân được bầu làm lớp trưởng, một số bạn cảm thấy không tin tưởng?

  • A. Vì Vân không giống với quan niệm về lớp trưởng của các bạn đó.
  • B. Vì các bạn đó không thích Vân.
  • C. Vì Vân chưa đủ tốt, chưa đủ giỏi.
  • D. Vì Vân không hòa đồng, thân thiện với mọi người.

Câu 14: Trong bài đọc Làm thủ công, Lý hỏi Diệp điều gì?

  • A. Làm thủ công để làm gì?
  • B. Cô giáo dạy gì?
  • C. Làm thế nào để cắt chữ U đẹp?
  • D. Màu giấy nào đẹp nhất?

Câu 15: Có bao nhiêu cách viết mở bài chính cho bài văn tả người?

  • A. 1               
  • B. 2               
  • C. 3               
  • D. 4

Câu 16: Theo bài đọc Sự tích dưa hấu, vì sao Mai An Tiêm bị đày ra đảo?

  • A. Vì phạm tội nặng.
  • B. Vì nói lời khiêm tốn bị hiểu nhầm.
  • C. Vì chống lại nhà vua.
  • D. Vì tự nguyện ra đi.

Câu 17: Trong bài đọc Hoàng tử học nghề, hoàng tử mất bao lâu để học thành thạo nghề?

  • A. Vài tháng.
  • B. Vài năm.
  • C. Vài tuần.
  • D. Vài ba ngày.

Câu 18: Để tra từ điển tiếng Việt hiệu quả, điều đầu tiên cần nắm vững là gì?

  • A. Cách phát âm từ.
  • B. Thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt.
  • C. Ý nghĩa của từ.
  • D. Cách viết chữ đẹp.

Câu 19: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc thường có mấy phần chính?

  • A. 2 phần.      
  • B. 3 phần.      
  • C. 4 phần.      
  • D. 5 phần.

Câu 20: Trong cặp kết từ "không những ... mà còn ...", phần sau "mà còn" thường biểu thị điều gì?

  • A. Sự đối lập.
  • B. Sự bổ sung và nhấn mạnh.
  • C. Sự lựa chọn.
  • D. Sự giải thích.

Câu 21: Trong bài đọc Mồ côi xử kiện, phương pháp xử kiện của Mồ Côi dựa trên nguyên tắc nào?

  • A. Người có lỗi phải trả tiền.
  • B. Công bằng giữa hai bên.
  • C. Người giàu phải nhường người nghèo.
  • D. Không ai phải trả tiền.

Câu 22: Bài thơ Cao Bằng chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A. Nhân hóa. 
  • B. Ẩn dụ.
  • C. So sánh.
  • D. Không sử dụng biện pháp tu từ nào.

Câu 23: "An vui" thường nói về trạng thái nào của con người?

  • A. Giàu có.
  • B. Bình yên và hạnh phúc.
  • C. Lo lắng.
  • D. Mệt mỏi.

Câu 24: Bài đọc 32 phút giành sự sống nội dung chính là gì?

  • A. Sự nguy hiểm của các khe tường hẹp.
  • B. Bày tỏ sự thương xót với cậu bé trong câu chuyện và ngợi ca sự can đảm và chuyên nghiệp của các chiến sĩ cứu hỏa.
  • C. Tầm quan trọng của việc giám sát trẻ em.
  • D. Nhu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị.

Câu 25: Câu thơ “Các chú thức cùng đom đóm/Qua đêm dài tới bình minh” có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Đom đóm được miêu tả như bạn đồng hành của chú công an. Qua đó nhấn mạnh sự tận tụy trong công việc của các chú công an.
  • B. Câu thơ miêu tả sự đẹp đẽ của thiên nhiên vào ban đêm.
  • C. Câu thơ thể hiện miêu tả sự khó khăn, nhọc nhằn của các chú công an.
  • D. Câu thơ miêu tả sự hi sinh lớn lao của chú công an với đất nước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác