Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều học kì 1 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thể hiện điều gì?
- A. Giá trị của kim loại quý.
- B. Kĩ thuật rèn sắt.
- C. Tầm quan trọng của công cụ.
D. Nhấn mạnh sự quan trọng của lòng kiên trì trên con đường tới thành công.
Câu 2: Từ đa nghĩa là gì?
- A. Từ đa nghĩa là từ chỉ có một nghĩa duy nhất.
- B. Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa không liên quan.
- C. Từ đa nghĩa là từ chỉ có nghĩa đen.
D. Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một (hay một số) nghĩa chuyển.
Câu 3: Công việc mà bài thơ “Tiếng chổi tre” nhắc đến là gì?
- A. Người bán hoa
- B. Người đi dạo đêm
C. Người quét rác
- D. Người bán hàng rong.
Câu 4: Câu kết đoạn dưới đây có nội dung là gì?
Mình yêu quý Giô-ba, con mèo đen to đùng, mập ú, và mong mốn tìm riêng cho mình một chú mèo như Giô-ba.
- A. Giới thiệu về nhân vật trong câu chuyện.
- B. Nêu đặc điểm tính cách của nhân vật.
- C. Miêu tả hoạt động của nhân vật.
D. Bày tỏ tình cảm yêu mến với nhân vật văn học.
D. Tự tay đẵn gỗ dựng một lớp học, có đủ bàn ghế cho 40 học sinh.
Câu 5: Thầy Bôn đã gặp những khó khăn gì ở nơi dạy học?
- A. Cả xã không ai biết tiếng phổ thông.
- B. Học sinh phải viết vào lá chuối bằng bút gỗ tự tạo.
- C. Không có học sinh đến lớp học chữ.
D. Cả xã không ai biết tiếng phổ thông và học sinh phải viết vào lá chuối bằng bút gỗ tự tạo.
Câu 6: Lời ru của mẹ có vai trò như thế nào đối với tâm hồn của con?
- A. Giúp con yêu đời, yêu cuộc sống tươi đẹp hơn.
- B. Giúp con phát triển tốt hơn về trí tuệ.
- C. Giúp con thông minh, nhanh nhẹn.
D. Nuôi dưỡng, bồi đắp những tình cảm, cảm xúc tốt đẹp cho con.
Câu 7: Đâu là mục đích của đoạn văn giới thiệu nhân vật văn học?
- A. Để nhiều người biết đến cuốn sách hoặc bộ phim, vở kịch hơn.
- B. Khích lệ mọi người tìm đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim, vở kịch.
- C. Thể hiện sự hiểu biết về sách hoặc bộ phim, vở kịch.
D. Thể hiện tình cảm, cảm xúc với nhân vật, qua đó khích lệ mọi người tìm đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim, vở kịch.
Câu 8: Qua câu chuyện, em thấy A Phin có phẩm chất đáng quý nào?
- A. Chăm chỉ, nghe lời bố mẹ.
B. Ngoan ngoãn, chăm chỉ và có ý chí vươn lên khó khăn.
- C. Hiếu động, ngang bướng.
- D. Khiên tốn, thật thà.
Câu 9: Tìm từ đồng nghĩa trong hai đoạn thơ dưới đây?
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
- A. Dềnh dàng – vội vã.
- B. Phả - vắt.
- C. Bỗng – vắt.
D. Dềnh dàng – chùng chình.
Câu 10: Đoạn văn dưới đây đã nêu đặc điểm nào của nhân vật văn học?
Cô bé nhiễm chất phóng xạ của bom nguyên tử vào năm lên hai tuổi. Sau mười năm ủ bệnh, bác sĩ kết luận cô bé bị bệnh máu trắng. Gần một năm chữa trị là khoảng thời gian ngập tràn đau đớn và nước mắt của Xa-đa-kô và cả gia đình.
- A. Tính cách.
B. Hoàn cảnh.
- C. Lời nói.
- D. Suy nghĩ.
Câu 11: Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?
Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.
- A. Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn – được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.
- B. Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc – để chữa đau nhức răng.
C. Vỏ cây trẩu – còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.
- D. Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa – đau nhức răng.
Câu 12: Lỗi nào không thuộc về cấu tạo đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học?
- A. Không có câu giới thiệu tên nhân vật.
- B. Các câu sắp xếp không hợp lý.
C. Thể hiện cách hiểu sai về nhân vật.
- D. Không giới thiệu tên tác phẩm.
Câu 13: Trong bài đọc Bầu trời mùa thu, Va-li-a miêu tả bầu trời bằng từ nào?
- A. Bầu trời xanh biếc.
- B. Bầu trời buồn bã.
C. Bầu trời dịu dàng.
- D. Bầu trời trầm ngâm.
Câu 14: Dựa vào bài đọc Làm thủ công, em hãy cho biết, Diệp đã làm gì để chứng minh mình cắt đẹp?
- A. Cắt một chữ U mới.
B. Giở vở ra khoe chữ U mà Diệp đã cắt được.
- C. Nhờ cô giáo xác nhận.
- D. So sánh với chữ của bạn khác.
Câu 15: Đối với tên được phiên âm theo âm Hán Việt, cách viết sẽ:
- A. Khác hoàn toàn với tên riêng Việt Nam.
B. Giống như cách viết tên riêng Việt Nam.
- C. Luôn viết hoa tất cả các chữ cái.
- D. Không bao giờ dùng dấu gạch nối.
Câu 16: Trong bài đọc Trái cam, Bố bạn nhỏ hỏi bạn điều gì?
- A. Bố cười hỏi chơi gì.
- B. Bố cười hỏi học gì.
C. Bố cười hỏi gieo gì.
- D. Bố cười hỏi tưới gì.
Câu 17: Trong câu "Anh ấy là trụ cột của gia đình", từ "trụ cột" là:
- A. Nghĩa gốc.
B. Nghĩa chuyển.
- C. Không phải từ đa nghĩa.
- D. Từ đồng âm.
Câu 18: Trong bài đọc Tiết mục đọc thơ, Pát-ty đã thể hiện bài thơ như thế nào?
- A. Lúng túng và ngập ngừng.
B. Đọc rõ ràng, rành mạch.
- C. Đọc rất nhanh.
- D. Quên lời và bỏ cuộc.
Câu 19: Câu tục ngữ "Người có chí thì nên/Nhà có nền thì vững" muốn nhấn mạnh điều gì?
- A. Tầm quan trọng của sự giàu có trong cuộc sống.
B. Nhắc nhở chúng ta cần có ý chí, sự kiên trì, siên năng để vượt qua những khó khăn và đạt được kết quả như mong muốn.
- C. Sự cần thiết của may mắn trong cuộc sống của mỗi con người.
- D. Tầm quan trọng của học vấn trong cuộc sống.
Câu 20: Trong bài đọc “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi, vòng chữ "Người ta thì đi tàu ta" được dán ở đâu?
- A. Ở các bến tàu.
B. Trên mỗi chiếc tàu.
- C. Trên các tờ rơi.
- D. Ở cửa văn phòng công ty.
Câu 21: Trong bài đọc Tìm việc, sau tuần lễ thứ hai kinh doanh, người đàn ông đã mua được gì?
- A. Một cửa hàng.
B. Một chiếc xe kéo.
- C. Một chiếc xe tải lớn.
- D. Một kho hàng.
Câu 22: Ai triệu tập các bô lão về Thăng Long?
- A. Trần Nhân Tông.
B. Trần Thánh Tông.
- C. Trần Hưng Đạo.
- D. Lê Văn Hưu.
Câu 23: Trong câu "Chúng ta cần phải đoàn kết", "chúng ta" là loại đại từ nào?
A. Đại từ xưng hô.
- B. Đại từ nghi vấn.
- C. Đại từ chỉ định.
- D. Đại từ thay thế.
Câu 24: Để làm rõ lập luận trong thân bài, em có thể sử dụng:
- A. Chỉ ý kiến cá nhân.
B. Dẫn chứng và ví dụ cụ thể.
- C. Chỉ trích dẫn ý kiến chuyên gia.
- D. Kể chuyện không liên quan.
Câu 25: Trong câu "Tuy trời mưa nhưng tôi vẫn đi làm", cặp kết từ nào được sử dụng?
- A. Vì – nên.
- B. Nếu – thì.
C. Tuy – nhưng.
- D. Hễ - thì.
Bình luận