Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học có bố cục gồm mấy phần?

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

Câu 2: Trong câu chuyện “Cuộc họp bí mật” vì sao Ê-lê-na lại ngã khuỵu xuống lần nữa?

  • A. Vì đất trơn.
  • B. Vì cô bé cố tình.
  • C. Vì Giu-ri-cô mạnh tay quá.
  • D. Vì Ê-lê-na yếu.

Câu 3: Dấu gạch ngang có tác dụng gì?

  • A. Đánh dấu tên văn bản.
  • B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • C. Đánh dấu tên nhân vạta
  • D. Đánh dấu chú thích của từ

Câu 4: Cuốn sách nào dưới đây có đề tài dành cho thiếu nhi?

  • A. Những người khốn khổ.
  • B. Chiến binh cầu vồng.
  • C. Tắt đèn.
  • D. Nhà giả kim

Câu 5: Thầy Bôn đã xung phong lên dạy học ở đâu?

  • A. Xã Mường Tè, thị trấn Mường Tè, tỉnh Điện Biên.
  • B. Xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Điện Biên.
  • C. Xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
  • D. Xã Nậm Cao, huyện Mừng Tè, tỉnh Lai Châu.

Câu 6: Lời ru của mẹ thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện tình yêu thương vô bờ bến mẹ dành cho Hoa.
  • B. Thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của Hoa.
  • C. Thể hiện sự phong phú trong lời hát ru.
  • D. Thể hiện bài học sâu sắc mà mẹ muốn gửi gắm tới Hoa.

Câu 7: Đâu là lưu ý khi sử dụng từ đồng nghĩa?

  • A. Hạn chế sử dụng từ đồng nghĩa trong khi nói.
  • B. Không sử dụng từ đồng nghĩa khi viết.
  • C. Chỉ sử dụng các từ đồng nghĩa trong những hoàn cảnh nhất định.
  • D. Có những từ đồng nghĩa khi sử dụng cần có sự lựa chọn cho phù hợp.

Câu 8: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn dưới đây?

Mặt đất đã … bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa mát lành.

  • A. Khô khan.
  • B. Khô hanh.
  • C. Khô cằn.
  • D. Khô.

Câu 9: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?

Cuộc sống lao động trên công trường thật tấp nập, nhộn nhịp như những cánh đồng đi vào ngày mùa. Mùa khô vẫn là mùa thi công của những công trường nên không khí càng sôi động.

  • A. Lao động – công trường –thi công.
  • B. Tấp nập – nhộn nhịp – sôi động.
  • C. Lao động – thi công – sôi động.
  • D. Nhộn nhịp – không khí – công trường.

Câu 10: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?

Cuộc sống lao động trên công trường thật tấp nập, nhộn nhịp như những cánh đồng đi vào ngày mùa. Mùa khô vẫn là mùa thi công của những công trường nên không khí càng sôi động.

  • A. Lao động – công trường –thi công.
  • B. Tấp nập – nhộn nhịp – sôi động.
  • C. Lao động – thi công – sôi động.
  • D. Nhộn nhịp – không khí – công trường.

Câu 11: Đoạn văn dưới đây đã nêu đặc điểm nào của nhân vật văn học?

Đó là một con mèo đen to đùng, mập ú, sống ở khu bến cảng cùng với cậu chủ nhỏ, người đã cứu thoát nó từ miệng một con bồ nông tham ăn, khi nó còn là một chú mèo con bé tẹo.

  • A. Tính cách.
  • B. Hành động.
  • C. Lời nói.
  • D. Ngoại hình.

Câu 12: Trong bài đọc Cuộc họp bí mật, thái độ của Đi-tô khi giúp Ê-lê-na là gì?

  • A. Nhiệt tình.
  • B. Miễn cưỡng.
  • C. Vui vẻ.
  • D. Tức giận.

Câu 13: Đâu không phải công dụng của dấu gạch ngang?

  • A. Đánh dấu lời nói trực tiếp.
  • B. Đánh dấu các ý liệt kê.
  • C. Nối các từ trong một liên danh.
  • D. Đánh dấu tên văn bản.

Câu 14: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?

Tâm bảo An:

– Hoa phượng vĩ đã nở. Mùa hè đến thật rồi!

  • A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • B. Đánh dấu các ý liệt kê.
  • C. Nối các từ trong một liên danh.
  • D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Câu 15: Bài thơ Muôn sắc hoa tươi muốn truyền tải thông điệp gì về sự khác biệt giữa nam và nữ?

  • A. Nam giỏi hơn nữ.
  • B. Nữ đẹp hơn nam.
  • C. Không ai đặc biệt hơn chỉ vì giới tính.
  • D. Nam và nữ không thể hòa hợp.

Câu 16: Bài văn tả người thường gồm mấy phần chính?

  • A. 2 phần.               
  • B. 3 phần.                
  • C. 4 phần.                
  • D. 5 phần.

Câu 17: Đâu không phải là một phần của thân bài trong bài văn tả người?

  • A. Tả ngoại hình.
  • B. Tả hoạt động.
  • C. Tả tính cách.
  • D. Tả gia đình.

Câu 18: Khi viết tên người nước ngoài, ta viết hoa:

  • A. Chỉ chữ cái đầu tiên của tên.
  • B. Tất cả các chữ cái.
  • C. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên.
  • D. Chỉ họ.

Câu 19: Trong tên "frankfurt am main", cách viết đúng là:

  • A. Frankfurt Am Main.
  • B. Frankfurt-am-Main.
  • C. Frankfurt am main.
  • D. Frankfurt am Main.

Câu 20: Trong bài đọc “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi, ai nhận Bạch Thái Bưởi làm con nuôi?

  • A. Nhà họ Nguyễn.
  • B. Nhà họ Trần.
  • C. Nhà họ Bạch.
  • D. Nhà họ Lê.

Câu 21: Nội dung chính của bài đọc Người chăn dê và hàng xóm là gì?

  • A. Cách chăn nuôi dê và chó.
  • B. Hệ thống pháp luật.
  • C. Cách giải quyết mâu thuẫn và xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp hơn.
  • D. Tầm quan trọng của việc xây hàng rào.

Câu 22: Trong thân đoạn, việc phân tích ưu, nhược điểm của hiện tượng có tác dụng gì?

  • A. Làm tăng độ dài đoạn văn.
  • B. Thể hiện sự am hiểu của tác giả.
  • C. Tăng tính thuyết phục cho lập luận.
  • D. Không có tác dụng gì.

Câu 23: Khi kết thúc đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội, em nên:

  • A. Đưa ra một vấn đề mới.
  • B. Lặp lại toàn bộ nội dung đã viết.
  • C. Khẳng định lại quan điểm đã nêu.
  • D. Không cần kết luận.

Câu 24: Xét câu sau: "... là một nhà khoa học tài năng, ... ông còn là một nhà giáo tâm huyết." Cặp kết từ nào khi điền vào sẽ tạo ra sự liên kết mạch lạc nhất cho câu, đồng thời thể hiện được sự bổ sung thông tin?

  • A. Tuy ... nhưng.
  • B. Vì ... nên.
  • C. Ngoài việc ... thì.
  • D. Nếu ... thì.

Câu 25: Trong câu "Này là quyển sách mới", từ "Này" là loại đại từ nào?

  • A. Đại từ xưng hô.
  • B. Đại từ nghi vấn.
  • C. Đại từ thay thế.
  • D. Đại từ chỉ định.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác