Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Từ không đồng nghĩa với từ “hòa bình” là:
- A. Bình yên
B. Thanh bình
- C. Hiền hòa
- D. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 2: Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
- A. Leo – chạy
- B. Chịu đựng – rèn luyện
C. Luyện tập – rèn luyện
- D. Đứng – ngồi
Câu 3: Câu ca dao sau đây là câu ghép có quan hệ gì giữa các vế câu?
Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.
A. quan hệ nguyên nhân - kết quả.
- B. quan hệ kết quả - nguyên nhân.
- C. quan hệ điều kiện - kết quả.
- D. quan hệ tương phản.
Câu 4: Theo em, Thư gửi các học sinh thể hiện được điều gì từ con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- A. Thể hiện sự gần gũi, giản dị của Bác Hồ.
- B. Thể hiện hiện tầm nhìn xa trông rộng của Bác Hồ.
C. Thể hiện tình cảm và tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ sáng suốt của Bác Hồ đối với sự nghiệp trồng người.
- D. Thể hiện trí tuệ sáng suốt của Bác Hồ đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước.
Câu 5: Đâu là những thông tin về nhân vật em cần đưa vào đoạn văn giới thiệu nhân vật văn học?
- A. Đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
B. Tên nhân vật, đặc điểm về ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ,…
- C. Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác trong cuốn sách.
- D. Hoàn cảnh sống của nhân vật.
Câu 6: Trong bài đọc Cuộc họp bí mật, ai là người bị vấp ngã đầu tiên trong câu chuyện?
- A. Đi-tô.
B. Ê-lê-na.
- C. Giu-ri-cô.
- D. Xa-sa.
Câu 7: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?
Bài viết này đề cập đến các vấn đề sau:
– Khái niệm gạch ngang, gạch nối.
– Phân biệt gạch ngang, gạch nối.
– Lý do không nên nhầm lẫn giữa gạch ngang và gạch nối.
– Cách xử lý gạch nối thành gạch ngang và ngược lại.
A. Đánh dấu các ý liệt kê.
- B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
- D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Câu 8: Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?
Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi đang từng ngày đổi thay.
- A. Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi – đang từng ngày đổi thay.
B. Quảng Bình – quê hương thứ hai của tôi đang từng ngày đổi thay.
- C. Quảng Bình quê hương – thứ hai của tôi đang từng ngày đổi thay.
- D. Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi đang từng ngày – đổi thay.
Câu 9: Khi tả một người đang làm việc, điều gì không cần thiết?
- A. Mô tả động tác.
- B. Miêu tả biểu cảm.
- C. Nêu kết quả công việc.
D. Kể lại tuổi tác của người đó.
Câu 10: Theo bài thơ Muôn sắc hoa tươi, khi nào chúng ta đều là "phái mạnh"?
- A. Khi tập thể dục.
- B. Khi học giỏi.
C. Khi chung sức giúp mọi người.
- D. Khi đạt điểm cao.
Câu 11: Lỗi nào không phải là lỗi thường gặp khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật?
- A. Không giới thiệu tên nhân vật.
- B. Hiểu sai về nhân vật.
C. Sử dụng từ ngữ phong phú.
- D. Không nêu được cảm xúc về nhân vật.
Câu 12: Trong bài đọc Hạt nảy mầm, cô giáo giải thích rằng mỗi cái hạt là gì?
- A. Mỗi cái hạt là một vật vô tri.
B. Mỗi cái hạt là một cơ thể sống thực thụ.
- C. Mỗi cái hạt là một phần của trái cây.
- D. Mỗi cái hạt là một mầm cây non.
Câu 13: Từ "Tiến hành" thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào?
A. Thực hiện một công việc hoặc quá trình.
- B. Di chuyển về phía trước.
- C. Học tập.
- D. Tổ chức sự kiện.
Câu 14: Trong bài đọc Tiết mục đọc thơ, Pát-ty yêu cầu cô giáo cho em làm gì trong năm nay?
- A. Hát một bài hát.
B. Đọc một bài thơ.
- C. Diễn một vở kịch.
- D. Múa một điệu múa.
Câu 15: Trong khổ thơ thứ 3 có những tính từ nào?
“Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?”
- A. bởi, chê, đổ, còn
B. cao, bồi, thấp, sâu, nhỏ
- C. núi, đất, sông, biển, nước
- D. có, ngồi, ở, muôn, còn
Câu 16: Trong câu "Nó đang chơi đùa", từ "nó" thuộc loại đại từ nào?
A. Đại từ xưng hô.
- B. Đại từ dùng để hỏi.
- C. Đại từ thay thế.
- D. Đại từ phản thân.
Câu 17: Trong câu "Tôi thích cả đọc sách và xem phim", "cả ... và ..." là loại kết từ gì?
- A. Kết từ đơn.
B. Kết từ đôi.
- C. Kết từ ba.
- D. Không phải kết từ.
Câu 18: Cặp kết từ nào phù hợp nhất để điền vào chỗ chấm trong câu ".... học sinh chăm chỉ .... kết quả học tập của lớp sẽ được cải thiện"?
- A. Tuy ... nhưng ...
- B. Vì ... nên ...
C. Nếu ... thì ...
- D. Bởi vì ... cho nên ...
Câu 19: Trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm, người chăn dê và hàng xóm có mâu thuẫn gì với nhau?
- A. Tranh chấp đất đai.
- B. Chó tấn công dê.
C. Mâu thuẫn giữa hai gia đình.
- D. Người chăn dê muốn bán dê.
Câu 20: Đối với các đồ dùng có thể gây cháy nổ (bếp than, bếp ga, nồi cơm điện,…), em nên như thế nào?
- A. Tò mò khám phá.
B. Cẩn thận khi sử dụng.
- C. Tránh xa không dùng.
- D. Nhờ hàng xóm sử dụng giúp.
Câu 21: Khi nói về việc phòng chống tai nạn giao thông, ta thường sử dụng từ:
- A. An ninh giao thông.
B. An toàn giao thông.
- C. Cả hai đều đúng.
- D. Không từ nào đúng.
Câu 22: Thứ tự đúng của cấu tạo đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội là:
- A. Thân đoạn - Mở đoạn - Kết đoạn.
- B. Mở đoạn - Kết đoạn - Thân đoạn.
C. Mở đoạn - Thân đoạn - Kết đoạn.
- D. Kết đoạn - Thân đoạn - Mở đoạn.
Câu 23: Khi nêu ý kiến về hiện tượng xã hội, em nên làm gì?
- A. Chỉ dựa trên cảm xúc cá nhân.
B. Đưa ra lập luận logic.
- C. Tránh đưa ra quan điểm rõ ràng.
- D. Chỉ trình bày ý kiến của người khác.
Câu 24: Câu chuyện Tấm bìa các tông muốn truyền tải thông điệp gì?
- A. Nên phân biệt đối xử giữa các lớp.
B. Đoàn kết là sức mạnh, giúp chúng ta tạo nên những kết quả tốt đẹp hơn.
- C. Không nên trồng hoa trong trường học.
- D. Cần có sự cạnh tranh giữa các lớp.
Câu 25: Trong đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc, việc quan trọng nhất là:
- A. Sử dụng nhiều từ ngữ học thuật.
B. Đảm bảo tính nhất quán giữa cảm xúc và nội dung.
- C. Viết càng dài càng tốt.
- D. Chỉ trích dẫn ý kiến của người khác.
Bình luận