Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 4: Luyện từ và câu Từ đa nghĩa
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 4: Luyện từ và câu Từ đa nghĩa có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong các câu sau đây câu nào từ miệng được dùng với nghĩa chuyển?
A. Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ.
- B. Đừng có mà suốt ngày chỉ biết “há miệng chờ sung” như thế.
- C. Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.
- D. Cô bé có khuôn miệng nhỏ nhắn, xinh xắn.
Câu 2: Trong các câu sau câu nào từ lưỡi được dùng với nghĩa gốc?
- A. Lưỡi dao này rất sắc, cẩn thận kẻo bị đứt tay.
B. Khi làm vệ sinh cá nhân buổi sáng, đánh răng xong đừng quên vệ sinh lưỡi.
- C. Lưỡi rìu vung lên chỉ ba nhát là cái cây đã đổ ầm xuống đất.
- D. Bất thình lình một lưỡi gươm chĩa ngay về phía anh ấy.
Câu 3: Từ xuân trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc?
- A. Cô ấy đã ngoài 30 nhưng vẫn còn xuân lắm.
- B. Đã 30 cái xuân nhưng cô ấy vẫn chưa từng được trải qua mùi vị tình yêu.
- C. Cả A và B
D. Mùa xuân đến, trường chúng em lại tổ chức hoạt động trồng cây gây rừng.
Câu 4: Từ "đầu" trong câu văn nào sau đây được dung với nghĩa gốc?
- A. Anh ta là người đứng đầu của tổ chức.
- B. Chữ cái đầu tiên trong câu văn cần phải viết hoa.
C. Mấy hôm nay, thời tiết khó chịu nên bà Hoa lại bị đau đầu.
- D. Bạn An nhỏ con nên được cô giáo xếp lên đầu hàng
Câu 5: Trong các câu có chứa từ đi sau đây, câu nào từ đi được dùng với nghĩa gốc?
A. Ông em bị đau chân nên đi rất chậm.
- B. Nam đi giày cẩn thận rồi mới ra khỏi nhà.
- C. Trời trở lạnh, mẹ nhắc An nhớ đi tất vào chân trước khi đi ra ngoài.
- D. Nam đi một nước cờ khiến cho tất cả đều phải trầm trồ.
Câu 6: Từ "sườn" trong câu văn nào sau đây được dung với nghĩa gốc?
A. Hùng khẽ huých khuỷu tay vào sườn Tuấn để ngăn cậu ấy tiếp tục hỏi những câu hỏi ngốc nghếch.
- B. Tướng quân chỉ huy quân lính tấn công vào sườn địch.
- C. Bên sườn núi là một vườn chuối đang nở hoa đỏ rực.
- D. Mấp mé hai bên sườn dốc là những cây hoa dại đủ màu sắc.
Câu 7: Tiếng nào dưới đây ghép với đánh được từ mang nghĩa gốc?
- A. đàn
- B. trống
- C. cờ
D. nhau
Câu 8: Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
- A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.
- B. Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng.
- C. Chiếc xe đạp này, ăn phanh thật đấy.
D. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
Câu 9: Từ "nhà" trong câu văn nào sau đây được dung với nghĩa gốc?
A. Sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, gia đình bác Hòa đã có một ngôi nhà mới rất khang trang.
- B. Bạn Trang muốn sau này sẽ trở thành nhà thơ.
- C. Nam Cao là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam vào giai đoạn trước năm 1945.
- D. Einstein là một nhà khoa học vĩ đại.
Câu 10: Từ "đánh" trong câu văn nào sau đây được dung với nghĩa gốc?
- A. Sau một buổi học, Duy đã có thể đánh máy tính thành thạo.
- B. Dì Nga đã đánh tiếng trước rồi nên Hoa chỉ cần mang cặp sang nhà bác Tùng ngồi học.
C. Đúng 7h00, bác Tùng sẽ đánh trống báo hiệu giờ vào học.
- D. Em rất thích trơi chò đánh đu
Câu 11: Từ nào sau đây ghép với đường thì mang nghĩa chuyển?
- A. kính
- B. phèn
- C. dây
D. Cả A và C
Câu 12: Từ "quả" trong câu văn nào sau đây được dung với nghĩa chuyển?
A. Anh ta đã phải gánh lấy hậu quả nặng nề.
- B. Quả bóng được bơm căng tròn.
- C. Những quả mận chín mọng trông thật hấp dẫn.
- D. Mẹ luôn chọn mua những quả na mắt đã mở to.
Câu 13: Từ "lá" trong câu văn nào sau đây được dung với nghĩa gốc?
- A. Mỗi người chỉ có hai lá phổi nên cần phải bảo vệ nó.
B. Lá bàng chuyển sang màu đỏ cam vào mùa thu.
- C. Nhìn lá thư trên mặt bàn, Huy nhận ra ngay nét chữ của chị gái mình.
- D. Trong đợt du lịch vừa rồi, mẹ có mua một chiếc nón lá về làm kỉ niệm
Câu 14: Từ "ngọt" trong câu văn nào sau đây được dung với nghĩa gốc?
- A. Con dao này rất sắc bén, cắt giấy ngọt lắm.
- B. Mẹ thường nói với em những lời ngọt ngào trước lúc đi ngủ
- C. Giọng cô gái ấy ngọt như đường.
D. Em Nga rất thích ăn những viên kẹo ngọt nhiều màu sắc.
Câu 15: Từ "đi" trong câu văn nào sau đây được dung với nghĩa gốc?
- A. Cụ ông đã ra đi khi chưa kịp gặp mặt toàn thể con cháu lần cuối.
- B. Thấy anh ta còn tiếc cái tủ vừa mua đã hỏng, bà liền bảo "Thôi xem như của đi thay người"
C. Anh ta đi bộ một mạch từ trường học về nhà mà không dừng lại một lần nào.
- D. Em thường đi giày mỗi khi trời mưa
Câu 16: Từ đa nghĩa là gì?
A. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển.
- B. Là từ có duy nhất một nghĩa gốc.
- C. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một nghĩa chuyển.
- D. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và hai nghĩa chuyển.
Câu 17: Từ "miệng" trong câu văn nào sau đây được dung với nghĩa chuyển?
A. Miệng bát đã bị mẻ nên bà đành đem vứt chiếc bát ấy đi.
- B. Nhà ông Hộ có đến năm miệng ăn trong khi chỉ có mỗi ông là lao động chính.
- C. Các cô gái thường che miệng khi mỉm cười hay ăn uống ở chỗ đông người.
- D. Em bé bỏ miếng khoai tây vào miệng ăn ngon lành
Câu 18: Từ "chạy" trong câu văn nào sau đây được dung với nghĩa chuyển?
- A. Anh ta cố gắng chạy thật nhanh để thoát khỏi kẻ thù đang truy đuổi.
- B. Các cầu thủ cố gắng chạy thật nhanh để cướp bóng.
- C. Em bé chạy thật nhanh về phía mẹ
D. Những kẻ dùng tiền để chạy án năm đó đều đã bị bắt.
Câu 19: Các nghĩa của từ đa nghĩa có đặc điểm gì?
- A. Các nghĩa có mối liên hệ với nhau.
B. Các nghĩa có sự tách biệt độc lập.
- C. Các nghĩa có sự đối lập về nghĩa.
- D. Các nghĩa có thể chuyển hóa cho nhau.
Câu 20: Từ “mũi” nào trong trường hợp dưới đây mang nghĩa gốc?
- A. Mũi Cà Mau
- B. Mũi dao
C. Cái mũi
- D. Mũi Né
Bình luận