Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Mở rộng vốn từ: Học hành
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 3: Mở rộng vốn từ: Học hành có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Từ "học hành" có nghĩa gần nhất với cụm từ nào sau đây?
A. Tiếp thu và rèn luyện kiến thức.
- B. Giảng dạy kiến thức.
- C. Nghiên cứu khoa học.
- D. Tổ chức hoạt động giáo dục.
Câu 2: Từ "Học vấn" có nghĩa là gì?
- A. Thời gian đi học.
B. Trình độ kiến thức đã đạt được.
- C. Điểm số các môn học.
- D. Số lượng bằng cấp.
Câu 3: Từ "Xuất hành" thường được sử dụng trong trường hợp nào?
- A. Đi làm hàng ngày.
B. Bắt đầu một chuyến đi.
- C. Ở nhà.
- D. Kết thúc một chuyến đi.
Câu 4: Từ "Học sinh" có nghĩa là gì?
A. Người đang theo học tại trường.
- B. Người dạy học.
- C. Sách giáo khoa.
- D. Phòng học.
Câu 5: Từ nào sau đây chỉ khoảng thời gian học tập trong năm?
- A. Học trò.
- B. Học viện
- C. Học phí.
D. Học kỳ.
Câu 6: Từ "Học đường" là từ ngữ chỉ điều gì?
- A. Đường đi đến trường.
- B. Thời gian học trong ngày.
- C. Lộ trình học tập.
D. Môi trường học tập, trường học.
Câu 7: Từ "Thực hành" có nghĩa là gì?
- A. Học lý thuyết.
- B. Giảng dạy.
- C. Nghiên cứu.
D. Áp dụng kiến thức vào thực tế.
Câu 8: Từ "Học lực" có nghĩa là gì?
- A. Sức khỏe của học sinh.
- B. Số lượng sách vở.
- C. Thời gian học tập.
D. Khả năng tiếp thu kiến thức.
Câu 9: Ý nghĩa của "hành động" là gì?
- A. Suy nghĩ.
B. Thực hiện một việc gì đó.
- C. Nói chuyện.
- D. Nghỉ ngơi.
Câu 10: Từ "Học hỏi" có nghĩa gần nhất với từ nào sau đây?
A. Tiếp thu.
- B. Dạy dỗ.
- C. Thi cử.
- D. Nghỉ ngơi.
Câu 11: Từ nào có nghĩa là "cùng đi với, hỗ trợ"?
A. Đồng hành.
- B. Hành quân.
- C. Xuất hành.
- D. Hành khúc.
Câu 12: Từ "Tiến hành" thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào?
A. Thực hiện một công việc hoặc quá trình.
- B. Tổ chức sự kiện.
- C. Học tập.
- D. Di chuyển về phía trước.
Câu 13: Từ "Hành quân" liên quan đến lĩnh vực nào?
A. Quân sự.
- B. Y tế.
- C. Giáo dục.
- D. Kinh tế.
Câu 14: Từ "Hành nghề" có nghĩa là gì?
- A. Học nghề.
- B. Nghỉ hưu.
- C. Thay đổi nghề nghiệp.
D. Thực hành một nghề nghiệp.
Câu 15: Từ "Hành khúc" có nghĩa là gì?
- A. Một loại trang phục
B. Một bài hát có nhịp điệu mạnh mẽ, thường dùng trong quân đội.
- C. Một loại xe cộ.
- D. Một loại thức ăn.
Câu 16: Từ hành khúc được sử dụng trong trường hợp nào sau đây là phù hợp?
- A. Mẹ em rất thích hành khúc
- B. Hành khúc khiến chúng em vui
C. Em rất thích bài hát Hành khúc ngày và đêm
- D. Hành khúc nghe rất vui tai
Câu 17: Từ hành nghề được sử dụng trong trường hợp nào sau đây là phù hợp?
A. Chị gái em đang hành nghề bác sĩ
- B. Chị gái em mới hành nghề sang làm bác sĩ
- C. Hành nghề bác sĩ là công việc của chị em
- D. Chị em nói bác sĩ không cần hành nghề
Câu 18: Từ đồng hành được sử dụng trong trường hợp nào sau đây là phù hợp?
- A. Mẹ em bảo đồng hành mà học bài
B. Trên bước đường của chúng em luôn có bố mẹ đồng hành.
- C. Các chú bộ đội đang đồng hành trên đường
- D. Cô giáo đang đồng hành ở trường học
Câu 19: Từ thực hành được sử dụng trong trường hợp nào sau đây là phù hợp?
- A. Các chú bộ đội đang thực hành về rừng
- B. Bố mẹ luôn thực hành, sát cánh cùng các con
- C. Đôi khi em muốn thực hành, giúp đỡ để cùng em gái tiến bộ hơn
D. Chúng em đang làm thực hành thí nghiệm
Câu 20: Từ hành quân được sử dụng trong trường hợp nào sau đây là phù hợp?
- A. Các bạn lớp 5B hành quân vào lớp
B. Con đường hành quân mặc dù có nhiều vất vả nhưng các chú bộ đội vẫn luôn vui vẻ, tười cười
- C. Em hành quân sang nhà bạn Nga
- D. Em rất thích hành quân đến trường
Bình luận