Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 1: Luyện tập về từ đồng nghĩa
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 1: Luyện tập về từ đồng nghĩa có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Từ đồng nghĩa với từ “mẹ” là gì?
A. Má
- B. Bố
- C. Cha
- D. Ba
Câu 2: Cho các từ sau, hãy cho biết những từ nào là từ đồng nghĩa: bố, bà, ba, cha, cô, thầy, mẹ?
- A. Bố, ba
- B. Bố, bà, mẹ
C. Bố, ba, cha, thầy
- D. Bố, bà, thầy, mẹ
Câu 3: Hãy cho biết từ nào đồng nghĩa với từ “chăm chỉ”?
- A. Lười biếng
B. Siêng năng
- C. Nhút nhát
- D. Nhanh nhẹn
Câu 4: Yếu tố “tiền” không cùng nghĩa với các yếu tố còn lại?
A. Tiền bạc
- B. Tiền xuyên
- C. Cửa tiền
- D. Mặt tiền
Câu 5: Từ nào đồng nghĩa với từ “thi nhân”?
- A. Nghệ sĩ
B. Nhà thơ
- C. Nhà văn
- D. Nhà báo
Câu 6: Từ nào có thể thay thế cho từ “chết” trong câu “Xe của tôi bị chết máy”
- A. Qua đời
B. Hỏng
- C. Tiêu đời
- D. Mất
Câu 7: Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho từ “kết quả” trong câu “Học tập chăm chỉ sẽ đạt kết quả cao”?
A. Thành tích
- B. Điểm số
- C. Hậu quả
- D. Kết cục
Câu 8: Chỉ ra các từ đồng nghĩa trong các câu thơ dưới đây
- Bác đã đi rồi sao bác ơi
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
- Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác- Lê Nin thế giới Người Hiền
A. Đi rồi và lên đường
- B. Bác với Mác- Lê Nin
- C. Bác với Người Hiền
- D. Tổ tiên với Người Hiền
Câu 9: Từ đồng nghĩa với từ “lạnh” là gì?
A. Rét
- B. Nóng
- C. Mát
- D. Ấm
Câu 10: Các từ đồng nghĩa có mối quan hệ như thế nào với nhau?
- A. Các từ đồng nghĩa không thể thay thế cho nhau khi nói, viết.
B. Các từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau khi nói, viết.
- C. Các từ đồng nghĩa chỉ được sử dụng khi nói.
- D. Các từ đồng nghĩa chỉ được sử dụng khi viết.
Câu 11: Đâu là lưu ý khi sử dụng từ đồng nghĩa?
A. Có những từ đồng nghĩa khi sử dụng cần có sự lựa chọn cho phù hợp.
- B. Không sử dụng từ đồng nghĩa khi viết.
- C. Chỉ sử dụng các từ đồng nghĩa trong những hoàn cảnh nhất định.
- D. Hạn chế sử dụng từ đồng nghĩa trong khi nói.
Câu 12: Đâu là từ đồng nghĩa với từ “vác”?
- A. Khuôn
B. Nhấc
- C. Tha
- D. Đi
Câu 13: Tìm từ đồng nghĩa với từ “bao la”?
A. Mênh mông
- B. Nhỏ bé
- C. Tí xíu
- D. Hạnh phúc
Câu 14: Tìm từ đồng nghĩa tromg câu “Chân yếu tay mềm”?
- A. Chân - tay
B. Yếu – mềm
- C. Chân - yếu
- D. Tay – mềm
Câu 15: Tìm từ đồng nghĩa trong thành ngữ dưới đây?
Ngăn sông cấm chợ.
A. Ngăn – cấm.
- B. Cấm – chợ.
- C. Ngăn – sông.
- D. Sông – chợ.
Câu 16: Dòng nào dưới đây chứa toàn từ đồng nghĩa?
- A. Hạnh phúc, vui sướng, mãn nguyện, đau khổ.
B. Yên bình, tĩnh lặng, yên tĩnh, thanh bình.
- C. Mát mẻ, dễ chịu, thoải mái, nhẹ nhàng.
- D. Nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu, nhỏ bé.
Câu 17: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?
Các em lớp Một phấn khởi chào đón năm học mới. Chúng tôi vô cùng hân hoan.
- A. Các em – chúng tôi.
B. Phấn khởi – hân hoan.
- C. Chào đón – hân hoan.
- D. Phấn khởi – vô cùng.
Câu 18: Tìm từ đồng nghĩa trong thành ngữ dưới đây?
Thay hình đổi dạng.
- A. Thay – hình.
- B. Đổi – dạng.
C. Hình – dạng.
- D. Thay – dạng
Câu 19: Tìm từ các đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?
Một chú ve kéo đàn. Tiếng đàn ngân lên phá tan bầu không khí tĩnh lặng của buổi ban mai. Rồi chú thứ hai, thứ ba, thứ tư cùng hoà vào khúc tấu. Từ sáng sớm, khi mặt trời mới ló rạng, tiếng ve đã át tiếng chim.
A. Ban mai – sáng sớm.
- B. Kéo – hòa – át.
- C. Ngân – hòa – át.
- D. Tiếng đàn – tiếng ve – tiếng chim.
Câu 20: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ dưới đây?
Nhưng bụng vẫn bồn chồn
Lòng anh cứ bề bộn
Bác ngủ không an lòng
Càng thương càng nóng ruột.
- A. Bụng – lòng.
- B. Bồn chồn – bề bộn.
- C. Bụng – lòng – ruột.
D. Bồn chồn – không an lòng.
Bình luận