Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 17: Luyện tập liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 17: Luyện tập liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 Câu 1: Tìm từ thay thế cho từ in đậm để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây?

Tôi thích nhất những chiếc ô tô vừa chạy vừa bay. Những chiếc ô tô hoạt động theo yêu cầu bằng giọng nói của chủ nhân. Tất nhiên, tôi chẳng ra lệnh được cho xe nào vì không cái nào thuộc sở hữu của tôi.

  • A. Chúng
  • B. Nó
  • C. Đó
  • D. Vì thế

Câu 2: Tìm từ thay thế cho từ in đậm để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây?

Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường rủ nhau tới đám cỏ đầu làng vui chơi. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường nhảy múa tưng bừng theo nhịp trống ở đó.

  • A. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ 
  • B. Nhau
  • C. Đó
  • D. Họ

Câu 3: Dùng từ ngữ thay thế cho từ in đậm sao cho nghĩa của đoạn văn không đổi?

Lúc này, trông ra chân trời bừng ánh ban mai, cả cánh đồng vừng như một tấm giấy kim tuyến lớn, tươi vàng, lấp lánh. Trên cánh đồng vừng, các bà, các mẹ đang cần mẫn gặt vừng.

  •  A. Cánh đồng
  •  B. Nơi đó
  •  C. Đó
  •  D. Chỗ kia

Câu 4: Em hãy tìm từ thích hợp để thay thế cho từ in đậm trong câu sau? 

“Lên bốn tuổi, Nghĩa đã sớm bộc lộ năng khiếu toán học. Nghĩa tính nhẩm rất nhanh và đặc biệt thích thú với những trò chơi đố vui về toán.”

  • A. Bạn ấy
  • B. Ông ấy
  • C. Chị ấy
  • D. Em ấy

Câu 5: Biện pháp nào sau đây được dùng để liên kết câu?

  • A. So sánh
  • B. Thế
  • C. Nhân hóa
  • D. Nói giảm nói tránh

Câu 6: Nhận định nào sau đây sai?

  • A. Ta có thể dùng phép thế ngay trong câu đầu tiên. 
  • B. Ta có thể dùng phép thế từ câu thứ hai trở đi
  • C. Có thể liên kết câu bằng biện pháp lặp từ
  • D. Có thể dùng đại từ thay thế cho từ ngữ ở câu trước để liên kết với câu trước.

Câu 7: Phép thế trong liên kết câu có thế thay thế cho loại từ nào? 

  • A. Cụm danh từ
  • B. Cụm đại từ
  • C. Cụm quan hệ từ
  • D. Cụm từ nối

Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 8 – 10.

“Mặt trời vươn mình nhô lên sau dãy núi, cây hướng dương mọc hoang trên bờ kênh vươn về phía mặt trời. Đám cúc đầu trắng hau háu xúm xít vây lấy , nhưng nó không chịu thua.  thè ra những chiếc lưỡi vàng, đón lấy những tia nắng ban mai, cho bầy quả nang chặt cứng hạt uống no ánh sáng.”  

Câu 8: Trong đoạn văn trên, từ ngữ in đậm thay thế cho những từ ngữ nào?

  • A. Cây hướng dương
  • B. Mặt trời
  • C. Dãy núi
  • D. Đám cúc

Câu 9: Yếu tố được thay thế trong câu trên là gì?

  •  A. Cụm tính từ
  • B. Cụm danh từ
  • C. Cụm động từ
  • D. Cụm chủ vị

Câu 10: Từ nào thay thế cho từ “cây hướng dương”?

  • A. Nó
  • B. Hắn
  • C. Ông đó
  • D. Ngài

Câu 11: Tìm từ thay thế cho từ người dân in đậm?

“Đang vào vụ, người dân tất bật với công việc thu hoạch cỏ. Cũng giống như thu hoạch lúa, người dân dùng liềm cắt từng nắm cỏ rồi xếp thành hàng đều tăm tắp trên mặt ruộng”

  • A. Người ta
  • B. Chúng tôi
  • C. Họ
  • D. Chúng ta

Câu 12: Từ nào được sử dụng trong phép thế?

  • A. Nó
  • B. Tuy
  • C. Vì
  • D. Do

Câu 13: Câu nào sau đây sử dụng phép thế?

  • A. Hôm nay mẹ tôi về nhà bà ngoại. Còn chúng tôi thì đến hôm kia mới về.
  • B. Hãy nhìn vào chỗ kia, có một người con gái đang khép nép trú mưa dưới mái hiên.
  • C. Một cô gái bước ra với dáng người cao, da trắng, ánh mắt sắc sảo. Mọi người reo lên: “Thế kia mà không đăng quang hoa hậu nữa thì phí”. 
  • D. Cô gái kia trông thật quen mắt. 

Câu 14: Tác giả đã thế từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau?

“Mùa này rất nhiều muỗi. Chúng thường sống ở vùng nước bẩn, các kênh, mương đọng nước.”

  • A. Thế từ “ Mùa này” thay cho “nó”
  • B. Thế từ “Chúng” thay cho “muỗi”
  • C. Thế từ “nó” thay cho “muỗi”
  • D. Thế từ “muỗi” thay cho từ “nó”

Câu 15: Từ “ông” trong đoạn văn sau chỉ ai?

Nhà du hành vũ trụ Nây Am-xtrông là người đặt bước chân đầu tiên lên bề mặt hành tinh này. Ông đã nói về sự kiện đó bằng một câu bất hủ: “Đây là bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến vĩ đại của nhân loại.”.

  • A. Nhà du hành vũ trụ Nây Am-xtrông
  • B. Người
  • C. Hành tinh
  • D. Này

Câu 16: Từ “chú Tư” ở đây chỉ ai ?

“Hàng xóm nhà tôi toàn là những người tốt bụng. Điển hình như chú Tư, chú hay giúp bố tôi sửa hàng rào.”

  • A. Hàng xóm nhà tôi
  • B. Một người em của bố
  • C. Một người em của mẹ
  • D. Một người quen biết tên Tư

Câu 17: Điền từ thích hợp vào chỗ trống?

“Sao Hoa lại khóc. Em đã làm gì…?”. Thầy giáo hỏi tôi. 

  • A. Bạn ấy
  • B. Nó
  • C. Cô ta
  • D. Đó

Câu 18: Từ “nó” trong câu sau thay thế cho từ nào?

“Mùa này là mùa hoa bưởi. Vì nó mà bọn trẻ xóm kéo lại nhà tôi mỗi ngày.”

  • A. Mùa này
  • B. Mùa
  • C. Hoa bưởi
  • D. Vì

Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 19 – 20. 

“Con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu”

Câu 19: Từ in đậm trong câu có nghĩ giống với cụm từ nào?

  • A. Cái mạnh của con người Việt Nam
  • B. Sự thông minh
  • C. Nhạy bén với cái mới
  • D. Sự thông minh nhạy bén với cái mới

Câu 20: Từ ngữ thay thế cho câu trên là gì?

  • A. Cụm động từ
  • B. Cụm danh từ
  • C. Cụm tính từ
  • D. Cụm trạng từ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác