Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 16: Luyện tập liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 16: Luyện tập liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Cho đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi 1 - 4:
“Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cùng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, người bản tôi bắc khá nhiều cầu qua suối. Cầu ghép bằng đôi thân cây to hoặc một thân cây cổ thụ. Gần đây, chiếc cầu bằng xi măng cốt thép đã được bắc qua con suối quê tôi.”
Câu 1: Từ ngữ nào được lặp lại để liên kết 2 cầu đầu tiên trong đoạn văn trên?
- A. Con suối
B. Suối
- C. Những
- D. Nước
Câu 2: Từ ngữ nào được lặp lại để liên kết câu thứ hai và câu thứ ba trong đoạn văn trên?
- A. Con suối
B. Suối
- C. Những
- D. Nước
Câu 3: Từ ngữ nào được lặp lại để liên kết ba câu cuối trong đoạn văn trên?
- A. Con suối
- B. Suối
- C. Những
D. Cầu
Câu 4: Tác dụng của việc lặp lại từ “suối” và “cầu” trong đoạn văn trên là gì?
A. Nhấn mạnh về con suối chạy qua bản và cây cầu bắc qua con suối
- B. Nhấn mạnh về vẻ đẹp của thiên nhiên ở bản làng
- C. Nhấn mạnh sự giàu có của bản làng
- D. Nhấn mạnh tình yêu quê hương của tác giả
Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 5 – 7:
“Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khoẻ nhất.(1) Người và trâu cùng ra ruộng.(2) A Cháng đeo cày.(3) Cái cày của người Mông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở.(4) Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.(5)”
Câu 5: Trong đoạn văn trên, những câu nào được liên kết với nhau bằng biện pháp lặp?
A. Câu (1) và (2)
- B. Câu (2) và (3)
- C. Câu (4) và (5)
- D. Câu (3) và (5)
Câu 6: Trong đoạn văn trên, những câu nào được liên kết với nhau bằng biện pháp lặp từ “trâu”?
A. Câu (1) và (2)
- B. Câu (2) và (3)
- C. Câu (3) và (4)
- D. Câu (3) và (5)
Câu 7: Trong đoạn văn trên, những câu nào được liên kết với nhau bằng biện pháp lặp từ “cày”?
- A. Câu (1) và (2)
- B. Câu (2) và (3)
C. Câu (3) và (4)
- D. Câu (3) và (5)
Cho đoạn văn và trả lời câu hỏi 8 – 10:
“Em mong ước một thế giới hòa bình, nơi mà mọi người sống với nhau trong tình yêu thương và sự tôn trọng lẫn nhau.(1) Em mơ về một thế giới không có chiến tranh, không có sự phân biệt chủng tộc hay tôn giáo.(2) Một thế giới mà mọi người đều có quyền tự do, quyền được học hỏi và quyền được sống một cuộc sống an lành, hạnh phúc.(3)”
Câu 8: Từ nào được lặp lại trong cả 3 câu trong đoạn văn trên?
- A. Em
- B. Mong
C. Một thế giới
- D. Mơ
Câu 9: Từ nào được lặp lại ở câu (1), (2) và không lặp lại ở câu (3)?
A. Em
- B. Mong
- C. Mơ
- D. Hòa bình
Câu 10: Từ nào được lặp lại ở câu (3), (2) và không lặp lại ở câu (1)?
- A. Em
- B. Mong
- C. Mơ
D. Có
Câu 11: Điền từ vào chỗ trống?
“Cụ tôi năm nay đã ngoài 80. Dù vậy, mắt… vẫn còn tỏ lắm, vẫn còn xỏ chỉ được?
A. Cụ tôi
- B. Tôi
- C. Và tay
- D. Bà
Câu 12: Tác giả đã lặp lại từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau với nhau?
“Cuối cùng, mẹ cũng mua cho chị em chúng tôi một con mèo mướp. Đó là con mèo mà chúng tôi đã chọn”
- A. Cuối cùng
- B. Mẹ
- C. Chúng tôi
D. Chúng tôi, con mèo
Câu 13: Tác giả đã lặp lại từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau với nhau?
“Cu Tí sang nhà tôi chơi. Thấy tôi, nó ngạc nhiên: Ơ chị Bống không đi học ạ?”
- A. Cu Tí
B. Tôi
- C. Thấy tôi
- D. Chị
Cho đoạn văn sau, trả lời câu hỏi 14 – 18.
“Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của …(1), chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ….(2) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.”
Câu 14: Em sẽ điền từ gì vào chỗ trống (1)?
A. Anh
- B. Con
- C. Con bé
- D. Tôi
Câu 15: Em sẽ điền từ gì vào chỗ trống (6)?
- A. Anh
B. Con
- C. Con bé
- D. Tôi
Câu 16: Từ “anh” được nhắc lại ở những câu nào trong đoạn văn trên?
A. 3 câu đầu
- B. 3 câu cuối
- C. 2 câu cuối
- D. 4 câu cuối
Câu 17: Từ “anh” không được nhắc lại ở những câu nào trong đoạn văn trên?
- A. Câu 1, 2
B. Câu 4, 5
- C. Câu 3, 4
- D. Câu 2,3
Câu 18: Hai câu cuối được liên kết với nhau bằng cách lặp từ nào?
- A. Anh
- B. Con
- C. Nó
D. Không có từ lặp
Câu 19: Câu văn nào sau đây được liên kết với nhau bằng cách lặp lại từ ngữ?
A. Tôi và Hùng học khác lớp nhau. Hùng học lớp 5B còn tôi học lớp 5A
- B. Tôi rất thích hoa. Hùng thì lại thích chim
- C. Mẹ tôi luôn là người tôi yêu thương nhất
- D. Con gà mái lông vàng đang nằm sưởi nắng. Chú mèo đen cũng nằm gần đó
Câu 20: Nhận định nào sau đây là đúng?
Cho câu sau: “Tôi và Hùng học khác lớp nhau. Hùng học lớp 5B còn tôi học lớp 5A”
A. Hai câu trên được liên kết với nhau bằng phép lặp từ “Hùng”, “tôi”.
- B. Hai câu trên được liên kết với nhau bằng phép lặp từ chỉ từ “Hùng”.
- C. Hai câu trên được liên kết với nhau bằng phép lặp chỉ từ “tôi”.
- D. Hai câu trên không có sự liên kết với nhau.
Bình luận