Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 1: Thư gửi các học sinh

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 1: Thư gửi các học sinh có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác giả của “Thư gửi các học sinh” là ai?

  • A. Hồ Chí Minh
  • B. Bộ trưởng Bộ Giáo Dục
  • C. Cô giáo chủ nhiệm
  • D. Các bậc phụ huynh

Câu 2: Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt?

  • A. Là ngày khai trường có sự tham dự của Bác Hồ Chí Minh
  • B. Là ngày mà người dân cả nước được đến trường
  • C. Là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • D. Là ngày mà các bạn nhỏ được đi học

Câu 3: Vì sao tất cả học sinh đều vui mừng trong ngày khai trường đặc biệt đó?

  • A. Vì ngày đó các em được gặp lại bạn bè
  • B. Vì từ ngày đó trở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam
  • C. Vì ngày đó các em được gặp lại thầy cô
  • D. Vì ngày đó các em được bố mẹ đưa đến trường

Câu 4: Trong bức thư, Bác Hồ có nhắn nhủ điều gì đến với các em học sinh?

  • A. Các em cần phải cố gắng học tập chăm chỉ.
  • B. Các em phải đến trường đầy đủ.
  • C. các em cần trở thành những người có ích cho đất nước
  • D. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Câu 5: Trong công cuộc kiến thiết đó:

  • A. Nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
  • B. Nước nhà luôn đồng hành cùng các em.
  • C. Nước nhà luôn hỗ trợ các em
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 6: Chọn ý sai:

  • A. Bức thư thể hiện tình cảm và sự tin cậy của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ.
  • B. Bức thư gửi lời chúc mừng của Bác đến các em học sinh.
  • C. Bức thư là lời căn dặn của Bác dành cho thế hệ trẻ.
  • D. Bức thư thể hiện sự mong chờ của Bác vào thế hệ trẻ

Câu 7: Theo lời Bác, các em học sinh được hưởng sự sung sướng được đến trường học tập là nhờ công lao của ai?

  • A. Sự hy sinh của đồng bào
  • B. Sự đóng góp của cha mẹ
  • C. Sự phát triển của đất nước
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 8: Bác dặn học sinh cần phải làm gì trong năm học tới?

  • A. Siêng năng học tập
  • B. Ngoan ngoãn
  • C. Nghe thầy, yêu bạn
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 9: Nước nhà chịu cảnh nô lệ trong bao nhiêu năm?

  • A. 60
  • B. 70
  • C. 80
  • D. 90

Câu 10: Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị hèn yếu ngày nay chúng ta cần phải làm gì? 

  • A. Giữ gìn cơ đồ mà tổ tiên để lại.
  • B. Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta.
  • C. Phát triển cơ đồ mà tổ tiên để lại.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng. 

Câu 11: Bác gửi lời chúc gì đến học sinh?

  • A. Chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
  • B. Chúc các em một năm đầy thành công.
  • C. Chúc các em một năm đầy thành tích tốt
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 12: Cảnh ngày hội tựu trường diễn ra như thế nào?

  • A. Rụt rè, nhút nhát 
  • B. Nhộn nhịp, tưng bừng.
  • C. Nhốn nháo với đầy tiếng khóc.
  • D. Trầm ngâm, im lặng

Câu 13: Những “cuộc chuyển biến khác thường” mà Bác Hồ nhắc đến trong thư là gì?

  • A. Nhà nước xây dựng được nhiều trường học.
  • B. Trường học tổ chức được ngày hội khai trường hoành tráng
  • C. Cuộc cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
  • D. Giáo dục Việt Nam có cải cách mới.

Câu 14: Theo lời của Bác, nhiệm vụ của toàn dân sau Cách mạng tháng tám là gì?

  • A. Khôi phục đất nước.
  • B. Phát triển đất nước.
  • C. Phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta phải theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
  • D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Câu 15: Trách nhiệm của các học sinh là gì?

  • A. Cố gắng, siêng năng học tập
  • B. Cố gắng thay đổi bản thân.
  • C. Cố gắng tăng cường sức khỏe.
  • D. Cố gắng tường cường tình cảm hàng xóm, láng giềng.

Câu 16: Điền từ thích hợp vào câu văn sau: Bác Hồ khuyên học sinh phải cố gắng,….học tập

  • A. Chăm chỉ
  • B. Cẩn thận
  • C. Tranh thủ
  • D. Siêng năng

Câu 17: “Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” mà Bác Hồ nhắc tới trong thư có nghĩa gì?

  • A. Là nền giáo dục do các thầy cô Việt Nam giảng dạy.
  • B. Là nền giáo dục chỉ sử dụng tiếng Việt trong giảng dạy.
  • C. Là một nền giáo dục tự do, tự chủ của nước Việt Nam độc lập nhằm đào tạo ra những công dân và nhân tài để phục vụ cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
  • D. Là nền giáo dục không có yếu tố nước ngoài.

Câu 18: Hãy điền từ vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, ….ở các em rất nhiều.

  • A. Đợi chờ
  • B. Chờ đợi
  • C. Tin tưởng
  • D. Mong đợi

Câu 19: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở điều gì?

  • A. Sự học tập của học sinh
  • B. Sự phát triển của đất nước
  • C. Công học tập của các em.
  • D. Thành tích học tập của các em

Câu 20: Nội dung của bức thư Bác gửi là gì? Chọn đáp án đúng nhất?

  • A. Bác gửi lời khuyên đến các học sinh.
  • B. Bác chúc mừng các học sinh.
  • C. Bác căn dặn học sinh
  • D. Bác nhắc nhở các bạn học sinh về sự hi sinh của nhiều người mới có nền độc lập, các bạn cần cố gắng học tập vì tương lai đất nước nằm trong tay các bạn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác