Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 1: Thư gửi các học sinh (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 1: Thư gửi các học sinh (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

  • A. Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • B. Đó là ngày nước Việt Nam hoàn toàn giải phóng.
  • C. Đó là ngày quân và dân ta chiến thắng thực dân Pháp.
  • D. Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam.

Câu 2: “Nhưng cuộc chuyển biến khác thường” mà Bác Hồ nhắc đến trong bức thưu là gì?

  • A. Việt Nam kết thúc chiến tranh, hoàn toàn độc lập.
  • B. Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi.
  • C. Cách mạng tháng Tám thành công.
  • D. Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 3: Bức thư trong bài đọc trích từ đâu?

  • A. Từ thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày lễ Trung Thu.
  • B. Từ thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • C. Từ thư của Tổng bí thư học sinh cả nước.
  • D. Từ thư của Chủ tịch Quốc hội gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 4: Tên nước ta từ 2-9-1945 đến 2-7-1976 là gì?

  • A. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • B. Việt Nam Dân chủ.
  • C. Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
  • D. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 5: Đâu là câu văn trong bức thư nói lên sự trông mong, chờ đợi của đất nước ở thế hệ trẻ? 

  • A. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
  • B. Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • C. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
  • D. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Câu 6: Bức thư thể hiện tình cảm nào của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ?

  • A. Bác luôn yêu thương và quan tâm đến thế hệ trẻ.
  • B. Bác mong muốn thế hệ trẻ sẽ ngày càng giỏi hơn.
  • C. Bác rất yêu thương thế hệ trẻ.
  • D. Bác đặt nhiều kì vọng lớn lao vào thế hệ trẻ.

Câu 7: Cụm từ “80 năm nô lệ” để chỉ điều gì?

  • A. 80 năm nước ta có được độc lập, tự do.
  • B. 80 năm nước ta phục hồi sau chiến tranh.
  • C. 80 năm nước ta bị đế quốc Mĩ xâm lược.
  • D. 80 năm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ.

 Câu 8:Các cường quốc năm châu” để chỉ các nước nào trên thế giới?

A. Các nước thuộc châu Á và châu Âu.

B. Các nước giàu mạnh trên thế giới.

C. Nước Mĩ và nước Pháp.

D. Các nước đồng minh trên thế giới.

Câu 9: Cơ đồ mà Bác nhắc tới trong bức thư có nghĩa là gì?

  • A. Sự nghiệp lớn, ở đây có nghĩa là đất nước, giang sơn.
  • B. Sức mạnh về quân sự, kinh tế của một đất nước.
  • C. Sự phát triển về giáo dục, y tế của một quốc gia.
  • D. Sự lớn mạnh về quyền lực chính trị của một đất nước.

Câu 10: Bác Hồ đã tưởng tượng ra cảnh tượng nào trong ngày khai trường?

  • A. Các tiết mục văn nghệ mừng ngày tựu trường.
  • B. Cảnh các em học sinh tung tăng tới trường.
  • C. Cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi.
  • D. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp vào ngày tựu trường.

Câu 11: Điều gì khiến Bác vui mừng trong ngày khai giảng đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

  • A. Các em học sinh có quyền được đi học, được đến trường.
  • B. Các em học sinh được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
  • C. Các em học sinh được đi học trong hòa bình, yên ổn.
  • D. Các em học sinh được tự do thể hiện cá tính.

Câu 12: Các em học sinh được hưởng nền giáo dục ấy nhờ đâu?

  • A. Nhờ sự hi sinh của các cán bộ chiến sĩ.
  • B. Nhờ công lao của thầy cô giáo.
  • C. Nhờ công ơn cha mẹ.
  • D. Nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em.

D. Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.

Câu 13: Theo em, Thư gửi các học sinh thể hiện được điều gì từ con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A. Thể hiện sự gần gũi, giản dị của Bác Hồ.
  • B. Thể hiện hiện tầm nhìn xa trông rộng của Bác Hồ.
  • C. Thể hiện tình cảm và tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ sáng suốt của Bác Hồ đối với sự nghiệp trồng người.
  • D. Thể hiện trí tuệ sáng suốt của Bác Hồ đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Câu 14: Học sinh cần làm gì để thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ?

  • A. Tập trung tất cả vào việc học.
  • B. Chăm chỉ tham gia các hoạt động thiên nguyện.
  • C. Chăm chỉ tham gia các hoạt động thể thao.
  • D. Nỗ lực học tập, rèn luyện.

Câu 15: Vì sao chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại?

  • A. Để chúng ta là nước dẫn đầu về giáo dục.
  • B. Để chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
  • C. Để nước chúng ta thật giàu mạnh về kinh tế.
  • D. Để chúng ta có tiếng nói trên trường quốc tế.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác