Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 16: Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 16: Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại một hoặc một vài từ ngữ ở câu trước.
- B. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể dùng dấu chấm hỏi
- C. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể dùng dấu chấm than
- D. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể dấu hai chấm
Câu 2: Cách liên kết các câu bằng việc lặp lại từ ngữ ở câu trước được gọi là biện pháp gì?
- A. Biện pháp nhân hóa
- B. Biện pháp so sánh
C. Biện pháp lặp
- D. Biện pháp điệp cấu trúc câu
Câu 3: Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống?
"Dạo này, bé rất lười học. Việc học dường như chỉ khiến … cảm thấy mệt mỏi và áp lực mà không hề thoải mái và hứng thú gì cả."
Từ cần điền vào chỗ trống đó là:
- A. mình
- B. mẹ
C. bé
- D. chị
Câu 4: Em hãy tìm từ thích hợp để thay thế cho từ in đậm trong câu sau:
"Chị gái Hoa đã bé nhỏ lại gầy yếu. Nhưng chị gái Hoa lại là người có nước da trắng”
- A. Bạn ấy
- B. Ông ấy
C. Chị ấy
- D. Em ấy
Câu 5: Tìm từ ngữ liên kết trong 2 câu văn sau?
"Ở xóm Chiếu cảnh vật đang còn hoang vu. Tuy thế người dân xóm Chiếu rất tốt bụng và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- A. Ở
B. Xóm Chiếu
- C. Cảnh vật
- D. Người dân
Câu 6: Tìm từ ngữ được lặp lại trong hai câu văn sau?
"Mùa đông lạnh và thường phải mặc nhiều lớp áo mới có thể giữ ấm cho cơ thể. Thế nhưng tôi vẫn thích mùa đông."
A. Từ “Mùa đông”
- B. Từ “Lạnh”
- C. Từ “Nhiều”
- D. Từ “Áo”
Câu 7: Đâu là từ được lặp lại trong hai câu văn sau?
"Anh có thể giúp em làm bài tập này. Nhưng em phải nghĩ tới sau này chứ không thể bài tập nào anh cũng làm cho em được.”
- A. Anh
- B. Em
- C. Nhưng
D. Anh và em
Câu 8: Yếu tố được lặp lại trong câu sau là gì?
“Vườn nhà tôi có một bụi chuối khá lớn. Bà tôi kể, từ khi bà sang ở đây đã thấy bụi chuối ở đó rồi”
A. Cụm danh từ
- B. Cụm tính từ
- C. Cụm động từ
- D. Cụm chủ vị
Câu 9: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ tróng để tạo sự liên kết giữa các câu văn:
Dưới mỗi gầm chòi canh cao lêu nghêu ở sát bên chân rẫy, đều có một chiếc đàn t’rưng cong cong như chiếc võng đưa em. Mùa lúa chín, trai làng thay phiên nhau trực ở …
A. Chòi canh
- B. Rẫy
- C. Chiếc võng
- D. Em bé
Câu 10: Hai câu sau được liên kết với nhau bằng từ gì?
“Nhà tôi có nuôi hai con chó và một đàn cừu. Khác với sự thông minh và nhanh nhậy của chó thì cừu là con vật ngu ngốc và sợ sệt.”
A. Cừu
- B. Đàn cừu
- C. Chó
- D. Con
Câu 11: Tác giả đã lặp lại từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau với nhau?
Ngoài trời, mưa trút xuống ào ào như thác đổ. Tiếng mưa rơi xuống vườn chuối lộp độp liên hồi nghe như một bản nhạc.
- A. Trời
B. Mưa
- C. Tác
- D. Vườn chuối
Câu 12: Tác giả đã lặp lại từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau với nhau?
“Cái Hoa cũng trạc tuổi chị em chúng tôi. Nhưng người ta thường nghĩ rằng nó phải lớp hơn chúng tôi vài tuổi”
- A. Cái Hoa
- B. Nhưng
C. Chúng tôi
- D. Chị em
Câu 13: Tác giả đã lặp lại từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau với nhau?
“Hôm đó có gì Na, gì Mai và chú Tư sang chơi. Thế nhưng em gái tôi chỉ chào mỗi gì Na”
- A. Gì Mai
- B. Hôm đó
C. Gì Na
- D. Thế nhưng
Câu 14: Tác giả đã lặp lại từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau với nhau?
“Ông Tuấn có một vết sẹo dài ở má phải. Vì vết sẹo ấy mà lũ trẻ con trong xóm sợ ông lắm.”
- A. Ông Tuấn
B. Vết sẹo
- C. Vì
- D. Trẻ con
Câu 15: Điền từ vào chỗ trống?
“Mẹ tôi đã lên tận Tà Xua để mua chè. Người ta nói chè … ngon lắm.”
- A. Mẹ tôi
B. Tà Xua
- C. Lên
- D. Người ta
Câu 16: Tác giả đã lặp lại từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau?
“Đó là hoa bồ công anh. Hoa bồ công anh có có màu trắng tinh khôi, hình cầu.”
- A. Đó
- B. Là
C. Hoa bồ công anh
- D. Hình cầu
Câu 17: Từ “dân tộc” trong đoạn văn sau được nhắc lại mấy lần?
“Việt Nam ta có 54 dân tộc anh em. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số. Từ bao đời nay tất cả các dân tộc đều sinh sống hòa thuận và thương yêu nhau.”
- A. 1
- B. 2
C. 3
- D. 4
Cho đoạn văn sau, trả lời câu 19-20.
Trong tác phẩm “Người công dân số Một”, anh Lê nói với anh Thành:
“Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đội cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thềm năm hào... (Nói nhỏ). Vì tôi nói với họ: Anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tây.”
Câu 18: Từ ngữ nào được nhắc lại với tác dụng liên kết các câu văn với nhau?
A. Anh, mỗi tháng, tôi
- B. Anh
- C. Mỗi tháng
- D. Vì
Câu 19: Nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Từ “anh” được nhắc lại trong cả 3 câu văn và chỉ anh Lê
B. Từ “anh” được nhắc lại trong cả 3 câu văn và chỉ anh Thành.
- C. Từ “tôi” được nhắc lại trong cả 3 câu văn và chỉ anh Thành.
- D. Từ “tôi” được nhắc lại trong cả 3 câu văn và chỉ anh “Lê”
Bình luận