Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Hội nghị Diên Hồng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Hội nghị Diên Hồng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7. CHUNG SỨC CHUNG LÒNG

BÀI ĐỌC 1: HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc trầm ấm, thể hiện sự suy tư, nhấn giọng phù hợp với lời kể chuyện. Tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh.
  • Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của văn bản: Câu chuyện kể về công cuộc chống quân Nguyên - Mông của triều đình ta, Vua Trần Thánh Tông đã triệu các bô lão từ khắp nơi về để hỏi ý kiến nên đánh hay nên hoà. Qua bài đọc có thể thấy rõ ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết chống quân xâm lược của cha ông ta. 
  • HS nắm được cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội. Bài viết mắc ít lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp. 
  • Nêu được cảm nghĩ của bản thân về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết đã được đọc hoặc về một câu chuyện có thật trong cuộc sống thể hiện tình đoàn kết.
  • Lắng nghe bạn kể, biết ghi chép thắc mắc, nhận xét, phát biểu đánh giá sự trao đổi của bạn.
  • Biết trao đổi với bạn bè hoặc người lớn về nguyện vọng của bản thân.

II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

CHIA SẺ

1. Sắp xếp:

- Thể hiện tình đoàn kết: Chung sức, chung lòng; Chia ngọt sẻ bùi; Lá lành đùm lá rách

- Ca ngợi sức mạnh của đoàn kết: Bẻ đũa không bẻ được cả nắm; Góp gió thành bão.

2. Em thích nhất câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách.

Nội dung: “Lá lành” chỉ những người có cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy. “Lá rách” chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, vất vả. Câu tục ngữ khuyên con người phải sống chan hòa, yêu thương, đùm bọc và che chở lẫn nhau, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

BÀI ĐỌC

Bài đọc nói về Hội nghị Diên Hồng. Hội được tổ chức với mục đích để vua tôi nhà Trần nêu cao lòng yêu nước, tinh thần đánh giặc, bảo vệ lãnh thổ cũng như đoàn kết ý chí, đồng lòng của toàn dân tộc

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

1. Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tình đoàn kết.

- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.

2. Viết vào phiếu đọc sách:

- Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc).

3. Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.

BÀI VIẾT 1: VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI (CẤU TẠO CỦA ĐOẠN VĂN)

Cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội

- Mở đoạn: Nêu hiện tượng (sự việc) và ý kiến của em (tân thành hay không tân thành).

- Thân đoạn: Đưa ra những lý do giải thích cho ý kiến.

- Kết đoạn: Khẳng định lại ý kiến.

TRAO ĐỔI: CÙNG NHAU TRAO ĐỔI

1. Nội dung trao đổi về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc (hoặc được nghe kể).

Gợi ý: 

- Giới thiệu tên câu chuyện và ý nghĩa câu chuyện.

- Cảm nghĩ của em sau khi đọc (hoặc nghe) câu chuyện.

2. Nội dung trao đổi về một câu chuyện có thật thể hiện tình đoàn kết.

- Giới thiệu một câu chuyện có thật.

- Cảm nghĩ của em về câu chuyện đó.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CD bài 7: Hội nghị Diên Hồng, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Hội nghị Diên Hồng, Ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Hội nghị Diên Hồng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác