Đáp án tiếng Việt 5 Cánh diều bài 17: Trăng ơi... từ đâu đến?
Đáp án bài 17: Trăng ơi... từ đâu đến?. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 5 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
BÀI 17. VƯƠN TỚI TRỜI CAO
(CHIA SẺ, BÀI ĐỌC 1, TỰ ĐỌC SÁCH BÁO, BÀI VIẾT 1, TRAO ĐỔI)
CHIA SẺ
Câu hỏi: Em biết những gì về bầu trời và các hiện tượng tự nhiên?
Đáp án chuẩn:
+ Mặt Trời: là ngôi sao gần nhất với Trái Đất và là nguồn năng lượng chính cho cuộc sống trên Trái Đất.
+ Mặt Trăng: có các giai đoạn khác nhau, từ trăng non, trăng lưỡi liềm, trăng tròn cho đến trăng lưỡi liềm ngược.
BÀI ĐỌC 1: TRĂNG ƠI…TỪ ĐÂU ĐẾN?
Câu 1: Câu hỏi được lặp lại ở mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
Đáp án chuẩn:
Câu hỏi “Trăng ơi… từ đâu đến?” => tạo nên một hình ảnh về vầng trăng hiện diện khắp mọi nơi.
Câu 2: Nêu cảm nghĩ của em về một hình ảnh so sánh đẹp trong ba khổ thơ đầu.
Đáp án chuẩn:
Hình ảnh này tạo nên một cảm giác về sự thanh khiết, tĩnh lặng và bao dung của trăng, giống như đôi mắt của một con cá dưới đáy biển sâu thẳm, luôn mở to và nhìn về mọi hướng.
Câu 3: Ở ba khổ thơ cuối, vầng trăng gợi cho tác giả liên tưởng đến những gì, những ai?
Đáp án chuẩn:
Vầng trăng gợi liên tưởng đến hình ảnh của mẹ ru, người lính trên đường hành quân, đất nước.
Câu 4: Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả với thiên nhiên và quê hương, đất nước như thế nào?
Đáp án chuẩn:
Tác giả đã so sánh giữa vẻ đẹp, sự linh thiêng của trăng với những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tác giả dùng trăng để biểu đạt tình yêu, niềm tự hào và khát khao hướng về quê hương, đất nước.
Câu 5: Vầng trăng gợi cho em nhớ đến kỉ niệm nào? Hãy kể lại kỉ niệm đó.
Đáp án chuẩn:
Vầng trăng gợi cho em nhớ về những đêm trăng rằm ở quê nhà, khi cả gia đình cùng nhau ngồi quanh đống lửa, kể chuyện và ăn bánh trung thu.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về bầu trời và việc khám phá, chinh phục bầu trời.
- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
Đáp án chuẩn:
- Năm tuần trên khinh khí cầu của Giuyn Véc-nơ, Vũ trụ diệu kì của Rê-béc-ca Gin-pin, Ê-ri-ca Ha-ri-xơn.
- “Sách: Năm Tuần Lễ Trên Khinh Khí Cầu” của Minhlongbook.
Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả, tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài).
Đáp án chuẩn:
Tên: Trăng ơi… từ đâu đến
Tác giả: Trần Đăng Khoa
Bài thơ khiến em cảm thấy thích thú và tò mò với những câu hỏi mà tác giả đặt ra về nguồn gốc của trăng. Mỗi khổ thơ đều mở ra một không gian, một hình ảnh khác nhau về trăng, từ cánh rừng xa, biển xanh, sân chơi, lời ru của mẹ, đường hành quân cho đến quê hương, đất nước. Em cảm nhận được sự ngưỡng mộ và tình yêu sâu sắc mà tác giả dành cho trăng, thiên nhiên và quê hương.
Câu 3: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.
Đáp án chuẩn:
Sau khi tìm hiểu và đọc, em sẽ trình bày trước lớp về tác giả, nội dung và cảm nghĩ của em trước bài đọc mà em đã tìm hiểu ở nhà.
BÀI VIẾT 1: TRẢ BÀI VIẾT KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
Câu hỏi: Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung của bài viết; lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
Đáp án chuẩn:
a. Lỗi về cấu tạo
– Sắp xếp các đoạn văn trong bài không hợp lý.
- Sắp xếp các ý trong đoạn văn không hợp lý.
b. Lỗi về nội dung
- Bài viết chưa có sự sáng tạo.
- Chưa triển bám sát vấn đề mà đề bài yêu cầu.
TRAO ĐỔI: CHINH PHỤC BẦU TRỜI
Câu hỏi: Chọn 1 trong 2 đề sau, thuyết trình trước lớp:
1. Con người chinh phục bầu trời bằng những cách nào?
2. Con người chinh phục bầu trời để làm gì?
Đáp án chuẩn:
1.
- Quan sát bằng mắt thường: chúng ta nhìn thấy các ngôi sao, Mặt Trăng, và Mặt Trời mỗi ngày.
- Sử dụng kính thiên văn: nhìn thấy những vật thể xa hơn và nhỏ hơn trong không gian.
- Gửi vệ tinh lên không gian: nghiên cứu Trái Đất và không gian từ một góc độ mới.
- Thám hiểm không gian bằng tàu vũ trụ: con người đã đặt chân lên Mặt Trăng và gửi các robot đến sao Hỏa.
Bình luận