Đáp án tiếng Việt 5 cánh diều bài 1: Chuyện một người thầy
Đáp án Đáp án tiếng Việt 5 cánh diều bài 1: Chuyện một người thầy. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 5 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 1. TRẺ EM NHƯ BÚP TRÊN CÀNH
(BÀI ĐỌC 2, LUYỆN TỪ VÀ CÂU, BÀI VIẾT 2)
BÀI ĐỌC 2: CHUYỆN MỘT NGƯỜI THẦY
Câu 1: Thầy Nguyễn Văn Bôn gặp những khó khăn gì ở nơi dạy học?
Đáp án chuẩn:
Không một ai ở xã biết tiếng phổ thông.
Ngày khai giảng, cả lớp chỉ có một hộp phấn và một quyển sách vỡ lòng.
Những buổi học đầu tiên, chưa có giấy bút, các em tập viết vào tàu là chuối bằng những chiếc bút gỗ tự tạo.
Câu 2: Thầy Bôn đã làm gì để vượt qua khó khăn, tổ chức dạy học?
Đáp án chuẩn:
Thầy đã tự tay dẫn gỗ dựng một lớp học, có đủ bàn ghế cho 40 học sinh, tổ chức cho học sinh làm nương, bán thóc lấy tiền mua sắm đồ dùng.
Mỗi bản chọn ra một, hai thanh niên đến học rồi về dạy cho những người khác.
Câu 3: Theo em, những đóng góp của thầy Bôn nên ở đoạn 3 có ý nghĩa như thế nào?
Đáp án chuẩn:
Năm 1963, Mù Cả trở thành xã duy nhất ở rẻo cao phía Bắc được công nhận là xã xóa xong nạn mù chữ.
Học trò của thầy Bôn sau này có những cống hiến quan trọng cho miền phên giậu của Tổ quốc.
Câu 4: Câu chuyện trên nói lên điều gì về sự chăm sóc của các thầy, cô đối với trẻ em?
Đáp án chuẩn:
Thầy cô không chỉ dạy kiến thức, mà còn giáo dục tình yêu quê hương, lòng nhân ái và tinh thần vượt qua khó khăn, luôn sẵn lòng vượt qua mọi khó khăn để giúp học trò học tập và phát triển.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. NHẬN XÉT
Câu 1: Xếp các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau vào nhóm phù hợp:
Đáp án chuẩn:
Nhóm 1: nước nhà, non sông, tổ quốc, đất nước, giang sơn.
Nhóm 2: xinh xắn, đẹp, xinh.
Nhóm 3: xe lửa, tàu hỏa.
Nhóm 4: cho, biếu.
Câu 2: Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ra nhận xét về cách dùng mỗi từ đó.
Đáp án chuẩn:
- Mẹ cho em một quyển sách mới để đọc.
=> dùng trong giao tiếp hàng ngày.
- “Ông ngoại biếu em một chiếc đồng hồ đẹp.”
=> dùng trong ngữ cảnh trang trọng hơn, thể hiện sự tôn trọng.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi
Đáp án chuẩn:
Các từ đồng nghĩa:
Học trò: học sinh, trò.
Siêng năng: chăm chỉ, cần cù, chịu khó.
Từ giỏi: am hiểu, thông thạo, xuất sắc, ưu tú.
Câu 2: Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ có nghĩa giống từ mang. Theo em, việc dùng các từ ấy mở mỗi câu có phù hợp không? Vì sao?
Bạn Lê đeo trên vai chiếc ba lô con cóc đựng mấy chai nước, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đồ vật” vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to khỏe hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh rất nhiều lều trại.
Đáp án chuẩn:
Các từ: “mang” bao gồm “đeo”, “xách”, “vác”, và “khiêng”.
Vì mỗi từ đều mang một ý nghĩa hình ảnh cụ thể, giúp miêu tả rõ ràng hành động của mỗi nhân vật, tạo nên sự đa dạng và sinh động cho câu chuyện.
BÀI VIẾT 2: LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU MỘT NHÂN VẬT VĂN HỌC
Dựa vào bài tập ở Bài viết 1, tìm ý và sắp xếp ý cho đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học mà em đã chọn.
Đáp án chuẩn:
1. Nhân vật: cậu bé trong câu chuyện “Những vết đinh”.
2. Tìm ý
+ Ngoại hình: cậu bé hay cáu kỉnh.
+ Hoạt động: cậu bé đóng đinh lên hàng rào khi cáu giận, nhổ đinh ra khi hết cáu
+ Tính cách: Biết kiềm chế cơn giận, tự nhận thức được hậu quả thông qua việc đóng và nhổ đinh.
+ Cảm xúc của em: ngưỡng mộ sự thay đổi tính cách của cậu bé
3. Sắp xếp:
+ Giới thiệu nhân vật và tác phẩm.
+ Đặc điểm ngoại hình và hoạt động.
+ Phân tích tính cách.
+ Tình cảm của em.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận