Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều ôn tập Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều ôn tập Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Nhân vật chính trong Chuyện con mèo dạy hải âu bay là một chú mèo có tên Giô-ba. Đó là một con mèo đen to đùng, mập ú, sống ở khu bến cảng cùng với cậu chủ nhỏ, người đã cứu thoát nó từ miệng một con bồ nông tham ăn, khi nó còn là một chú mèo con bé tẹo. Giô-ba là con mèo biết giữ lời hứa nhất mà mình từng biết. Khi nhận lời giúp đỡ cô hải âu bị nạn, nó đã chăm lo cho quả trúng mà cô hải âu để lại, nuôi dạy cô bé hải âu con trưởng thành và tìm mọi cách để dạy cô bé bay, đưa cô bé về với thế giới hải âu. Giô-ba cũng là con mèo thông minh và có trái tim nhân hậu nhất. Nó đã dạy cho mình biết: Yêu thương là học cách chấp nhận sự khác biệt và không đòi hỏi người khác phải giống mình. Mình yêu quý Giô-ba, con mèo đen to đùng, mập ú, và mong muốn tìm cho riêng mình một chú mèo như Giô-ba.

Minh An

Câu 1: Đoạn văn giới thiệu về nhân vật nào?

  • A. Chú hải âu.
  • B. Chú mèo đen Giô-ba.
  • C. Con bồ nông.
  • D. Cô hải âu

Câu 2: Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong cuốn sách nào?

  • A. Chuyện chú hải âu dạy con mèo bay.
  • B. Chuyện con mèo dạy bồ nông bay.
  • C. Chuyện con mèo dạy hải âu bay.
  • D. Con mèo dạy hải âu bay.

Câu 3: Chú mèo Giô-ba trong câu chuyện có đặc điểm ngoại hình như thế nào?

  • A. Màu lông màu xám to đùng, mập ú.
  • B. Màu lông màu vàng to đùng, mập ú.
  • C. Màu lông màu trắng to đùng, mập ú.
  • D. Màu lông màu đen to đùng, mập ú.

Câu 4: Chú mèo Giô-ba có tính cách như thế nào?

  • A. Thông minh và có trái tim nhân hậu.
  • B. Nhanh nhẹn và bướng bỉnh.
  • C. Nhút nhát, dụt dè.
  • D. Hung hăng, nóng tính.

Câu 5: Chú mèo Giô-ba đã làm gì?

  • A. Cứu sống cô hải âu từ miệng của con bồ nông ham ăn.
  • B. Chăm lo cho quả trứng mà cô hải âu để lại, nuôi dạy bé hải âu đến khi trưởng thành và tìm mọi cách để dạy cô bé bay.
  • C. Tìm mọi cách đưa cô hải âu về thế giới của loài hải âu.
  • D. Bỏ mặc hải âu nhỏ tự sinh tồn, tự học bay một mình.

Câu 6: Người viết đã rút ra bài học nào từ chú mèo Giô-ba trong truyện Chuyện chú mèo dạy hải âu bay?

  • A. Chia sẻ, đồng cảm với những số phận bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống.
  • B. Giao lưu, kết bạn với tất cả mọi người.
  • C. Yêu thương là học cách chấp nhận sự khác biệt và không đòi hỏi người khác phải giống mình.
  • D. Yêu thương, đồng cảm với mọi người.

Câu 7: Trong bài đọc “Thư gửi các em học sinh” thể hiện tình cảm nào của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ?

  • A. Bác luôn yêu thương và quan tâm đến thế hệ trẻ.
  • B. Bác mong muốn thế hệ trẻ sẽ ngày càng giỏi hơn.
  • C. Bác rất yêu thương thế hệ trẻ.
  • D. Bác đặt nhiều kì vọng lớn lao vào thế hệ trẻ.

Câu 8: Trong bài đọc “Thư gửi các em học sinh”, Bác tin tưởng điều gì ở thế hệ trẻ?

  • A. Bác tin tưởng thế hệ trẻ sẽ đưa đất nước ngang hàng với các nước lớn trên thế giới.
  • B. Bác tin tưởng thế hệ trẻ sẽ đưa kinh tế đất nước phát triển ngày càng lớn mạnh.
  • C. Bác tin tưởng thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân tương lai, những người xây dựng cơ đồ mà tổ tiên để lại, đưa đất nước theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
  • D. Bác tin tưởng thế hệ trẻ sẽ đưa nền giáo dục nước nhà phát triển.

Câu 9: Trong bài đọc “Tôi học chữ”, A Phin nhớ bố như thế nào?

  • A. Cồn cào.
  • B. Khắc khoải.
  • C. Sầu não.
  • D. Buồn tủi.

Câu 10: Trong bài đọc “Tôi học chữ”, Việc học có vai trò quan trọng như thế nào đối với các bạn nhỏ ở khu vực miền núi?

  • A. Xóa mù chữ, các bạn có thể nói được tiếng phổ thông, nâng cao dân trí và có một tương lai tươi sáng hơn.
  • B. Giúp các bạn nhỏ có cơ hội việc làm tốt hơn.
  • C. Giúp các bạn nhỏ thông minh hơn.
  • D. Giúp các bạn nhỏ tiếp cận được nền giáo dục hiện đại, tiến bộ.

Câu 11: Theo bài đọc “Chuyện một người thầy”, tại sao việc xóa mù chữ lại vô cùng quan trọng ở khu vực miền múi?

  • A. Để cuộc sống ấm no, khấm khá hơn.
  • B. Bởi đó là công cụ để tiếp nhận tri thức văn hóa khoa học và đời sống, để tiếp cận những thứ hiện đại hơn, thay đổi chất lượng cuộc sống.
  • C. Để không bị lạc hậu, tụt lại phía sau.
  • D. Để phát triển đất nước giàu mạnh.

Câu 12: Trong bài đọc “Khi bé Hoa ra đời”, vì sao cây cao lại dạy bé Hoa hát thầm lời ca?

  • A. Vì cây cao biết hát.
  • B. Vì gió thổi ngọn cây xì xào như đang hát.
  • C. Vì bé Hoa thích hát.
  • D. Vì bé Hoa gắn bó thân thiết với cây.

Câu 13: Tìm từ đồng nghĩa trong thành ngữ dưới đây?

Chân yếu tay mềm.

  • A. Chân – tay.
  • B. Yếu – mềm.
  • C. Chân – yếu.
  • D. Tay – mềm.

Câu 14: Đọc đoạn văn sau và cho biết nội dung thuộc phần nào trong đoạn văn giới thiệu nhân vật văn học?

“Cô bé bán diêm” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn An-đéc-xen. Nổi bật trong truyện là nhân vật cô bé bán diêm, được xây dựng gửi gắm thông điệp của tác giả.

  • A. Phần mở đầu giới thiệu tính cách của nhân vật.
  • B. Phần mở đầu giới thiệu tên sách, tên nhân vật và tác giả.
  • C. Phần kết thúc nêu bài học rút ra từ nhân vật.
  • D. Phần triển khai miêu tả ngoại hình nhân vật.

Câu 15: Cuốn sách nào dưới đây có đề tài dành cho thiếu nhi?

  • A. Những người khốn khổ.
  • B. Chiến binh cầu vồng.
  • C. Tắt đèn.
  • D. Nhà giả kim

Câu 16: Trong bài đọc “Tôi học chữ”, cây bưởi xum xuê, cao hơn đầu A Phin, che mát một góc sân chứng tỏ điều gì?

  • A. Bố chọn được cây bưởi tốt, dễ chăm sóc.
  • B. A Phin chăm sóc cây bưởi rất giỏi.
  • C. Cây bưởi dễ sống, dễ chăm sóc.
  • D. A Phin đã nghe theo lời dặn của bố trước khi lên đường là chăm sóc cây bưởi.

Câu 17: Dòng nào dưới đây chứa toàn từ đồng nghĩa?

  • A. Yên bình, tĩnh lặng, yên tĩnh, thanh bình.
  • B. Hạnh phúc, vui sướng, mãn nguyện, đau khổ.
  • C. Mát mẻ, dễ chịu, thoải mái, nhẹ nhàng.
  • D. Nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu, nhỏ bé.

Câu 18: Tìm từ các đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?

Đàn kiến tiếp tục công việc của chúng: khuân đất, nhặt lá khô, tha mồi. Kiến bé tí tẹo nhưng rất khoẻ và hăng say. Kiến vác, kiến lôi, kiến đẩy, kiến nhấc bổng lên được một vật nặng khổng lồ. Kiến chạy tíu tít, gặp nhau đụng đầu chào, rồi lại vội vàng, tíu tít...

  • A. Khuân – vác – tha – nhấc.
  • B. Vác – lôi – đẩy – chạy.
  • C. Nhặt – tha – đụng – chạy.
  • D. Khỏe – hăng say – vội vàng – tíu tít.

Câu 19: Thông qua hành động, người đọc sẽ hiểu được điều gì từ nhân vật đó?

  • A. Tính cách, phẩm chất.
  • B. Số phận.
  • C. Mối quan hệ với những nhân vật khác.
  • D. Toàn bộ nội dung câu chuyện.

Câu 20: Theo em, có những loại nhân vật nào?

  • A. Nhân vật chính.
  • B. Nhân vật phụ.
  • C. Nhân vật chính và nhân vật phụ.
  • D. Chỉ có duy nhất một nhân vật chính, còn lại là các nhân vật phụ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác