Đáp án tiếng Việt 5 Cánh diều bài 12: Người công dân số Một (Tiếp theo)

Đáp án bài 12: Người công dân số Một (Tiếp theo). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 5 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 12. NGƯỜI CÔNG DÂN

(BÀI ĐỌC 2, LUYỆN TỪ VÀ CÂU, BÀI VIẾT 2)

BÀI ĐỌC 2: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (TIẾP)

Câu 1: Vì sao anh Thành quyết định ra nước ngoài để tìm đường cứu nước?

Đáp án chuẩn:

Vì anh muốn học hỏi cách làm ăn, trí khôn của người nước ngoài để áp dụng vào việc cứu dân mình.

Câu 2: Tìm trong vở kịch những câu nói thể hiện niềm tin và quyết tâm của anh Thành.

Đáp án chuẩn:

 “Tôi muốn đi sang nước họ,… về cứu dân mình…”; “Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ …..cho người ta…”.

Câu 3: Em hiểu câu nói “Sẽ có một ngọn đèn khác...” của anh Thành như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Anh Thành tin tưởng rằng sẽ có một con đường mới, một cơ hội mới để cứu nước, mặc dù con đường đó có thể khó khăn và gian nan.

Câu 4: Theo em, vì sao vở kịch viết về Bác Hồ được đặt tên là Người công dân số Một?

Đáp án chuẩn:

Vì Bác Hồ luôn coi mình là một công dân, một người dân bình thường, không xa lạ với nhân dân. Bác cũng là người dẫn dắt, là ngọn đèn soi sáng con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP

I. NHẬN XÉT

Câu 1: Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây:

a) Tháng Chạp khô héo, hoa kim ngân nở vàng từng búi.

TÔ HOÀI

b) Trời vẫn còn lạnh lắm và những thân cây vẫn còn run rẩy.

Theo NGUYỄN PHAN HÁCH

c) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

THI SẢNH

d) Dù Tuyết chưa một lần đến Huế nhưng cô vẫn có thể hình dung ra sự thơ mộng của dòng sông Hương.

QUANG MINH

Đáp án chuẩn:

a. V1: tháng Chạp khô héo ; V2: hoa kim ngân nở vàng từng búi. 

b. V1: trời vẫn còn lạnh lắm ;V2: những thân cây vẫn còn run rẩy. 

c. V1: buổi chiều, nắng vừa nhạt ;V2: sương đã buông nhanh xuống mặt biển. 

d. V1: dù Tuyết chưa một lần đến Huế ; V2: cô vẫn có thể hình dung ra sự thơ mộng của dòng sông Hương.

Câu 2: Trong mỗi câu trên, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

Đáp án chuẩn:

a. Nối trực tiếp. 

b. Nối bằng kết từ “và”. 

c. Nối trực tiếp. 

d. Nối bằng kết từ “nhưng”.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1: Tìm câu ghép trong mỗi đoạn văn dưới đây. Các về câu được nối với nhau bằng cách nào?

a) Hoa bưởi là hoa cây, còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị hơn.

NGÔ VĂN PHÚ

b) Mới đây thôi, đồng lúa phơi một màu vàng chanh; còn bây giờ, nó đã rực lên màu vàng cam rồi. Mặt Trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa. Dường như đồng lúa và Mặt Trời đang có một sự đua tài thầm kín nào đấy. Mặt Trời càng xuống thấp, cánh đồng càng dâng lên. NGUYỄN TRỌNG TẠO

Đáp án chuẩn:

a. Hoa bưởi là hoa cây, còn hoa nhài là hoa bụi. => nối với nhau bằng từ “còn”.

b.  

- Mới đây thôi, đồng lúa phơi một màu vàng chanh… vàng cam rồi. => nối với nhau bằng từ “còn”.

- Mặt Trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa... một sự đua tài thầm kín nào đấy. => nối trực tiếp với nhau. 

- Mặt Trời càng xuống thấp, cánh đồng càng dâng lên. => nối với nhau bằng từ nối “càng”.

Câu 2: Hãy thay mỗi kí hiệu bằng một kết từ (hoặc dấu câu) và vế câu phù hợp để tạo thành câu ghép.

a) Chim chóc hát ca

b) Mới ngày nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non

c) Vì trời mưa ngày càng to hơn

Đáp án chuẩn:

a.  trẻo

b.   giờ đây chúng đã trở nên xanh tươi và rậm rạp. 

c. nên tôi quyết định ở nhà thay vì đi chơi.

BÀI VIẾT 2: LUYỆN TẬP TẢ PHONG CẢNH

Câu 1: Xếp các mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp:

a)

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác. Nhưng tranh họa đồ giờ đây không phải chỉ có "non xanh nước biếc". HOÀI THANH – THANH TỊNH, Phong cảnh quê Bác

b) Bản tôi chạy dọc hai bên bờ suối, trên hai sườn núi tương đối bằng phẳng. Con suối khá to từ những dãy núi xa lắc xa lơ chảy về.

VI HỒNG – HỒ THUỶ GIANG, Con suối bản tôi

c) Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

Theo NGUYỄN THUỴ KHA, Chiều ngoại ô

d) Một buổi có những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước. Từ phía nam bồng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mua đã xuống bên kia sông: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.

TÔ HOÀI, Mưa rào

Đáp án chuẩn:

- Mở bài trực tiếp: b

- Mở bài gián tiếp: a,c,d 

Câu 2: Viết một đoạn mở bài trực tiếp, một đoạn mở bài gián tiếp cho bài văn tả phong cảnh theo đề mà em đã chọn ở Bài 12 (trang 22).

Đáp án chuẩn:

Trực tiếp: Trên bãi biển, tôi đứng đó mắt nhìn về phía chân trời nơi mặt trời dần khuất. Cảnh hoàng hôn đẹp đến nao lòng đang dần hiện lên trước mắt tôi.

Gián tiếp: Cảnh vật xung quanh dần chìm vào bóng tối, chỉ còn lại những tia nắng cuối cùng của mặt trời như những sợi chỉ vàng, rải đều khắp không gian. Đó chính là cảnh hoàng hôn ở biển, một cảnh đẹp đến nao lòng mà tôi từng may mắn được chứng kiến.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác