Đáp án tiếng Việt 5 Cánh diều bài 14: Vua Lý Thái Tông

Đáp án bài 14: Vua Lý Thái Tông. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 5 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 14. GƯƠNG KIẾN QUỐC

(CHIA SẺ, BÀI ĐỌC 1, TỰ ĐỌC SÁCH BÁO, BÀI VIẾT 1, TRAO ĐỔI)

CHIA SẺ

Câu 1: Giải ô chữ: 

Dựa vào gợi ý, tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để hoàn thành các từ theo từng dòng.

* Dòng 1: ngày lễ chính thức lớn nhất của một nước, thường là kỉ niệm ngày thành lập nước.

* Dòng 3: kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì mục đích chung.

* Dòng 4: yên ổn về trật tự xã hội.

* Dòng 5: bài hát chính thức của một nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể.

* Dòng 6: lá cờ tượng trưng cho một nước.

* Dòng 8: từ đồng nghĩa với nước, nhà nước.

Đáp án chuẩn:

Câu 2: Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc màu xanh. Giải thích ý nghĩa của từ đó.

Đáp án chuẩn:

Từ: Kiến Quốc

Ý nghĩa: “kiến” có nghĩa là xây dựng, tạo lập, còn “quốc” có nghĩa là đất nước. Khi kết hợp lại, “kiến quốc” có nghĩa là việc xây dựng, tạo lập một đất nước. 

BÀI ĐỌC 1: VUA LÝ THÁI TÔNG

Câu 1: Vua Lý Thái Tông quan tâm phát triển nông nghiệp như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Vua Lý Thái Tông đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp. 

Tháng Hai năm 1038, vua cho lập đàn tế Thần Nông ở của Bố Hải. Tế xong, vua tự cầm cày xuống ruộng.

Câu 2: Nhà vua đã làm gì để khuyến khích người dân dùng hàng hoá trong nước?

Đáp án chuẩn:

Nhà vua đã dạy cung nữ dệt gấm vóc, rồi đem hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ban cho các quan. 

Câu 3: Tìm những sự việc cho thấy nhà vua luôn chăm lo đến đời sống của người dân.

Đáp án chuẩn:

Ban hành nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp, tự mình làm ruộng để khích lệ thần dân, và ban lệnh giảm một nửa tiền thuế cho dân cả nước khi cả nước được mùa lớn.

Câu 4: Lòng yêu nước, thương dân của vua Lý Thái Tông đã đem lại kết quả thế nào?

Đáp án chuẩn:

Một trăm năm cầm quyền của vua Lý Thái Tông và con, cháu ông là Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông được coi là thời kì hưng thịnh nhất của triều Lý. 

Câu 5: Em thích nhất chi tiết nào trong bài đọc? Vì sao?

Đáp án chuẩn:

Việc vua Lý Thái Tông tự mình làm ruộng để khích lệ thần dân khiến cho em rất ấn tượng. 

Điều này cho thấy tấm lòng yêu dân và sự khiêm tốn của vua, cũng như tầm nhìn xa của nhà vua.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

Đáp án chuẩn:

- Kim Đồng của tác giả Tô Hoài, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán.

- Giới thiệu cuốn sách “Kim Đồng” - Tác giả: Tô Hoài

Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả, tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài).

Đáp án chuẩn:

Tên: Vua Lý Thái Tông

Tác giả: Nguyễn Khắc Thuần

Em cảm thấy rất ấn tượng với tình yêu dân tộc, lòng nhân ái và tầm nhìn xa của vua Lý Thái Tông. Những chính sách của ông như khuyến khích nông nghiệp, ưu tiên hàng hóa trong nước, giảm thuế cho người dân, đều cho thấy sự quan tâm sâu sắc đến đời sống của người dân và sự phát triển của đất nước. 

Câu 3: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.

Đáp án chuẩn:

Sau khi tìm hiểu và đọc, em sẽ trình bày trước lớp về tác giả, nội dung và cảm nghĩ của em trước bài đọc mà em đã tìm hiểu ở nhà.

BÀI VIẾT 1: KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO

I. NHẬN XÉT

Câu hỏi: Dựa vào bài học, Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nghĩ mãi, Hải chợt giật mình nhớ lại hôm mua con heo đất. Hôm đó, em chọn đi chọn lại, cuối cùng, thích con heo trên mặt quầy tạp hoá hơn mấy con trong quầy nên lấy nó. Lỡ con heo đó là của con cô chủ tiệm vô ý để trên mặt quầy thì sao?

Hải vội đi tìm ba và kể lại chuyện số tiền trong con heo đất dư ra gần ba trăm nghìn. Ba hỏi: "Vậy, con tính sao?". Hải níu tay ba: "Chủ nhật này, ba chở con lên thị xã nha! Con phải trả lại tiền cho cô chủ tiệm tạp hoá.".

a) Trong đoạn văn có những chi tiết nào khác với đoạn văn trong bài đọc Cậu bé và con heo đất (trang 36-37)?

b) Người viết sáng tạo thêm những chi tiết ấy nhằm mục đích gì?

c) Vì sao có thể nói những chi tiết ấy không làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện?

Đáp án chuẩn:

a. Một số chi tiết khác: Hải nhớ lại hôm mua con heo đất và quyết định trả lại số tiền dư ra cho cô chủ tiệm tạp hoá. 

b. Chi tiết sáng tạo làm cho câu chuyện trở nên phong phú và sinh động hơn. 

c. Vì nội dung chính của câu chuyện vẫn là về cậu bé Hải và con heo đất của cậu. 

II. LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Chọn 1 trong 2 đề sau:

1. Kể sáng tạo một đoạn câu chuyện Hoa trạng nguyên (trang 42 - 43) bằng cách bổ sung một số câu tả cảnh hoặc nêu cảm nghĩ của nhân vật.

2. Kể sáng tạo một đoạn câu chuyện Những chấm nhỏ mà không nhỏ (trang 33-34) bằng cách bổ sung một số câu tả tấm bản đồ hoặc nêu cảm nghĩ của nhân vật.

Đáp án chuẩn:

1.  Dịp chuẩn bị hội làng năm ngoái, ba anh em chúng tôi theo ông nội vào Văn Chỉ của làng. Ông bảo: “Văn Chỉ thờ mười vị tiến sĩ thời xưa, người quê mình đấy”. Đi được vài bước chân, anh Nguyên hỏi:

- Ông ơi, sao ven đường để cỏ mọc tốt thế này ạ? Vừa lúc ấy, ông thủ từ đi qua. Ông quay sang phía chúng tôi bảo:

- Ông cũng đang định phát sạch cỏ, rồi trồng hai cây tóc tiên cho đẹp, chuẩn bị đón hội làng đây. Anh Nguyên lại hỏi: 

– Chúng cháu muốn trồng cây trạng nguyên, có được không ạ?

- Cây trạng nguyên có màu lá đỏ, sẽ rất đẹp. - Tôi nói. – Hai anh được trồng cây, vậy cháu có được tưới cây không, ông? – Cái Thư hỏi. Ông thủ từ cười rất vui:

- Được chứ! 

Còn ông nội thì bảo:

 – Cả bốn ông cháu mình cùng làm được chưa nào? 

Thế rồi, hai hôm sau cỏ đã được mấy anh thanh niên phát sạch. Mấy ông cháu rạch đất hai bên đường để trồng hai cây tóc tiên và hai cây trạng nguyên. Cảm giác của chúng tôi khi thấy những gốc cây mới trồng được tưới nước, như thể chúng tôi đang góp phần vào việc làm đẹp cho làng mình, làm cho lòng chúng tôi tràn đầy niềm vui và tự hào. 

2.  Những chấm nhỏ mà không nhỏ Ai đã học đến lớp Bốn, lớp Năm mà lại không biết tấm bản đồ Việt Nam nhỉ. Việt Nam là mảnh đất hình chữ S, giữa là miền Trung như cái đòn gánh gánh hai đầu Nam, Bắc nặng trĩu hai vựa lúa và núi non. 

Hôm nay, trong tiết địa cô giáo ra đề bài: Vẽ bản đồ Việt Nam. Về đến nhà, Thanh háo hức ngồi vào bàn, vẽ ngay. Vẽ xong, Thanh đưa khoe bố:

- Bố ơi, bố xem con vẽ có đẹp không ạ?

 Bố gật đầu:

- Con vẽ khá đẹp đấy, nhưng còn thiếu. 

Thanh ngạc nhiên. Bố cười và nói: 

–Con hãy nhìn bản đồ mẫu mà xem, sẽ thấy thiếu cái gì. 

Thanh mở sách và thấy bức xem và ngơ ngác ngước nhìn bố. Bố chỉ vào sách nói: 

- Bức bản đồ của con còn thiếu những hòn đảo ấy. 

Thanh reo lên: 

Thế là em cầm lấy bút, vẽ thêm những chấm lớn nhỏ tượng trưng cho các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc.

TRAO ĐỔI: THEO DÒNG LỊCH SỬ

Câu hỏi: Chọn 1 trong 2 đề sau: 

1. Phát biểu cảm nghĩ của em về Lý Thái Tông qua bài đọc Vua Lý Thái Tông.

2. Nói về một di tích lịch sử của nước ta mà em biết.

Đáp án chuẩn:

1.  Vua Lý Thái Tông là một vị vua văn võ song toàn và nổi tiếng nhân từ của triều đại Lý. Em rất ngưỡng mộ và kính trọng vua Lý Thái Tông. Những công lao của ông đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước ta.

2.  Đền Hùng là nơi thờ các vị vua Hùng, những người đã có công lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây  không chỉ là một di tích lịch sử với giá trị văn hóa lớn mà còn là nơi tổ chức lễ hội Đền Hùng, một trong những lễ hội lớn và trang trọng nhất của Việt Nam. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác