Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 12: Người công dân (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 12: Người công dân (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 7:
Những hòn đảo nhỏ trên vịnh Hạ Long
(trích)
Vịnh Hạ Long là thắng cảnh có một không hai của đất nước ta. Trên một diện tích hẹp, mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu, phượng múa.
Đảo có chỗ sừng sững, chạy dài như bức trường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Có chỗ đảo quần tụ lại, xúm xít như vạn chài lúc neo thuyền, phơi lưới.
Đảo của Hạ Long không phải là những núi đá buồn tẻ, đơn điệu mà mỗi hòn, mỗi dáng đều thấp thoáng hình ảnh của sự sống. Có hòn trông như đôi gà đang xoè cánh chọi nhau trên mặt nước (hòn Gà Chọi); có hòn bề thế như mái nhà (hòn Mái Nhà); có hòn chông chênh như con cóc ngồi bờ giếng (hòn Con Cóc), có hòn như ông lão trầm tĩnh ngồi câu cá (hòn Ông Lã Vọng),... Có nhiều hang đảo đẹp, như hang Bồ Nâu, hang Đầu Gỗ,... Mỗi hang đảo gắn với một sự tích huyền bí.
Ngắm Hạ Long với trăm nghìn đảo đá sừng sững, ta có cảm giác được chiêm ngưỡng một thế giới sống động đã trải qua hàng triệu năm hoá đá.
(Theo Thi Sảnh)
Câu 1: Bài văn miêu tả phong cảnh nào?
A. Vịnh Hạ Long.
- B. Hòn Ông Lã Vọng.
- C. Hang Đầu Gỗ.
- D. Hang Bồ Nâu.
Câu 2: Đâu là câu văn miêu tả bao quát về cảnh sắc ở vịnh Hạ Long?
A. Vịnh Hạ Long là thắng cảnh có một không hai của đất nước ta.
- B. Đảo có chỗ sừng sững, chạy dài như bức trường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời.
- C. Ngắm Hạ Long với trăm nghìn đảo đá sừng sững, ta có cảm giác được chiêm ngưỡng một thế giới sống động đã trải qua hàng triệu năm hoá đá.
- D. Có chỗ đảo quần tụ lại, xúm xít như vạn chài lúc neo thuyền, phơi lưới.
Câu 3: Đâu là câu văn miêu tả bao quát về đảo ở vịnh Hạ Long?
- A. Có hòn trông như đôi gà đang xoè cánh chọi nhau trên mặt nước (hòn Gà Chọi).
- B. Đảo có chỗ sừng sững, chạy dài như bức trường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời.
- C. Có nhiều hang đảo đẹp, như hang Bồ Nâu, hang Đầu Gỗ,...
D. Trên một diện tích hẹp, mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu, phượng múa.
Câu 4: Đâu không phải cách xếp đặt những hòn đảo ở Hạ Long trong bài văn Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long?
- A. Đảo có chỗ sừng sững, chạy dài như bức trường thành vững chãi.
- B. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ.
C. Có chỗ chỉ có một đảo chơ vơ giữa vịnh.
- D. Có chỗ đảo quần tụ lại, xúm xít.
Câu 5: Người viết đã sử dụng nhữg giác quan nào để miêu tả cảnh vật?
- A. Mũi.
- B. Tai.
C. Mắt.
- D. Mắt và tai.
Câu 6: Tên của các hòn đảo ở vịnh Hạ Long được đặt như thế nào?
- A. Đặt theo các mốc lịch sử.
B. Đặt theo hình dáng của từng hòn đảo.
- C. Đặt theo tên của các vị anh hùng dân tộc.
- D. Đặt theo tên các địa danh nổi tiếng trên khắp đất nước.
Câu 7: Vì sao đảo của Hạ Long không phải là những núi đá buồn tẻ, đơn điệu?
A. Vì mỗi hòn, mỗi dáng đều thấp thoáng hình ảnh của sự sống.
- B. Vì mỗi hòn đảo mang một câu chuyện, một sự tích riêng.
- C. Vì mỗi hòn đảo đều có rất nhiều loài sinh vật sinh sống.
- D. Vì mỗi hòn đảo đều có rất nhiều loài cây quý hiếm.
Câu 8: Con chuồn chuồn trong bài thơ "Bay trên mái nhà của mẹ", được miêu tả như thế nào?
A. Chuồn chuồn bằng gỗ.B. Chuồn chuồn bằng thép.C. Chuồn chuồn bằng giấy.D. Chuồn chuồn bằng nhựa.
Câu 9: Trong bài thơ "Bay trên mái nhà của mẹ", vì sao tác giả lại sử dụng hình ảnh "mùi rơm rạ"?
- A. Để tạo ra âm thanh cho bài thơ.
- B. Để gợi nhớ về một thời tuổi thơ êm đềm.
C. Để tạo nên một khung cảnh làng quê thân thuộc.
- D. Để nhấn mạnh sự đối lập giữa hiện tại và quá khứ.
Câu 10: Đoạn văn dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?
Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh”.
- A. Mở rộng.
- B. Trực tiếp.
C. Không mở rộng.
- D. Gián tiếp.
Câu 11: Trong bài thơ "Bay trên mái nhà của mẹ", câu thơ "Mùi rơm rạ cứ bồn chồn dưới cánh" diễn tả điều gì?
A. Nỗi nhớ quê hương.B. Cảm giác lạ lẫm khi bay.C. Cảnh vật quen thuộc thời thơ ấu.D. Những khó khăn khi chiến đấu.
Câu 12: Đoạn văn dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?
Trong thứ ánh sáng lộng lẫy của mặt trời cuối ngày và bên màu xanh biếc tràn đầy sức sống của những tán lá, chúng tôi tựa vào nhau ngắm lũ côn trùng đang tìm đường về nhà và thấy thật yêu mến cuộc đời này.
A. Không mở rộng.
- B. Trực tiếp.
- C. Mở rộng.
- D. Gián tiếp.
Câu 13: Đâu không phải là nội dung của kết bài mở rộng của bài văn miêu tả phong cảnh?
- A. Liên hệ về người, vật… có liên quan đến cảnh.
- B. Liên hệ đến ý thức, trách nhiệm của bản thân.
- C. Tưởng tượng những điều xảy ra đối với cảnh trong tương lai.
D. Nêu tên và thời điểm miêu tả cảnh.
Câu 14: Đoạn văn dưới đây thuộc dạng mở bài nào?
Từ Bắc vào Nam, từ đất liền tới biển đảo, nơi đâu trên đất nước ta cũng có những cảnh đẹp thu hút khách du lịch, trong số đó phải kể đến Đà Lạt. Đó là thành phố của ngàn hoa, thành phố của ngàn hoa, thành phố của ngàn thông với nhiều hồ nước thơ mộng.
A. Mở bài gián tiếp.
- B. Mở bài mở rộng.
- C. Mở bài trực tiếp.
- D. Mở bài không mở rộng.
Câu 15: Chọn cặp kết từ phù hợp điền vào chỗ chấm trong câu "... có thời gian rảnh ... tôi sẽ đến thăm bạn."
- A. chưa – đã.
B. nếu – thì.
- C. càng – càng.
- D. bởi – nên.
Câu 16: Khi viết mở bài gián tiếp, có thể bắt đầu như thế nào để dẫn vào phần giới thiệu phong cảnh?
A. Nhớ về một số nơi có phong cảnh đẹp em từng đến thăm hoặc được xem trên ti vi, trong tranh ảnh…
- B. Nêu thời điểm miêu tả cảnh.
- C. Nêu tên phong cảnh.
- D. Nêu ý nghĩa văn hóa, lịch sử của phong cảnh đó.
Câu 17: Câu "Anh trai tôi rất thích đọc sách, còn tôi thích chơi thể thao" là câu ghép được nối bằng:
A. Dấu phẩy và kết từ.
- B. Chỉ dấu phẩy.
- C. Chỉ kết từ.
- D. Dấu chấm phẩy.
Câu 18: Chọn cặp kết từ phù hợp điền vào chỗ chấm: "... nỗ lực học tập ... thành tích của em tiến bộ."
- A. không chỉ - mà còn.
B. nhờ - nên.
- C. bao nhiêu - bấy nhiêu.
- D. hễ - thì.
Câu 19: Theo bài đọc “Người công dân số một”, câu nói "Sẽ có một ngọn đèn khác, anh ạ" của anh Thành muốn nói điều gì?
A. Anh Thành sẽ tìm ra một con đường cứu nước mới, thể hiện niềm hi vong về tương lai sáng ngời hơn.
- B. Anh Thành sẽ quay trở lại và mang theo ánh sáng cho mọi người.
- C. Anh Thành tin rằng sẽ có người tiếp nối sự nghiệp của mình.
- D. Sự thất vọng của anh Thành về tương lai phía trước của dân tộc.
Câu 20: "Mây đen kéo đến ... trời bắt đầu đổ mưa". Có thể dùng cách nối nào sau đây?
- A. Dấu phẩy.
- B. Kết từ "rồi".
C. Dấy phẩy và kết từ “rồi”.
- D. Dấu chấm phẩy.
Bình luận