5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 120
5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 120. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nội dung chính trong bài:
- BÀI 9. VÌ CUỘC SỐNG YÊN BÌNH ...
- (CHIA SẺ, BÀI ĐỌC 1, TỰ ĐỌC SÁCH BÁO, BÀI VIẾT 1, TRAO ĐỔI) ...
- PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC ...
- 1. HỆ THỐNG CÂU HỎI ...
- CHIA SẺ ...
- BÀI ĐỌC 1 ...
- TỰ ĐỌC SÁCH BÁO ...
- 2. 5 PHÚT TRẢ LỜI ...
- CHIA SẺ ...
- BÀI ĐỌC 1: 32 PHÚT GIÀNH SỰ SỐNG ...
- TỰ ĐỌC SÁCH BÁO ...
- PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN VIẾT ...
- 1. HỆ THỐNG CÂU HỎI ...
- 2. 5 PHÚT TRẢ LỜI ...
- PHẦN 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN TRAO ĐỔI ...
- 1. HỆ THỐNG CÂU HỎI ...
- 2. 5 PHÚT TRẢ LỜI ...
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 9. VÌ CUỘC SỐNG YÊN BÌNH
(CHIA SẺ, BÀI ĐỌC 1, TỰ ĐỌC SÁCH BÁO, BÀI VIẾT 1, TRAO ĐỔI)
PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
CHIA SẺ
Câu 1: Em sẽ gọi số điện thoại nào để báo tin trong các tình huống sau?
a) Em nhìn thấy một đám khói bốc lên ở tòa nhà đối diện.
b) Em nhìn thấy một cụ già mệt lả, ngồi xỉu bên đường.
c) Em thấy một chiếc cặp trên hè phố.
Câu 2: Em sẽ nói gì với người nghe điện thoại trong mỗi tình huống trên?
BÀI ĐỌC 1
Câu 1: Vì sao các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy phải khẩn cấp lên đường?
Câu 2: Em nhỏ bị nạn đang ở trong tình huống như thế nào?
Câu 3: Các chiến sĩ đã hành động khẩn trương và cần trọng như thế nào để cứu em nhỏ?
Câu 4: Điều gì trong cách tường thuật của tác giả khiến em hồi hộp theo dõi sự việc?
Câu 5: Bài đọc gọi cho em suy nghĩ gì về các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy?
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- 1 bài văn (hoặc bài bảo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc).
Câu 3: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
CHIA SẺ
Câu 1: Em sẽ gọi số điện thoại nào để báo tin trong các tình huống sau?
a) Em nhìn thấy một đám khói bốc lên ở tòa nhà đối diện.
b) Em nhìn thấy một cụ già mệt lả, ngồi xỉu bên đường.
c) Em thấy một chiếc cặp trên hè phố.
Đáp án chuẩn:
a. Em sẽ gọi 114.
b. Em sẽ gọi 115.
c. Em sẽ gọi 113.
Câu 2: Em sẽ nói gì với người nghe điện thoại trong mỗi tình huống trên?
Đáp án chuẩn:
a. 114: “Chào chú/cô ạ, cháu nhìn thấy có đám khói bốc lên từ tòa nhà đối diện nhà cháu. Cháu nghĩ có thể đang có cháy. Mong cô chú giúp đỡ.”
b. 115: “Chào chú/cô ạ. Cháu nhìn thấy một cụ già ngồi xỉu bên đường. Cháu nghĩ cụ ấy cần sự giúp đỡ y tế. Mong cô chú giúp đỡ.”
c. 113: “Chào chú ạ. Cháu thấy có một chiếc cặp để quên trên hè phố. Cháu nghĩ cần thông báo cho cảnh sát. Mong cô/ chú giúp đỡ.”
BÀI ĐỌC 1: 32 PHÚT GIÀNH SỰ SỐNG
Câu 1: Vì có một bé trai hơn 10 tuổi đang bị kẹt trong một khe tường rộng 20 xăng-ti-mét giữa hai căn nhà.
Câu 2Em bị kẹt trong một khe tường hẹp, không thể tự giải thoát được.
Câu 3: Họ đã xem xét hai căn nhà và quyết định đục tường để giải cứu em.
Câu 4: Sự mô tả chi tiết từng bước hành động của các chiến sĩ, từ việc nhận cuộc gọi, đến lựa chọn phương án, và cuối cùng là việc giải cứu thành công em nhỏ.
Câu 5: Các chiến sĩ cảnh sát đã không ngần ngại đối mặt với nguy hiểm để cứu giúp một sinh mạng.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
Câu 1:
- Chú bé có tài mở khoá (Nguyễn Quang Thân)
- Bách khoa thư an toàn cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng (Nguyễn Thị Vi Khanh)
Câu 2:
Tên: 32 phút giành sự sống
Tác giả: Thanh Lam
Bài đọc “32 phút giành sự sống” đã để lại trong em nhiều cảm xúc khác nhau. Trước hết, em cảm thấy lo lắng khi biết về tình huống nguy hiểm mà em nhỏ phải đối mặt. Em nhỏ bị kẹt trong một khe tường hẹp giữa hai căn nhà, không thể tự giải thoát được. Tuy nhiên, sự lo lắng của em dần biến mất khi đọc về sự dũng cảm và quyết tâm của các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy. Họ đã không ngần ngại đối mặt với nguy hiểm để cứu giúp một sinh mạng.
Câu 3: HS tự chuẩn bị
PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN VIẾT
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm (trang 108-109).
b) Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học (trang 112-113).
Câu 2: Bình chọn những đoạn văn hay.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1:
Bài đọc “Người chăn dê và hàng xóm” đã để lại trong em nhiều cảm xúc mạnh mẽ. Ban đầu, em cảm thấy buồn khi biết về việc đàn dê của người chăn dê liên tục bị tấn công bởi chó của hàng xóm. Tuy nhiên, sự buồn bã của em dần biến mất khi thấy người chăn dê đã quyết định tặng ba con dê con cho ba cậu con trai của người hàng xóm. Hành động này không chỉ giúp giải quyết vấn đề mà còn tạo ra một mối quan hệ tốt đẹp giữa hai gia đình. Điều này đã khiến em cảm thấy hạnh phúc.
Câu 2: HS tự bình chọn
PHẦN 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN TRAO ĐỔI
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Chọn 1 trong 2 để sau:
1. Trao đổi về một câu chuyện (hoặc bài thơ) đã học, đã đọc hoặc được nghe kể về các cô chú công an (cảnh sát).
2. Trao đổi về một việc mà em (hoặc bạn em) đã làm nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân hoặc những người xung quanh.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
2. Một lần, khi đang chơi trong siêu thị cùng gia đình, em đã gặp một em bé bị lạc. Em bé khóc lóc và rất hoảng loạn. Em đã dẫn em bé đến gặp bác bảo vệ. Bác bảo vệ đã thông báo qua loa để bố mẹ đến đón em bé. Khi thấy bố mẹ của em bé ôm em vào lòng với vẻ mặt vô cùng nhẹ nhõm, em đã cảm thấy rất hạnh phúc.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều, soạn tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 120, soạn tiếng Việt 5 tập 1 CD trang 120
Bình luận