Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 9: 32 phút giành sự sống
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 9: 32 phút giành sự sống. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 9. VÌ CUỘC SỐNG YÊN BÌNH
BÀI ĐỌC 1: 32 PHÚT GIÀNH SỰ SỐNG
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc trầm ấm, thể hiện sự suy tư, nhấn giọng phù hợp với lời kể chuyện. Tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của văn bản: Câu chuyện kể về một lần làm nhiệm vụ của các chú lính cứu hoả khi phải nhanh chóng, khẩn trương tranh giành sự sống để cứu được cháu bé mắc kẹt trong khe tường.
- Nhớ được cấu tạo và cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc (câu chuyện).
- HS nắm được cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc. Bài viết mắc ít lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.
- Biết trình bày một câu chuyện đã đọc hoặc được nghe về các cô chú công an.
- Lắng nghe bạn kể, biết ghi chép thắc mắc, nhận xét, phát biểu đánh giá sự trao đổi của bạn.
- Nói mạch lạc, truyền cảm, thuyết phục về chủ đề Vì cuộc sống yên bình.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
CHIA SẺ
1. Gọi điện cho số điện thoại:
a) Gọi số 114
b) Gọi số 113
c) Gọi số 115
2. Ở tình huống a sau khi gọi điện tới số 114 em sẽ báo cáo về tình hình cháy và địa điểm của vụ cháy để các chú lính cứu hoả sẽ đến dập lửa.
……
BÀI ĐỌC
“32 phút giành sự sống” đã khắc họa một cách rõ nét toàn cảnh cứu người khẩn trương và cẩn trọng của các chiến sĩ trong đội phòng cháy, chữa cháy; các anh thực hiện công việc một cách nhanh chóng nhưng cẩn thận, không để người gặp nạn bị thương.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
1. Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
2. Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc).
3. Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.
BÀI VIẾT 1: VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC
Bài văn thể hiện tình cảm, cảm xúc gồm các ý sau:
- Em giới thiệu sự việc như thế nào ở câu mở đoạn?
- Ở phần thân đoạn, em bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình về những chi tiết, hình ảnh nổi bật nào?
- Câu kết đoạn sẽ khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em hay sẽ liên hệ với thực tế?
TRAO ĐỔI: VÌ CUỘC SỐNG YÊN BÌNH
1, Nội dung trao đổi về một câu chuyện (hoặc bài thơ) đã học, đã đọc hoặc được nghe kể về các cô chú công an (cảnh sát): Câu chuyện trong bài đọc 32 phút giành sự sống.
2, Nội dung trao đổi về một việc mà em (hoặc bạn em) đã làm nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân hoặc những người xung quanh: Gặp một em bé bị lạc trong siêu thị, bạn em dẫn em bé đến gặp bác bảo vệ để nhờ giúp đỡ.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CD bài 9: 32 phút giành sự sống, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 9: 32 phút giành sự sống, Ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều bài 9: 32 phút giành sự sống
Bình luận