Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều ôn tập Bài 9: Vì cuộc sống bình yên (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều ôn tập Bài 9: Vì cuộc sống bình yên (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội gồm mấy phần chính?

  • A. 2 phần.               
  • B. 3 phần.               
  • C. 4 phần.               
  • D. 5 phần.

Câu 2: Trong phần thân đoạn của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc, em cần làm gì?

  • A. Giới thiệu chủ đề.
  • B. Phát triển chủ đề và bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
  • C. Kết luận.
  • D. Nêu định nghĩa.

Câu 3: Các câu trong đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội cần được sắp xếp như thế nào?

  • A. Theo thứ tự thời gian.
  • B. Theo trình tự hợp lý.
  • C. Theo độ dài câu.
  • D. Theo mức độ quan trọng giảm dần.

Câu 4: "An ninh" có nghĩa là là gì?

  • A. Sức khỏe cá nhân.
  • B. Tình trạng ổn định, bình yên trong trật tự xã hội.
  • C. An toàn thực phẩm.
  • D. Bảo vệ môi trường.

Câu 5: "An ninh quốc gia" nghĩa là gì?

  • A. Sự an toàn của công dân khi đi du lịch.
  • B. Việc bảo vệ lợi ích và chủ quyền của đất nước.
  • C. Quy định an toàn lao động trong các công ty.
  • D. Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Câu 6: Trong câu "Không những anh ấy thông minh mà còn rất chăm chỉ", cặp kết từ nào được sử dụng?

  • A. Tuy – nhưng.
  • B. Vì – nên.
  • C. Không những - mà còn.
  • D. Nếu – thì.

Câu 7: Theo bài đọc “10 quy tắc an toàn khi ở nhà một mình”, khi ở nhà một mình, việc nào sau đây là đúng?

  • A. Mở cửa cho người lạ vào nhà.
  • B. Tự sửa chữa thiết bị điện.
  • C. Cẩn thận khi sử dụng vật sắc nhọn.
  • D. Trêu chọc vật nuôi trong nhà.

Câu 8: Theo bài đọc “10 quy tắc an toàn khi ở nhà một mình”, để giữ an toàn cho bản thân, khi chỉ có một mình, em có thể tự ý ra khỏi nhà trong trường hợp nào?

  • A. Khi muốn đi chơi.
  • B. Khi nhớ bạn.
  • C. Trong trường hợp đặc biệt.
  • D. Không bao giờ được ra khỏi nhà.

Câu 9: Theo bài đọc “10 quy tắc an toàn khi ở nhà một mình”, việc sử dụng bếp than, bếp ga, nồi cơm điện, lò vi sóng cần:

  • A. Tránh sử dụng
  • B. Sử dụng thoải mái
  • C. Cẩn thận khi sử dụng hoặc nhờ người lớn hướng dẫn sử dụng đúng cách.
  • D. Nhờ người khác sử dụng

Câu 10: Sự việc trong bài đọc 32 phút giành sự sống xảy ra vào ngày nào?

  • A. 19 - 7.                
  • C. 21 - 7.                 
  • D. 22 - 7.

Câu 11: Bài thơ Cao Bằng chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A. Nhân hóa. 
  • B. Ẩn dụ.
  • C. So sánh.
  • D. Không sử dụng biện pháp tu từ nào.

Câu 12: Bài thơ Cao Bằng gợi lên điều gì về con người Cao Bằng?

  • A. Hiếu khách và thân thiện.
  • B. Lạnh lùng và xa cách.
  • C. Thương yêu và thảo hiền.
  • D. Hung dữ và khó gần.

Câu 13: Bài đọc 32 phút giành sự sống nội dung chính là gì?

  • A. Sự nguy hiểm của các khe tường hẹp.
  • B. Bày tỏ sự thương xót với cậu bé trong câu chuyện và ngợi ca sự can đảm và chuyên nghiệp của các chiến sĩ cứu hỏa.
  • C. Tầm quan trọng của việc giám sát trẻ em.
  • D. Nhu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị.

Câu 14: Bài thơ Cao Bằng được viết theo thể thơ nào?

  • A. Lục bát.
  • B. Năm chữ.
  • C. Tự do.
  • D. Song thất lục bát.

Câu 15: Theo bài thơ “Chú công an”, các vì sao trong bài thơ được miêu tả là:

  • A. Những vì sao lấp lánh đứng yên.
  • B. Những vì sao chuyển động chậm.
  • C. Nhữngvì sao lấp lánh bay.
  • D. Những vì sao sáng mờ nhạt.

Câu 16: Cặp kết từ nào thể hiện mối quan hệ điều kiện - kết quả?

  • A. Hễ - thì.
  • B. Tuy – nhưng.
  • C. Càng – càng.
  • D. Không những - mà còn.

Câu 17: Trong bài thơ Cao Bằng, tác giả so sánh lòng yêu nước của người Cao Bằng với điều gì?

  • A. Suối trong.
  • B. Hạt gạo.
  • C. Núi non Cao Bằng.
  • D. Mận ngọt.

Câu 18: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống: "... an toàn giao thông."

  • A. Bảo vệ.               
  • B. Đảm bảo.            
  • C. Giữ gìn.              
  • D. Duy trì.

Câu 19: Bài thơ Cao Bằng nhấn mạnh vai trò nào của Cao Bằng?

  • A. Trung tâm kinh tế.
  • B. Nơi du lịch nổi tiếng.
  • C. Vùng đất giàu tài nguyên.
  • D. Vùng biên cương của đất nước.

Câu 20: Theo bài thơ “Chú công an”,ai là người thức cùng đom đóm qua đêm?

  • A. Người dân.
  • B. Trẻ em.
  • C. Các chú công an.
  • D. Người già.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác