5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 14
5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 14. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 1. TRẺ EM NHƯ BÚP TRÊN CÀNH
(BÀI ĐỌC 4, LUYỆN TỪ VÀ CÂU, GÓC SÁNG TẠO)
PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Qua câu chuyện, em biết được điều gì về hoàn cảnh gia đình A Phin?
Câu 2: Vì sao bà nội từ chỗ thắc mắc, đã đồng tình với mẹ A Phin, cho cậu bé đến trường?
Câu 3: Việc đi học của trẻ em ngày nay có gì khác với A Phin trong câu chuyện?
Câu 4: Em thích những chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1:Gia đình A Phin có hoàn cảnh khá khó khăn: mẹ sinh A Phin khi bố cậu đi bộ đội, mẹ A Phin phải chăm sóc cả gia đình một mình.
Câu 2:Vì việc học chữ không giúp đỡ gia đình trong việc kiếm sống. Sau khi nghe lời giải thích của mẹ rằng việc học chữ sẽ giúp A Phin trở nên thông minh hơn thì bà nội đồng ý.
Câu 3: Ngày nay, trẻ em có nhiều cơ hội học hỏi hơn, có nhiều tài liệu và công cụ hỗ trợ học tập, không bị quá áp lực về kinh tế.
Câu 4:Chi tiết em thích : A Phin dùng cái chữ mà mình học được để kể chuyện cho bố nghe.
Vì A Phin rất yêu quý và nhớ bố, và cậu bé đã cố gắng học hỏi để có thể giao tiếp với bố một cách tốt hơn.
PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Tìm trong mỗi đoạn văn sau các từ đồng nghĩa với từ in đậm:
a) Chúng tôi kể cho nhau nghe về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ là má. Bạn Hòa ở Hà Nam gọi mẹ bằng u. Bạn Thanh ở Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi bằng mạ.
b) Nghỉ hè, anh Trung về quê thăm Châu. Quà của anh làm Châu mê tít. Đó là một bộ đồ chơi bác sĩ nhỏ xíu. Trong bộ đồ chơi đặc biệt đó, cái gì cũng bé. Cái ống nghe bé tí màu hồng. Cái kim tiêm tí hon đủ để không làm em búp bê sợ khi được “bác sĩ” Châu trị bệnh. Một hộp đựng thuốc nhỏ xinh, một dụng cụ kiểm tra tai, một cây kéo và một số đồ vật be bé, xinh xắn khác mà Châu chưa kịp biết tên.
Câu 2: Tìm từ phù hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. […] Màu lúa chín dưới đồng …(vàng xuộm, vàng rực) lại. Nắng nhạt ngả màu … (vàng rực, vàng hoe). […] Dưới sân, rơm và thóc …(vàng khè, vàng giòn). Quanh đó, con gà, con chó cũng … (vàng ối, vàng mượt).
Câu 3: Đặt câu nói về một người bạn của em, trong đó sử dụng hai từ đồng nghĩa.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1:
Các từ đồng nghĩa
a. Mẹ: má, u, bầm, mạ.
b. Bé: bé tí, tí hon, nhỏ, be bé.
Câu 2:Vàng rực- vàng hoe- vàng giòn- vàng mượt.
Câu 3: Người bạn của em, An, rất thông minh và sáng dạ, luôn giúp đỡ mọi người trong việc học tập.
PHẦN 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN GÓC SÁNG TẠO
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Cùng các bạn trong tổ thảo luận, xây dựng nội quy lớp học và trình bày trên giấy khổ to?
Câu 2: Giới thiệu và bình chọn bản nội quy phù hợp nhất
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1:
Nội quy lớp học:
Trật tự: Luôn giữ gìn trật tự trong lớp học.
Giữ vệ sinh: Giữ gìn vệ sinh chung trong lớp học.
Đúng giờ: Đến lớp đúng giờ.
Thật thà: Luôn trung thực với bản thân.
Câu 2: Bình chọn bản nội quy mình cảm thấy phù hợp với thực tế để có ý thức tự giác thực hiện góp phần xây dựng lớp học ngày càng tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều, soạn tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 14, soạn tiếng Việt 5 tập 1 CD trang 14
Bình luận