Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 1: Tôi đọc chữ (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 1: Tôi đọc chữ (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hoàn ảnh gia đình A Phin như thế nào?

  • A. Nghèo khó, thiếu thốn.
  • B. Gia đình ở vùng núi cao và còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
  • C. Gia đình giàu có, đủ đầy.
  • D. Gia đình có truyền thống cách mạng.

Câu 2: Vì sao bà nội đồng tình với mẹ A Phin cho em đi học chữ?

  • A. Vì A Phin đi học sẽ giúp gia đình khấm khá hơn.
  • B. Vì bố A Phin muốn em được đi học.
  • C. Vì mẹ A Phin đã giảng giải cho bà nội biết đến trường để học sẽ giúp em thông minh, lớn khôn hơn.
  • D. Vì bà hiểu được tầm quan trọng của việc học con chữ.

Câu 3: Bố A Phin đi bộ đội khi em bao nhiêu tuổi?

  • A. Sáu tuổi.
  • B. Bảy tuổi.
  • C. Chín tuổi.
  • D. Ba tuổi.

Câu 4: Từ “ngồi trong bụng mẹ” có nghĩa là gì?

  • A. Mẹ vỗ về, ru em ngủ.
  • B. Mẹ ôm em.
  • C. Mẹ bế em vào lòng.
  • D. Nằm trong bụng mẹ.

Câu 5: Bố dặn dò anh em A Phin điều gì?

  • A. Ngoan ngoãn, chăm học chữ, giúp bà, giúp mẹ làm nương.
  • B. Chăm chỉ giúp bà, giúp mẹ làm nương rẫy.
  • C. Chăm chỉ học chữ.
  • D. Ngoan ngoãn, nghe lời bà và mẹ.

Câu 6: “Gói chữ ở xa” bố gửi về cho A Phin là gì?

  • A. Một quyển sách.
  • B. Một bức thư.
  • C. Một bức ảnh.
  • D. Một tờ báo.

Câu 7: Cây lanh được nhắc đến trong bài là gì? 

  • A. Cây thân gỗ, lấy thân làm củi.
  • B. Cây thân cỏ, trồng lấy sợi dệt vải và lấy hạt ép dầu.
  • C. Cây thân leo, sống nhờ các cây khác.
  • D. Cây hoa ở vùng miền núi Việt Nam.

 Câu 8: Thấm thoắt, bố đã xa nhà bao nhiêu lâu?

A. Ba mùa lúa trên nương.

B. Hai mùa lúa trên nương.

C. Ba mùa ngô trên nương.

D. Bốn mùa ngô trên nương.

Câu 9: Theo mẹ A Phin, việc học cái chữ có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Học cái chữ để có được công việc ổn định.
  • B. Học cái chữ để được mọi người yêu quý.
  • C. Học cái chữ vào đầu cho nó khôn ra.
  • D. Học cái chữ để sau này có cơm ăn.

Câu 10: Sau khi học chữ, A Phin đã dùng chữ để làm gì?

  • A. Kể chuyện ở nhà để bố nghe.
  • B. Dạy lại cho bà và mẹ.
  • C. Dạy các bạn khác chưa được đi học.
  • D. Dạy cho em Thào Phén.

Câu 11: Trong bụng, A Phin nhớ bố như thế nào?

  • A. Cồn cào.
  • B. Khắc khoải.
  • C. Sầu não.
  • D. Buồn tủi.

Câu 12: Khi nhớ bố, A Phin làm gì?

  • A. Gọi điện cho bố.
  • B. Lên thăm bố.
  • C. Viết thư cho bố.
  • D. Đem sách xuống dưới gốc bưởi học.

Câu 13: Việc học có vai trò quan trọng như thế nào đối với các bạn nhỏ ở khu vực miền núi?

  • A. Xóa mù chữ, các bạn có thể nói được tiếng phổ thông, nâng cao dân trí và có một tương lai tươi sáng hơn.
  • B. Giúp các bạn nhỏ có cơ hội việc làm tốt hơn.
  • C. Giúp các bạn nhỏ thông minh hơn.
  • D. Giúp các bạn nhỏ tiếp cận được nền giáo dục hiện đại, tiến bộ.

Câu 14: Cảm xúc của mọi người như thế nào khi nhận được thư của bố A Phin?

  • A. Hạnh phúc, vui mừng.
  • B. Ngạc nhiên, bất ngờ.
  • C. Sợ hãi, lo lắng.
  • D. Hồi hộp, lo lắng.

Câu 15: Cây bưởi xum xuê, cao hơn đầu A Phin, che mát một góc sân chứng tỏ điều gì?

  • A. Bố chọn được cây bưởi tốt, dễ chăm sóc.
  • B. A Phin chăm sóc cây bưởi rất giỏi.
  • C. Cây bưởi dễ sống, dễ chăm sóc.
  • D. A Phin đã nghe theo lời dặn của bố trước khi lên đường là chăm sóc cây bưởi.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác