5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 36

5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 36. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3. CÓ HỌC MỚI HAY

(CHIA SẺ, BÀI ĐỌC 1, TỰ ĐỌC SÁCH BÁO, BÀI VIẾT 1, TRAO ĐỔI)

PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI 

CHIA SẺ

Câu 1: Trò chơi ô chữ: Tìm từ bí ẩn

Chọn chữ cái H hoặc C thay vào vị trí mỗi bông hoa trong bảng dưới đây để tìm một từ bí ẩn xuất hiện ở tất cả các hàng ngang, dọc, chéo theo chiều mũi tên.

Câu 2: Trao đổi: Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “học” trong tên bài “Có học mới hay”?
Học là hoạt động thu nhận kiến thức. 

Học là tập làm để biết cách làm một việc.

Học là bắt chước ai đó để biết cách làm một việc. 

BÀI ĐỌC 1

Câu 1: Theo em, chi tiết bạn nhỏ vừa ở lớp về đã “sà ngay vào luống đất” thể hiện điều gì?

Câu 2: Tìm những từ ngữ, hình ảnh cho thấy bạn nhỏ yêu thích công việc và làm việc rất khéo léo.

Câu 3: Mỗi lần nhận được thư của bạn nhỏ, bố của bạn cảm thấy thế nào? Vì sao?

Câu 4: Em hiểu “điều bí mật" của bạn nhỏ là gì? "Điều bí mật" đó có kết quả tốt đẹp như thế nào?

Câu 5: Bạn nhỏ trong bài thơ có những điểm gì đáng khen?

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học và hành (học bài, làm bài, vận dụng bài học vào cuộc sống; gương thiếu nhi chăm học,...).

- 1 bài văn tả người (hoặc 1 bài báo về việc học và hành).

Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc). 

Câu 3: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

CHIA SẺ

Câu 1: 

Câu 2: Từ “học” trong tên bài “Có học mới hay” có nghĩa là quá trình thu nhận kiến thức, kỹ năng; thông qua việc tìm hiểu, trải nghiệm… Đây là quá trình không ngừng nghỉ, diễn ra suốt đời. 

BÀI ĐỌC 1

Câu 1: Thể hiện sự yêu thích và hứng thú của bạn nhỏ với công việc làm vườn. 

Câu 2: “Bắt chước cô làm đất”, “Con cuốc, cào, xáo tơi”, “Tay nhỏ vun ủ hạt”, “Đất mịn vồng mâm xôi”, “Bắt chước cô tưới nước”, “Con nhẹ nhàng đôi tay”, “Nước rơi như mua bay”, “Thấm xuống thành mật ngọt”.

Câu 3: Bố của bạn nhỏ cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Bởi vì, thông qua những bức thư, bố có thể cảm nhận được sự tiến bộ, sự cố gắng của con mình trong học tập và cuộc sống.

Câu 4: “Điều bí mật” của bạn nhỏ là quá trình bạn ấy chăm sóc cây cam từ khi gieo hạt cho đến khi cây ra trái. 

Câu 5: Bạn ấy rất chăm chỉ, kiên trì, yêu thích học hỏi và áp dụng kiến thức vào thực tế.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Câu 1:

- Kể chuyện gương hiếu học (Phương Thuý, Hoàng Trang)

- Học và thực hành STEM đơn giản (Nhiều tác giả)

- Ông vua Lãng Phí và ông vua Tiết Kiệm (Chang Hê Ky-ong, Bang Chong Hoa)

Câu 2: 

Tên bài đọc: “Trái Cam”

Tác giả: Thạch Văn Thân

Bài thơ “Trái Cam” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí em. Bài thơ kể về một cậu bé chăm chỉ và kiên nhẫn, từng bước từng bước chăm sóc cây cam của mình. Hình ảnh trái cam đỏ tươi, tươi như Mặt Trời đỏ không chỉ là một trái cam, mà còn là biểu tượng cho sự kiên nhẫn, lòng chăm chỉ và tình yêu thương của cậu bé dành cho người cha của mình.

Câu 3: Sau khi chuẩn bị xong bài giới thiệu, em nên tập luyện trình bày để khi giới thiệu trước lớp sẽ trôi chảy hơn.

PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN VIẾT

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Câu 1: Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một người bạn mà em quý mến.

Câu 2: Lập dàn ý dựa theo cấu tạo của bài văn tả người đã học ở Bài 2.

TRAO ĐỔI: HỌC VÀ HÀNH

Chọn 1 trong 2 đề sau:

Câu 1: Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây:

a) Có cây có thóc, có học có chữ.

b) Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

c) Chậm đến đâu, học lâu cũng biết.

d) Học thầy không tày học bạn

Gợi ý về nội dung trao đổi

a) Em thích câu tục ngữ nào?

b) Câu tục ngữ đó khuyên ta điều gì?

c) Qua câu tục ngữ, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

d) Vì sao em thích câu tục ngữ đó?

Câu 2: Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam.

Gợi ý về nội dung trao đổi

a) Theo em, bạn nhỏ trong bài thơ là một học sinh như thế nào?

b) Em có cảm nghĩ gì về cử chỉ tỏ ý bí mật của bạn nhỏ ở khổ thơ 1?

c) Em có cảm nghĩ gì về bạn nhỏ qua mỗi khổ thơ còn lại?

d) Nêu một dự định của em về việc vận dụng kiến thức đã học vào đời sống.

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Câu 1: 

- Giới thiệu người bạn: giới thiệu tên, tuổi và mối quan hệ với người bạn đó

- Ngoại hình: từ chiều cao, dáng dấp, khuôn mặt, đến cách ăn mặc.

- Tính cách và hoạt động: những đặc điểm nổi bật trong cách hành xử và ứng xử với mọi người; những hoạt động thường làm cùng nhau.

- Kết luận: sự quan trọng của người bạn trong cuộc sống của em. 

Câu 2: 

Mở bài: Trình bày sơ lược về người bạn mà em quý mến, giới thiệu về tên, tuổi, quan hệ với em và lý do tại sao em lại chọn người này để tả.

Thân bài:

 Ngoại hình: Mô tả chi tiết về ngoại hình của người bạn từ chiều cao, dáng dấp, khuôn mặt, cách ăn mặc,…

Hoạt động, tính cách: hoạt động thường ngày, sở thích, tính cách nổi bật của người bạn. 

Kết bài: cảm xúc, cảm nghĩ của em về người bạn và tầm quan trọng của người bạn đối với em. 

TRAO ĐỔI: HỌC VÀ HÀNH

Chọn 1 trong 2 đề sau:

Câu 1: 

  • Câu tục ngữ “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” khuyên ta rằng, giống như chiếc dao cần được mài để trở nên sắc bén, con người cũng cần phải học hỏi, tích lũy kiến thức thì mới thành công trong cuộc sống.
  • Không ngừng học hỏi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình về cả kiến thức và kỹ năng sống.

Vì nó nhắc nhở em về tầm quan trọng của việc học tập, và là động lực để em không ngừng cố gắng, vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Câu 2: 

a. Là một học sinh rất chăm chỉ, kiên trì và có tình yêu thương gia đình. 

b. Cử chỉ tỏ ý bí mật của bạn nhỏ ở khổ thơ đầu tiên cho thấy bạn ấy là một đứa trẻ đầy tình cảm và biết cách tạo bất ngờ cho người thân. 

c. Em thấy bạn nhỏ là một người rất chăm chỉ và kiên trì. Bạn ấy không chỉ chăm sóc cây cam mà còn chăm chỉ học hành, viết thư cho bố dù bố đi công tác xa. 

d.  Em sẽ cố gắng áp dụng kiến thức mình học được vào cuộc sống. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều, soạn tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 36, soạn tiếng Việt 5 tập 1 CD trang 36

Bình luận

Giải bài tập những môn khác