Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Trái cam

Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Trái cam. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3. CÓ HỌC MỚI HAY

BÀI ĐỌC 1: TRÁI CAM

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen với chủ điểm.
  • Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng những từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng, thể hiện lời nhân vật bằng giọng đọc phù hợp. Tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/ phút. 
  • Biết tra sổ tay từ ngữ (từ điển) để tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài đọc. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc. Hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc: Miêu tả hình dáng, lợi ích của cây cam, thông qua đó ngụ ý ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người.
  • Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả người (tả một người bạn mà em quý mến), các ý được trình bày rõ ràng, mạch lạc.
  • Phát hiện được những chi tiết, hình ảnh sáng tạo và hay trong bài văn tả người. 
  • Biết cảm nhận những chi tiết, hình ảnh đẹp trong bài văn.
  • Nhớ nội dung câu chuyện đã nghe, dựa vào gợi ý kể lại được câu chuyện.
  • Biết ghi chép, nhận xét, đóng góp ý kiến cho lời kể và ý kiến của bạn.

II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

CHIA SẺ

2. Học là hoạt động thu nhận tri thức.

BÀI ĐỌC

“Trái cam” là bài thơ kể về một bạn nhỏ rất yêu thương gia đình, có trách nhiệm với công việc. Quá trình cây cam lớn lên, có quả chín cũng là thời gian bạn nhỏ đang dần trưởng thành, hoàn thiện và có được những sự tiến bộ nhất định.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

1. Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học và hành (học bài, làm bài, vận dụng bài học vào cuộc sống; gương thiếu nhi chăm học,...).

- 1 bài văn tả người (hoặc 1 bài báo về việc học và hành).

2. Viết vào phiếu đọc sách:

- Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc).

3. Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.

BÀI VIẾT 1: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TÌM Ý, LẬP DÀN Ý)

1. Sử dụng sơ đồ tư duy để tìm ý:

- Viết ra giấy bất kì từ nào thể hiện suy nghĩ hoặc kết quả quan sát của em (từ khoá).

- Lựa chọn, kết nối các ý:

  • Nối các từ khoá có quan hệ gần nhất với nhau.
  • Bỏ bớt những từ không phù hợp hoặc không cần thiết.
  • Sắp xếp lại các từ khóa theo thứ bậc từ ý lớn đến ý nhỏ.

2. Lập dàn ý dựa theo cấu tạo của bài văn tả người đã học.

TRAO ĐỔI: HỌC VÀ HÀNH

1. Nội dung trao đổi về câu tục ngữ:

- Em thích câu tục ngữ nào?

- Câu tục ngữ đó khuyên ta điều gì?

- Qua câu tục ngữ, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

- Vì sao em thích câu tục ngữ đó?

2. Nội dung trao đổi về bài thơ Trái cam

- Theo em, bạn nhỏ trong bài thơ là một học sinh như thế nào?

- Em có cảm nghĩ gì về cử chỉ tỏ ý bí mật của bạn nhỏ ở khổ thơ 1?

- Em có cảm nghĩ gì về bạn nhỏ qua mỗi khổ thơ còn lại?

- Nêu một dự định của em về việc vận dụng kiến thức đã học vào đời sống.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CD bài 3: Trái cam, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Trái cam, Ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Trái cam

Bình luận

Giải bài tập những môn khác