5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều trang 57
5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều trang 57. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
BÀI 14. GƯƠNG KIẾN QUỐC
(BÀI ĐỌC 3, BÀI VIẾT 3, TRAO ĐỔI)
PHẦN 1. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC 3
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Cảnh vườn nhà Bác Hồ được miêu tả đẹp và thanh bình như thế nào?
Câu 2: Tìm trong bài thơ những chi tiết thể hiện nếp sống giản dị của Bác Hồ.
Câu 3: Hình ảnh nào trong bài thơ cho thấy Bác Hồ rất yêu thương trẻ em?
Câu 4: Tình thương của Bác Hồ được nhà thơ so sánh với hình ảnh gì? Vì sao?
Câu 5: Bài thơ nói lên những đức tính cao đẹp nào của Bác Hồ?
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1: “Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa”, “Có hồ nước lặng sôi tăm cá”, “Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa”.
Câu 2: “Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn”, “Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối”, “Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn”.
Câu 3: “Ô, vẫn còn đây, của các em / Chồng thư mới mở, Bác đang xem”
Câu 4: Hình ảnh “Như dòng sông chảy, nặng phù sa”. Dòng sông là biểu tượng trưng cho tình yêu thương và sự hy sinh không mệt mỏi của Bác Hồ dành cho đất nước và nhân dân.
Câu 5: Bác Hồ là người có sâu sắc dành cho đất nước và nhân dân, cuộc sống giản dị, gần gũi với thiên nhiên và con người Việt Nam, sự quan tâm đến thế hệ trẻ và khát vọng xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước.
PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI VIẾT 3
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
I. NHẬN XÉT
Câu hỏi: Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Sáng Chủ nhật, tiệm tạp hoá của cô Thi vừa mở cửa đã có khách. Đó là hai cha con một cậu bé từ xa đến. Thấy cô chủ tiệm mở cửa, cậu bé đi vào, lễ phép chào rồi lấy ra một cái phong bì. Cậu bé đưa cái phong bì cho cô chủ tiệm, ấp úng: "Cô ơi! Tiền này không phải của con.". Cô chủ ngạc nhiên nhìn hai cha con. Người cha giải thích một hồi, cô mới hiểu đầu đuôi câu chuyện. Thì ra, chuyện là thế này...
(2) Thế rồi một buổi sáng, tiệm tạp hoá có hai vị khách ghé thăm. Đó là Hải được ba đưa đến tận nơi để trả lại số tiền không phải của em. Cô chủ tiệm rất cảm động vì chuyện xảy ra đã rất lâu mà cậu bé vẫn còn nhớ. Cô càng cảm động hơn nữa khi được biết Hải sẽ đem toàn bộ số tiền tiết kiệm ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt. Cô đưa thêm mấy trăm nghìn, nhờ Hải giúp cô gửi đến đồng bào bị thiên tai. Hai cha con cảm ơn cô, rồi ra về để còn kịp đóng góp thêm với cô bác trong xóm.
a) Hãy so sánh đoạn văn (1) với đoạn mở đầu của bài đọc Cậu bé và con heo đất. Cách mở đầu mới này có gì khác với cách mở đầu trong bài đọc?
b) Hãy so sánh đoạn văn (2) với đoạn kết thúc của bài đọc Cậu bé và con heo đất. Cách kết thúc mới này có gì khác so với cách kết thúc trong bài đọc?
c) Vì sao có thể nói việc thay đổi cách mở đầu hoặc kết thúc câu chuyện không làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện?
II. LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Thay đổi cách mở đầu câu chuyện trong bài đọc Những chấm mà không nhỏ (trang 33-34).
2. Chọn một bài đọc mà em đã học ở lớp 5 và thay đổi cách kết thúc câu chuyện trong bài đọc đó.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
I. NHẬN XÉT
Câu hỏi: a.Mở đầu: tả cảnh sáng Chủ nhật tại tiệm tạp hoá của cô Thi, khi có hai khách hàng là cha con cậu bé đến.
Bài đọc “Cậu bé và con heo đất” không trực tiếp giới thiệu về nhân vật chính thay vào đó là việc mô tả cảnh quan và hoạt động tại tiệm tạp hoá.
b. Kết thúc: tả cảm xúc của cô chủ tiệm khi biết được Hải sẽ dùng số tiền tiết kiệm để ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt.
Cách kết thúc trong bài đọc “Cậu bé và con heo đất” bằng việc Hải trả lại số tiền cho cô chủ tiệm.
c) Việc thay đổi cách mở đầu hoặc kết thúc câu chuyện không làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện vì những sự kiện và hành động quan trọng nhất vẫn được giữ nguyên.
II. LUYỆN TẬP
Câu hỏi: 1. Thanh, một cậu bé lớp Bốn, đang ngồi trên giường, mở cuốn sách Địa lý ra và nhìn vào tấm bản đồ Việt Nam. Cậu nhìn vào hình dạng quen thuộc của đất nước hình chữ S. Cậu chợt nhớ ra bài tập cô giao là vẽ bản đồ Việt Nam. Thanh bắt tay vào làm ngay.”
2. “Lý mím môi, chăm chú cắt. Một chữ, hai chữ, ba chữ,… Đến chữ thứ mười hai thì Lý ưng ý. Ngày hôm sau, khi cô giáo kiểm tra bài tập, cô khen ngợi sự cố gắng và sự tiến bộ của Lý. Lời khen của cô làm Lý cảm thấy tự hào và hạnh phúc.”
PHẦN 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN TRAO ĐỔI
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài bảo, vở kịch) mà em đã đọc về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Câu 2: Trao đổi về nội dung của tác phẩm được giới thiệu.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1: Cuốn sách “Kim Đồng” của tác giả Tô Hoài kể về câu chuyện của anh Kim Đồng - một người hùng nhỏ tuổi đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Trong cuốn sách này, chúng ta được biết tên thật của anh Kim Đồng là Nông Văn Dền, một cậu bé với trái tim đầy nhiệt huyết và lòng yêu nước.
Câu 2: Tác phẩm nói lên tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và sự hi sinh vĩ đại của những người anh hùng nhỏ tuổi trong cuộc chiến chống lại kẻ thù. Đây là một thông điệp rất quan trọng, nhắc nhở chúng ta về những hy sinh to lớn mà thế hệ cha anh đã dành cho độc lập, tự do của dân tộc.
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều, soạn tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều trang 57, soạn tiếng Việt 5 tập 2 CD trang 57
Bình luận