Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 14: Gương kiến quốc (P3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 14: Gương kiến quốc (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2: 

“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”

Thép Mới

Câu 1: Từ được lặp lại ở tất cả các câu trong đoạn văn là từ nào?

  • A. Từ “tre”
  • B. Từ “giữ”
  • C. Từ “anh”
  • D. Từ “chống”

Câu 2: Trong đoạn văn trên, việc lặp lại từ "tre" nhiều lần chủ yếu nhằm mục đích gì?

  • A. Tạo nhịp điệu cho đoạn văn.
  • B. Nhấn mạnh sự bền bỉ, dẻo dai của cây tre.
  • C. Ca ngợi vai trò quan trọng của cây tre trong cuộc sống và chiến đấu của người Việt.
  • D. Miêu tả hình ảnh cây tre một cách sinh động.

Câu 3: Việc bày tỏ suy nghĩ của người kể chuyện trong bài văn kể chuyện sáng tạo có tác dụng gì?

  • A. Thay đổi cốt truyện.
  • B. Tạo góc nhìn mới cho câu chuyện.
  • C. Làm mất tính khách quan của câu chuyện.
  • D. Thay đổi ý nghĩa của câu chuyện.

Câu 4: Trong viết bài văn kể chuyện sáng tạo, việc thêm chi tiết mới nên:

  • A. Hoàn toàn thay đổi cốt truyện.
  • B. Phù hợp với nội dung và ý nghĩa của câu chuyện gốc.
  • C. Tạo ra một câu chuyện mới.
  • D. Làm ngắn gọn câu chuyện.

Câu 5: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào trong cấu trúc bài văn kể chuyện sáng tạo?

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh giống như một chuyến tàu thời gian đưa chúng ta trở lại thời thơ ấu với biết bao kỉ niệm tươi đẹp.

  • A. Phần mở bài.
  • B. Phần thân bài.
  • C. Phần kết bài.
  • D. Phần diễn biến câu chuyện.

Câu 6: Đâu không phải là đặc điểm của bài văn kể chuyện sáng tạo?

  • A. Thay đổi cách kết thúc mà không làm thay đổi nội dung câu chuyện.
  • B. Thay đổi cách kết thúc và làm thay đổi nội dung câu chuyện.
  • C. Thay đổi các kết thúc mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu chuyện.
  • D. Thay đổi cách kết thúc mà không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

Câu 7: Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

  • A. Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ.
  • B. Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ.
  • C. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ.
  • D. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ.

Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi 8, 9, 10: 

Học ăn, học nói, học gói, học mở

Câu 8: Từ "học" trong tục ngữ được lặp lại mấy lần?

  • A. 3 lần.
  • B. 2 lần.
  • C. 4 lần.
  • D. 5 lần.

Câu 9: Câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở" muốn nhấn mạnh điều gì?

  • A. Tầm quan trọng của việc học hỏi trong cuộc sống.
  • B. Việc học chỉ nên tập trung vào kiến thức sách vở.
  • C. Học hỏi chỉ cần một lần là đủ.
  • D. Học để trở thành người có học vấn cao.

Câu 10: Ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở" là gì?

  • A. Khuyên con người nên học hỏi từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống.
  • B. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học chữ.
  • C. Khuyên con người chỉ nên học những gì mình thích.
  • D. Khuyên con người không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân.

Câu 11: Theo bài thơ “Thăm nhà Bác”, đồ đạc trong nhà Bác được miêu tả như thế nào?

  • A. Sang trọng, hiện đại.
  • B. Đơn sơ, mộc mạc.
  • C. Xa hoa, trang trí công phu.
  • D. Máy móc hiện đại.

Câu 12: Bài thơ “Thăm nhà Bác” được sáng tác theo thể thơ nào?

  • A. Thơ 6 chữ.
  • B. Thơ 7 chữ.
  • C. Thơ lục bát.
  • D. Thơ tự do.

Câu 13: Khi chọn lọc chi tiết để miêu tả cảnh vật, ta cần lưu ý điều gì?

  • A.  Chọn những chi tiết tiêu biểu, đặc trưng cho cảnh vật.
  • B.  Chọn những chi tiết độc đáo, mới lạ.
  • C.  Chọn những chi tiết dễ miêu tả.
  • D.  Chọn chi tiết mờ nhạt, không đặc sắc.

Câu 14: Theo bài đọc “Vua Lý Thái Tông”, bộ luật đầu tiên của nước ta do Lý Thái Tông ban hành là:

  • A. Bộ luật Hán.
  • B. Bộ Hình thư.
  • C. Bộ luật Tống.
  • D. Bộ luật Nông nghiệp.

Câu 15: Theo bài đọc “Tuần lễ Vàng”, gia đình nào được nhắc đến là tiếp tục ủng hộ cách mạng?

  • A. Gia đình Trịnh Văn Bô và Đỗ Đình Thiện.
  • B. Gia đình Võ Nguyên Giáp.
  • C. Gia đình Hồ Chí Minh.
  • D. Gia đình Trường Chinh.

Câu 16: Theo bài đọc “Vua Lý Thái Tông”, năm mấy vua cho lập đàn tế Thần Nông ở Bố Hải?

  • A. Năm 1030.
  • B. Năm 1035.
  • C. Năm 1038.
  • D. Năm 1040.

Câu 17: Theo bài đọc “Tuần lễ Vàng”, thủ lĩnh người Mông ở Hà Giang ủng hộ:

  • A. 5 cân vàng và 1 triệu đồng.
  • B. 9 cân vàng và 2,2 triệu đồng bạc trắng.
  • C. 7 cân vàng và 3 triệu đồng.
  • D. 6 cân vàng và 1,5 triệu đồng.

Câu 18: Theo bài đọc “Vua Lý Thái Tông”, mục đích của việc cho cung nữ dệt gấm vóc là:

  • A. Tạo việc làm cho cung nữ.
  • B. Khuyến khích nghề dệt trong nước.
  • C. Làm quà tặng cho các quan.
  • D. Thay thế hàng Tống.

Câu 19: Trong bài đọc “Vượt qua thách thức”, số người phải sơ tán là:

  • A. Dưới 300.000 người.
  • B. Hơn 400.000 người.
  • C. Chính xác 400.000 người.
  • D. Trên 500.000 người.

Câu 20: Trong bài đọc “Vượt qua thách thức”, hành động của các nhân viên nhà máy điện hạt nhân cho thấy điều gì?

  • A. Sự ích kỷ, chỉ lo bản thân.
  • B. Tinh thần trách nhiệm cao, hy sinh vì cộng đồng.
  • C. Sự thiếu hiểu biết về nguy hiểm.
  • D. Sự thờ ơ trước thảm họa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác