Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 11 cánh diều bài 1 Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Góc lượng giác có số đo a rad thì có số đo theo độ là

  • A. $(\frac{a\pi }{180})°$
  • B. $(\frac{180}{a\pi })°$
  • C. $(\frac{\pi }{180a})°$
  • D. $(\frac{180a}{\pi })°$

Câu 2: Góc lượng giác có số đo 2700° thì có số đo theo rađian là

  • A. 27 rad
  • B. -15 rad
  • C. -27 rad
  • D. 15 rad

Câu 3:  Giá trị nào sau đây mang dấu dương?

  • A. $sin(\frac{3\pi }{4})$
  • B. $cos(\frac{3\pi }{4})$
  • C. $tan(\frac{3\pi }{4})$
  • D. $cot(\frac{3\pi }{4})$

Câu 4: Cho góc lượng giác (Ou,Ov) có số đo 1756°. Các goác lượng giác sau đây cùng có tia đầu Ou, hỏi góc nào có tia cuối Ov?

  • A. 3452°
  • B. 4636°
  • C. 5726°
  • D. 1344°

Câu 5: Giá trị nào sau đây mang dấu âm

  • A. $sin(-\frac{5\pi }{6}$
  • B. $cos(\frac{2\pi }{5})$
  • C. $tan(-\frac{2\pi }{3})$
  • D. $cos(-\frac{\pi }{4})$

Câu 6: Trên một đường tròn định hướng, cặp cung lượng giác nào sau đây có cùng điểm đầu và điểm cuối?

  • A. $\frac{\pi }{3}$ và $-\frac{35\pi }{3}$
  • B. $\frac{\pi }{7}$ và $-\frac{230\pi }{7}$
  • C. $\frac{\pi }{10}$ và $\frac{152\pi }{5}$
  • D. $-\frac{\pi }{6}$ và $\frac{77\pi }{6}$

Câu 7: Một cung lượng giá trên đường tròn định hướng có độ dài bằng hai lần bán kính. Số đo theo radian của cung đó là

  • A. 1rad hoặc -1rad
  • B. 2rad hoặc -2rad
  • C. 4rad hoặc -4rad
  • D. $\frac{1}{2}rad$ hoặc $-\frac{1}{2}rad$

Câu 8: Cho $cos\alpha =\frac{-1}{3}$ và $\pi <\alpha <\frac{3\pi }{2}$. Khi đó $tan\alpha $ bằng

  • A. $2\sqrt{2}$
  • B. $-2\sqrt{2}$
  • C. $3\sqrt{2}$
  • D. $-3\sqrt{2}$

Câu 9: Tính giá trị của biểu thức P = sin30°cos15° + sin150°cos165°

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3

Câu 10: Góc lượng giác nào mà hai giá trị sin và cosin của nó trái dấu?

  • A. 100°
  • B. 80°
  • C. -95°
  • D. -300°

Câu 11: Cotan của góc lượng giác nào bằng $\frac{1}{\sqrt{3}}$

  • A. $\frac{\pi }{3}$
  • B. $\frac{\pi }{6}$
  • C. $\frac{\pi }{4}$
  • D. $-\frac{\pi }{6}$

Câu 12: Góc lượng giác có số đo $\frac{\pi }{12}$ thì số đo theo độ là

  • A. 12°
  • B. -12°
  • C. 15°
  • D. -15°

Câu 13: Cho $tan\alpha =12$ và $\alpha \in (\pi ;\frac{3\pi }{2})$. Khi đó $sin\alpha $ bằng

  • A. $\frac{12}{\sqrt{145}}$
  • B. $\frac{1}{\sqrt{145}}$
  • C. $-\frac{1}{\sqrt{145}}$
  • D. $-\frac{12}{\sqrt{145}}$

Câu 14: Cho $sin\alpha =\frac{1}{4}$ và $\frac{\pi }{2}<\alpha <\pi $. Khi đó $cot\alpha $ bằng

  • A. $-\sqrt{13}$
  • B. $\sqrt{15}$
  • C. $\sqrt{13}$
  • D. $-\sqrt{15}$

Câu 15: Góc lượng giác nào mà hai giá trị sin và cosin của nó cùng dấu?

  • A. $\frac{5\pi }{8}$
  • B. -190°
  • C. $-\frac{3\pi }{5}$
  • D. 275°

Câu 16: Cho góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo theo radian là $\frac{\pi }{3}$. Các góc lượng giác sau đây có cùng tia đầu Ou, hỏi góc nào có tia cuối Ov?

  • A. $-\frac{5\pi }{3}$
  • B. $\frac{2\pi }{3}$
  • C. $-\frac{2\pi }{3}$
  • D. $\frac{5\pi }{3}$

Câu 17: Tính $A= sin^{2}5°+sin^{2}10°+sin^{2}15°+...+sin^{2}85°$ (17 số hạng)

  • A. 0
  • B. $\frac{17}{2}$
  • C. $\frac{2}{17}$
  • D. 1

Câu 18: Góc lượng giác có số đó a° thì có số đo theo radian là

  • A. $180\pi a$
  • B. $\frac{a\pi }{180}$
  • C. $\frac{180\pi }{a}$
  • D. $\frac{\pi }{180a}$

Câu 19: Trong các đẳng thức sau đây, đẳng thức nào sai?

  • A. sin0° + cos0° = 1
  • B. sin90° + cos90° = 1
  • C. sin180° + cos180° = -1
  • D. sin60° + cos60° = 1

Câu 20: Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A. $sin^{2}\alpha +cos^{2}\alpha =1$
  • B. $tan\alpha .cot\alpha =-1(sin\alpha .cos\alpha \neq 0)$
  • C. $1+cot^{2}\alpha =\frac{1}{sin^{2}\alpha }(sin\alpha \neq 0)$
  • D. $1+tan^{2}\alpha =\frac{1}{cos^{2}\alpha }(cos\alpha \neq 0)$

Câu 21: Trên hình vẽ sau các đểm M, N là những điểm biểu diễn của các cung có số đo là:

Trắc nghiệm Toán 11 kết nối bài 1 Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác

  • A. $\frac{\pi }{3}+k2\pi, k\in Z$
  • B. $\frac{\pi }{3}+k\frac{\pi }{2}, k\in Z$
  • C. $\frac{4\pi }{3}+k\pi , k\in Z$
  • D. $\frac{-\pi }{3}+k\pi , k\in Z$

Câu 22: Đổi số đo $\frac{68\pi }{5} $ rad thành số đo độ ta được 

  • A. $2484^{\circ}$
  • B. $4896^{\circ}$
  • C. $2448^{\circ}$
  • D. $4243^{\circ}$

Câu 23: Trong khoảng thời gian từ 3 giờ đến 6 giờ 30 phút, kim phút quét một góc lượng giác bao nhiêu độ?

  • A. $-1060^{\circ}$
  • B. $-1160^{\circ}$
  • C. $-1260^{\circ}$
  • D. $-1360^{\circ}$

Câu 24: Đổi $\frac{4\pi }{5}$ sang độ bằng

  • A. $114^{\circ}$
  • B. $144^{\circ}$
  • C. $104^{\circ}$
  • D. $141^{\circ}$

Câu 25: Có mấy điểm biểu diễn cung lượng giác có số đo \frac{k\pi }{3} (k\in Z)

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 26: Trên đường tròn lượng giác, cho cung lượng giác AM có số đo là -6,32, với điểm đầu A(1;0). Điểm cuối M nằm trong góc phần tư nào của đường tròn lượng giác:

  • A. Góc phần tư thứ I
  • B. Góc phần tư thứ II
  • C. Góc phần tư thứ III
  • D. Góc phần tư thứ IV

Câu 27: Số đo của cung $37^{\circ}15'$ đôi ra radian là:

  • A. 0,384
  • B. 0,414
  • C. 0,593
  • D. 0,652

Câu 28: Cho số đo cung AM bằng $1975^{\circ}, điểm cuối của cung lượng giác AM nằm trong góc phần tư:

  • A. Góc phần tư thứ I
  • B. Góc phần tư thứ II
  • C. Góc phần tư thứ III
  • D. Góc phần tư thứ IV

Câu 29: Góc $\frac{\pi }{9}$ có số đo độ là:

  • A. $18^{\circ}$
  • B. $36^{\circ}$
  • C. $20^{\circ}$
  • D. $12^{\circ}$

Câu 30: Đổi $40^{\circ}25'$ sang radian bằng

  • A. 0,5054
  • B. 0,2004
  • C. 0,1324
  • D. 0,7054

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác