Giải SBT Toán 11 cánh diều bài 1 Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác

Giải chi tiết sách bài tập Toán 11 tập 1 Cánh diều bài 1 Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

 

Bài 1 trang 10 SBT Toán 11 Tập 1: Trên đường tròn lượng giác lấy điểm M sao cho (OA, OM) = 40°. Gọi M' đối xứng với M qua gốc toạ độ. Khi đó số đo của góc lượng giác (OA, OM') bằng:

A. 40°+ k360°.

B. 140°+ k360°.

C. 220°+ k360°.

D. 50° + k360°.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Giải SBT Toán 11 cánh diều bài 1 Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác

Vì M, M' đối xứng nhau qua gốc tọa độ O nên M, O, M' thẳng hàng.

Ta có:

(OA, OM') = (OA, OM) + (OM, OM') + k360° = 40° + 180° + k360° = 220° + k360°.

Bài 2 trang 10 SBT Toán11 Tập1: Cho cosα=−25cosα=−25  với $\frac{\prod }{2}$<α<π . Khi đó, tan α bằng:

A. $\frac{\sqrt{21}}{5}$

B. $-\frac{\sqrt{21}}{2}$

C. $\frac{\sqrt{21}}{2}$

D. $-\frac{\sqrt{21}}{5}$

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Vì $\frac{\prod }{2}$<α<π  nên tan α < 0.

Do đó, từ  1+$tan^{2}\alpha =\frac{1}{cos^{2}\alpha }$ , ta có

Tanα= $-\sqrt{\frac{1}{cos^{2}\alpha }-1} = -\sqrt{\frac{1}{(-\frac{2}{5})^{2} }-1} =  -\frac{\sqrt{21}}{2}$

Bài 3 trang 10 SBT Toán 11 Tập 1: Cho tan α + cot α = 2. Khi đó,tan2α + cot α bằng:

A. 8.

B. 4.

C. 16.

D. 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ta có tan α + cot α = 2

Suy ra (tan α + cot α)2 = 22 = 4.

Mà (tan α + cot α)2 = tan2α + 2tan α . cot α + cot2α

= tan2α + 2 . 1 + cot2α = tan2 α + cot2α + 2 = 4.

Do đó, tan2α + cot2α = 4 – 2 = 2.

Bài 4 trang 10 SBT Toán 11 Tập 1: Kết quả thu gọn của biểu thức

A=sin(π+x)+$cos(\frac{\pi}{2}−x)+cot(2π−x)+tan(\frac{3\pi}{2}+x$ là:

A. – 2cot x.

B. 2tan x.

C. 2sin x.

D. – 2sin x.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

A=sin(π+x)+$cos(\frac{\pi}{2}−x)+cot(2π−x)+tan(\frac{3\pi}{2}+x $

=−sinx+sinx+cot(π+π−x)+$tan(π+\frac{\pi}{2}+x$)

=cot(π−x)+$tan(\frac{\pi }{2} +x)$

=cot(−x)+$tan(π+x− \frac{\pi }{2})$

$=-cotx+tan(-(\frac{\pi }{2}-x))$

=−cotx−$tan(\frac{\pi }{2} −x)$

= -cotx – cotx

= -2cotx

Bài 5 trang 10 SBT Toán 11 Tập 1: Cho tan α = 2. Khi đó giá trị của biểu thức A=$ \frac{sin^{2}\alpha -2sin\alpha.cos\alpha  }{cos^{2}\alpha +3sin^{2}\alpha }$ bằng:

 A. 4.

B. 0.

C. 1.

D. 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Vì tan α = 2 xác định nên cos α ≠ 0, hay cos2α ≠ 0, do đó chia cả tử và mẫu của A cho cos2α ta được:

A=$ \frac{tan^{2}\alpha -2tan\alpha }{1+3tan^{2}\alpha }$

A=$ \frac{2^{2}-2.2}{1+3.2^{2}}$ = 0

Bài 6 trang 10 SBT Toán 11 Tập 1: Cho lục giác đều ABCDEF nội tiếp trong đường tròn lượng giác (thứ tự đi từ A đến các đỉnh theo chiều ngược chiều kim đồng hồ). Tính số đo của các góc lượng giác (OA, OB), (OA, OC), (OA, OD), (OA, OE), (OA, OF).

Giải SBT Toán 11 cánh diều bài 1 Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác

Vì ABCDEF là lục giác đều nên

ˆAOB=ˆBOC=ˆCOD=ˆDOE=ˆEOF=ˆFOA=60°= $ \frac{\pi }{3}$

 Khi đó, ta có:

(OA,OB)= $ \frac{\pi }{3}$ + k2π

(OA,OC)= $ \frac{2\pi }{3}$+k2π

(OA,OD)=π+k2π

(OA,OE)=− $ \frac{2\pi }{3}$+k2π

(OA,OF)=− $ \frac{\pi }{3}$+k2π

Bài 7 trang 11 SBT Toán 11 Tập1: Cho sinα=$\frac{1}{3}$  với α∈($\frac{\pi }{2}$;π). Tính cos α, tanα, cot α.

Lời giải:

Vì α∈($\frac{\pi }{2}$;π)  nên cos α < 0.

Do đó từ sin2α + cos2α = 1, suy ra

cosα=−$\sqrt{1sin^{2}\alpha}$=−$\sqrt{1(\frac{1}{3})^{2}}$=−$\frac{2\sqrt{2}}{3}$

Khiđó, tanα=$\frac{sin\alpha}{cos\alpha}$=$\frac{\frac{1}{3}}{\frac{2\sqrt{2}}{3}}$ = $-\frac{\sqrt{2}}{4}$

cotα= $\frac{1}{tan\alpha }$ = $\frac{1}{-\frac{\sqrt{2}}{4}}$ = $-2\sqrt{2}$

Bài 8 trang 11 SBT Toán 11 Tập 1: Cho cot x = – 3, $\frac{\pi }{2}$<x<π . Tính sin x, cos x, tan x.

Ta có: tanx=$\frac{1}{cotx}$ = $-\frac{1}{3}$

Áp dụng công thức 1+cot2x = $\frac{1}{sin^{2}x}$ , ta được sin2x = $\frac{1}{1+cot^{2}x}$ = $\frac{1}{1+(-3)^{2}}$ = $\frac{1}{10}$

Mà $\frac{\pi }{2}$<x<π  nên sin x > 0. Suy ra sinx = $\frac{\sqrt{10}}{10}$

Khi đó từ cotx = $\frac{cosx}{sinx}$ , suy ra cos x = cot x . sin x = −3. $\frac{\sqrt{10}}{10}$ = $\frac{-3\sqrt{10}}{10}$

Bài 9 trang 11 SBT Toán 11 Tập 1: Chứng minh rằng:

a) sin4 x + cos4 x = 1 − 2sin2 x cos2 x;

b) sin6 x + cos6 x = 1 – 3sin2 x cos2 x.

Lời giải:

a) VT = sin4 x + cos4 x

= (sin2 x)2 + (cos2 x)2 + 2sin2 x . cos2 x – 2sin2 x . cos2 x

= (sin2 x + cos2 x)2 – 2sin2 x . cos2 x

= 12 – 2sin2 x . cos2 x = 1 – 2sin2 x . cos2 x = VP (đpcm).

b) VT = sin6 x + cos6 x

= (sin2 x)3 + (cos2 x)3

= (sin2 x + cos2 x)3 – 3sin2 x cos2 x(sin2 x + cos2 x)

= 13 – 3sin2 x cos2 x . 1

= 1 – 3sin2 x cos2 x  (đpcm).

Bài 10 trang 11 SBT Toán 11 Tập 1: Cho tan x = − 2. Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:

a) A = $\frac{3sinx-5cosx}{4sinx+cosx}$

b) B = $\frac{2sin^{2}x-3sinxcosx-cos^{2}x}{sin^{2}x+sinxcosx}$

Lời giải:

a) Vì tan x xác định nên cos x ≠ 0. Chia cả tử và mẫu của A cho cos x ta được:

A= $\frac{3sinx-5cosx}{4sinx+cosx}$ = $\frac{3tanx-5}{4tanx+1}$ = $\frac{3.(-2)-5}{4.(-2)+1}$ = $\frac{11}{7}$

b) Vì tan x xác định nên cos2 x khác 0. Chia cả tử và mẫu của B cho cos2 x ta được:

B = $\frac{2sin^{2}x-3sinxcosx-cos^{2}x}{sin^{2}x+sinxcosx}$ = $\frac{2tan^{2}x-3tanx-1}{tan^{2}x+tanx}$ = $\frac{2.(-2)^{2}-3.(-2)-1}{(-2)^{2}+(-2)}$ = $\frac{13}{2}$

Bài 12 trang 11 SBT Toán 11 Tập 1: Chứng minh rằng trong tam giác ABC, ta có:

a) sin B = sin(A + C);

b) cosC = – cos(A + B + 2C);

c) $sin\frac{A}{2}$ = $cos\frac{B+C}{2}$

d) $tan\frac{A+B-2C}{2}=cot\frac{3C}{2}$

Lời giải:

Sử dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác.

a) Do A + C = π – B nên sin(A + C) = sin(π – B) = sin B.

Vậy sin B = sin(A + C).

b) Do A + B + 2C = A + B + C + C = π + C

Nên cos(A + B + 2C) = cos(π + C) = – cos C.

Suy ra cosC = – cos(A + B + 2C).

c) Ta có: $\frac{A+B+C}{2}$ = $\frac{\pi }{2}$, suy ra $\frac{B+C}{2}$ =$\frac{\pi }{2}$− $\frac{A}{2}$.

Nên $sin\frac{A}{2}$ = $cos\frac{B+C}{2}$

d) Ta có: $\frac{A+B-2C}{2}$ = $\frac{A+B+C-3C}{2}$ = $\frac{\pi -3C}{2}$ = $\frac{\pi }{2}$-$\frac{3C }{2}$

Suy ra: $tan\frac{A+B-2C}{2}$ = $cot\frac{3C }{2}$

Bài 13 trang 11 SBT Toán 11 Tập 1: Cho sin α + cos α = $\frac{1}{3}$ với $\frac{\pi }{2}$< α<0. Tính:

a) A = sinα . cos α;

b) B = sin α – cos α;

c) C = sin³ α + cos³ α;

d) D = sin4 α + cos4 α.

Lời giải:

a) Do sin α + cos α =  $\frac{1}{3}$ nên (sin α + cos α)2 = ($\frac{1}{3}$)2= $\frac{1}{9}$.

Mà (sin α + cos α)2 = sin2 α + 2 sin α cos α + cos2 α = 1 + 2 sin α cos α.

Do đó, 1 + 2 sin α cos α = $\frac{1}{9}$. , suy ra A = sinα . cos α = $\frac{\frac{1}{9}-1}{2}$ = $-\frac{4}{9}$

b) Ta có: B2 = (sin α – cos α)2 = 1 – 2 sin α cos α = 1−2.$ (-\frac{4}{9})=1+\frac{8}{9}=\frac{17}{9}$

Do $\frac{\pi }{2}$< α<0  nên sin α < 0 và cos α > 0. Do đó sin α – cos α < 0.

Vậy B = −$\frac{\sqrt{17}}{3}$

c) Ta có:

C = sin³ α + cos³ α = (sin α + cos α)3 – 3 sin α cos α(sin α + cos α)

= $(\frac{1}{3})$3-3.$ (-\frac{4}{9})$.$\frac{1}{3}$=$\frac{13}{27}$

d) Ta có:

D = sin4 α + cos4 α = 1 – 2sin2 α cos2 α (theo Bài 9a)

= 1 – 2 (sin α cos α)2 = 1−2.($ -\frac{4}{9}$)2=$\frac{49}{81}$

Bài 14 trang 11 SBT Toán 11 Tập 1: Một vòng quay Mặt Trời quay mỗi vòng khoảng 15 phút. Tại vị trí quan sát, bạn Linh thấy vòng quay chuyển động theo chiều kim đồng hồ. Khi vòng quay chuyển động được 10 phút, bán kính của vòng quay quét một góc lượng giác có số đo bằng bao nhiêu? (Tính theo đơn vị radian).

Lời giải:

Do vòng quay Mặt Trời quay mỗi vòng khoảng 15 phút và chuyển động theo chiều kim đồng hồ nên sau 15 phút, bán kính của vòng quay quét một góc lượng giác có số đo bằng – 2π (rad).

Do đó, sau 10 phút, bán kính của vòng quay quét một góc lượng giác có số đo bằng $\frac{-2\pi }{15}.10=\frac{-4\pi }{3}$ (rad)

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT toán 11 tập 1 sách Cánh diều, Giải SBT toán 11 CD tập 1, Giải SBT toán 11 tập 1 Cánh diều bài 1 Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác