Giáo án vnen bài Tức nước vỡ bờ

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Tức nước vỡ bờ. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Tức nước vỡ bờ
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 3: TỨC NƯỚC VỠ BỜ ( Tiết 1) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức • Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến, nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức và những phẩm chất cao đẹp của họ được thể hiện trong đoạn văn. • Nhận ra được cách triển khai ý trong một đoạn văn, biết xây dựng đoạn văn 2. Kỹ năng • Có kĩ năng tóm tắt văn bản truyện .Vân dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực. • Có kĩ năng nhận biết đc từ ngữ chủ đề , câu chủ đề , quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho. 3. Thái độ • HS có lòng tự hào, ý thức xây dựng XHCN, biết phản kháng đúng với hoàn cảnh để bảo vệ chân lí, lẽ phải. • Có ý thức xây dựng đoạn văn theo đúng cách thức, quy phạm. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực • Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. • Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: • Máy chiếu • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác; dạy học theo hợp đồng; phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu • KT trình bày 1 phút; KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; KT động 2. Học sinh: chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 9 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương phápdạy học nêu và giải quyết vấn đề - Năng lực: giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cá nhân; GV nhận xét, đánh giá - Thực hiện yêu cầu mục A ? Đọc đoạn giới thiệu tiểu thuyết Tắt đèn dưới đây và cho biết cảm nhận của em về tình cảnh của gia đình chị Dậu Tắt đèn là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố.... cho chị bát gạo để nấu cơm... Tắt đèn cùa Ngô Tất Tố là một tác phẩm đánh giá đúng nhất về hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Ông đã xây dựng lên hình ảnh một gia đình chị Dậu, đại diện cho tầng lớp nông dân, khốn khó nghèo đói, bần cùng của xã hội lúc bấy giờ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung I. Tìm hiểu chung - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại - Kĩ thuật trình bày 1 phút - Năng lực: tự học; năng lực CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức * Tổ chức HĐ cá nhân- KT trình bày 1 phút; máy chiếu - Yêu cầu HS trình bày những hiểu biết, tìm hiểu của em về tác giả và tác phẩm - Gv giảng * HĐ cả lớp - Hướng dẫn đọc: - Yêu cầu hs đọc, nhận xét - Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó. * HĐ cặp; máy chiếu Xác định : ? Xác định thể loại của văn bản? ? Văn bản được viết theo PTBĐ nào? ? Xác định bố cục của văn bản? - HS trao đổi, phát biểu và nhận xét - GV nhận xét, đánh giá và bổ sung 1. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: + Ngô Tất Tố: 1893 – 1954. + Quê quán: Làng Lộc Hà huyện Từ Sơn, Băc Ninh. + Là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị. - Tác phẩm: +Xuất xứ đoạn trích: Trích chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn ( 1939) 2. Đọc và tìm hiểu chú thích + Đọc + Chú thích 3. Tìm hiểu chung - Thể loại : Tiểu thuyết - PTBĐ: Tự sự kết hợp với miêu tả - Bố cục: + P1(Từ đầu -> ngon miệng hay không): Chị Dậu chăm sóc chồng + P2 (còn lại): Chị Dậu đối mặt với cai lệ, người nhà lí trưởng. Chị vùng lên đấu tranh. Hình thức tổ chức Nội dung II. Tìm hiểu văn bản (tiếp) - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác; dạy học theo hợp đồng - Kĩ thuật động não; KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; KT trình bày 1 phút - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng * Hđ cả lớp ? Tìm chi tiết nói về tình cảnh nhà chị Dậu trước khi bọn tay sai xông đến? ? Tình thế nào đặt ra cho chị Dậu lúc này? - HS hoạt động, trình bày và đánh giá - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV: Giảng * HĐ nhóm- KT khăn phủ bàn; máy chiếu; HS ĐG chéo - Gv lưu ý hs chọn chi tiết và gạch chân ngay trong sgk 1. Tình thế của chị Dậu - Hạng cùng đinh ( nhất nhì) - Trong vụ thuế: Bán con, bán chó… thiếu thuế - Chồng ốm, bị đánh trói.. ngất đi .. vừa tỉnh => Phải lo đủ tiền đóng thuế; bảo vệ chồng trong tình thế nguy ngập 2. Nhân vật cai lệ Các phương diện Nhận xét Mục đích khi đến nhà chị Dậu Lã thuế Cử chỉ, HĐ … Tàn bạo, hung hãn, không chút tính người Ngôn ngữ, lời nói … Thô lỗ, cục cằn Tính cách, bản chất Hung hãn, tàn bạo, không chút nhân tính * HĐ cả lớp ? Nhận xét nghệ thuật khắc họa nhân vật. ? Qua đó, em thấy cai lệ hiện lên là người như thế nào? ? Qua nhân vật cai lệ, tác giả bày tỏ thái độ gì - Gv bình - Nhận xét nghệ thuật: khắc họa nhân vật rõ nét, nhất quán , điển hình. - Cai lệ là người đầy bất nhân, tàn bạo (hiện thân của nhà nước thực dân pk) - Thái độ tác giả: lên án, tố cáo ---------------------------------------------------------------------------- Tiết 10 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung II. Tìm hiểu văn bản (tiếp) - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác; dạy học theo hợp đồng - Kĩ thuật động não; KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; KT trình bày 1 phút - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng * HĐ cả lớp ? Tìm chi tiết miêu tả hình ảnh chị Dậu trước khi cai lệ đến? ? Nhận xét tình cảm của chị với chồng. ? Trước thái độ hách dịch của cai lệ và người nhà lí trưởng chị Dậu có cử chỉ như thế nào? Cách xưng hô? ? Nhận xét thái độ của chị ? Tại sao lại có thái độ đó? ? Thế nhưng khi cai lệ sấn sổ đến chỗ anh Dậu ,thái độ của chị như thế nào? ? Nêu nhận xét về thế của chị Dậu lúc này? ? Khi cai lệ tát chị, nhảy vào trói anh Dậu, chị có hành động gì? Tìm chi tiết *HĐ cá nhân- KT động não-HS, GV đánh giá. ? Nhận xét thái độ, phản ứng của chị ? ? Sự thay đổi trong thái độ phản ứng của chị Dậu có hợp lí không? Xuất phát từ điều gì? -Giảng * HĐ cả lớp ? Nhận xét NT miêu tả nhân vật. ? Nhận xét từ ngữ, giọng điệu? ? Cảm nhận chung về nhân vật chị Dậu? *Bình * Hđ cá nhân- KT trình bày một phút- GV đánh giá. ? Thái độ của tác giả? ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật? ? Nội dung đoạn trích là gì? - GV định hướng kiến thức (chiếu) 3. Nhân vật chị Dậu * Trước khi cai lệ đến - Nấu cháo, quạt…động viên , lo lắng… ->Yêu thương, chăm sóc chu đáo cho chồng * Sau khi cai lệ đến - Lúc đầu: - Run run…xin khất… - Xưng hô: cháu - ông -> Lễ phép , nhẫn nhịn vì biết phận mình , mong chồng được tha. - Cai lệ xông đến trói anh Dậu: + liều mạng cự lại: “chồng tôi đau ốm các ông không được phép hành hạ” Cự lại bằng lí- cái lí của đạo làm người… -> Từ thế ngang hàng, thái độ cứng cỏi , dứt khoát + Cai lệ tát chị, nhảy đến trói anh Dậu . Nghiến hai hàm răng, xưng hô bà- mày. . Tóm cổ ..ấn dúi ra cửa . Giằng co…lẳng cho ngã nhào -> Thay đổi trong thái độ (xuất phát từ tình yêu thương) - Nghệ thuật: + Miêu tả tâm lí chân thực + Động từ, tính từ, khẩu ngữ + Giọng văn : hài hước * Chị Dậu: Bản chất mộc mạc, yêu thương chồng con, nhẫn nhịn nhưng không yếu đuối, có sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng tiềm tàng. * Nhan đề: có áp bức, có đấu tranh - Thái độ t/g: Cảm thông, cổ vũ, tin vào phẩm chất tốt đẹp của họ 3. Tổng kết - Nghệ thuật: + Khắc họa tính cách nhân vật + Ngòi bút miêu tả linh hoạt,sống động + Ngôn ngữ kể chuyện,miêu tả ,đối thoại sống động - Nội dung: Văn bản phản ánh sự tàn ác, bất nhân của XH thực dân, nỗi cơ cực của người nông dân và p/chất cao đẹp của họ. * Hướng dẫn học ở nhà - Đọc và tóm tắt vb “Tức nước vỡ bờ” - Ôn lại nội dung, NT của văn bản - Chuẩn bị các phần sau: + Đọc mục 3/phần B và trả lời câu hỏi + Phần C- đọc y/c của BT, dự kiến câu trả lời + Phần D: đọc, chọn đề, phác thảo dàn ý cho bài văn. Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 3: TỨC NƯỚC VỠ BỜ (tiếp) Tiết 11 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (tiếp) Hình thức tổ chức Nội dung III. Tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu; dạy học hợp tác - Kĩ thuật học tập hợp tác; KT đặt câu hỏi - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp Yêu cầu học sinh đọc văn bản *HĐ cả lớp - GV giao nhiệm vụ ? Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý viết thành mấy đoạn văn? ? Em thường dựa vào những dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn? - HS hoạt động, trình bày và bổ sung - GV nhận xét, chuẩn kiến thức *HĐ cá nhân – HS đánh giá chéo - GV giao nhiệm vụ ? Trong văn bản thứ nhất của văn bản trên, những từ ngữ nào có tác dụng duy trì đối tượng được biểu đạt (từ ngữ chủ đề)? - HS hoạt động, trình bày và bổ sung - GV nhận xét, bổ sung: từ ngữ chủ đề được lặp lại nhiều lần, thường là đại từ, từ đồng nghĩa -Tác dụng duy trì đối tượng biểu đạt *HĐ cá nhân- KT động não - GV giao nhiệm vụ ? Đọc đoạn văn thứ hai của văn bản trên và tìm câu then chốt của đoạn văn (câu chủ đề ) Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn? - HS hoạt động, trình bày và bổ sung - GV nhận xét, chuẩn kiến thức - Gv lưu ý: câu CĐ thường đủ hai thành phần chính C-V, ngắn gọn; thường đứng đầu đoạn, hoặc cuối đoạn. *HĐ cả lớp ? Từ những nhận thức trên em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản? - GV chuẩn kiến thức. * HĐ nhóm- KT công đoạn- GV , ĐG, chiếu đáp án tham khảo - GV cung cấp phiếu HT - GV giao nhiệm vụ: N1,2- Đ1 N3,4-đoạn 2; N5,6- Đoạn 3 Đặc điểm Đoạn Câu chủ đề Trình tự nội dung Quan hệ giữa cá âu 3.Tìm hiểu về đoạn văn và cách xây dựng đoạn văn a/ Đoạn văn * Xét vb “ Ngô Tất Tố và tp “Tắt đèn” - Văn bản gồm hai ý: + Cuộc đời, sự nghiệp của Ngô Tất Tố( đoạn 1) + Giá trị của tác phẩm Tắt đèn (đoạn 2) - Mỗi ý trên được viết thành một đoạn văn (Nội dung) - Dấu hiệu hình thức: Bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu dấu chấm xuống dòng - Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành * Ghi nhớ: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo lên văn bản, thường biểu đạt ý tương đối hoàn chỉnh. b/ Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề * Đoạn 1: - Đối tượng: Ngô Tất Tố -Từ ngữ duy trì đối tượng trong đoạn văn: Ngô Tất Tố, ông, nhà văn -> Các từ ngữ trên được gọi là từ ngữ chủ đề. * Đoạn 2 - Câu 1 chứa ý bao trùm của đoạn văn -> Đây là câu chủ đề - Từ ngữ chủ đề là các từ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. - Câu chủ đề mang nội dung khái quát lời lẽ ngắn gọn thường đủ hai thành phần chính, có thể đứng ở vị trí đầu hoặc cuối đoạn văn. Đặc điểm Đoạn Câu chủ đề Trình tự nội dung Quan hệ giữa các câu Kết luận 1 không Song song Bình đẳng Trình bày theo cách song hành 2 Có (đầu đoạn) Khát quát-> cụ thể Không bình đẳng (câu CĐ mang ý k/quát, ác câu sau mang ý cụ thể, chi tiết , làm rõ c/ đề) T/ bày theo cách diễn dịch 3 Có (cuối đoạn) Cụ thể-> khái quát Không bình đẳng (câu CĐ mang ý k/quát, các câu trước mang ý cụ thể làm rõ c/ đề) Trình bày theo cách quy nạp * Hđ cả lớp ? Thường gặp mấy cách trình bày nội dung đoạn văn? Đặc điểm từng cách? - GV chuẩn kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu; dạy học hợp tác - Kĩ thuật: học tập hợp tác - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực đọc hiểu * Hđ nhóm; Hs ĐG - GV hướng dẫn: - Nội dung: giá trị ND, NT của văn bản - HT: xác định đoạn văn trình bày theo cách nào? Chú ý từ ngữ chủ đề, câu chủ đề. Tiết 12 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * GV hướng dẫn: - Yêu cầu HS chọn đề - Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm, kiến thức (lập dàn bài) của văn tự sự. -Khái niệm: dựng đoạn, đặt câu; đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, bố cục hợp lí… - Lập dàn bài: + Mở bài: hoàn cảnh gợi nhớ, giới thiệu đối tượng + Thân bài: sắp xếp sự việc hợp lí câu chuyện có nguyên nhân, diễn biến, kết quả và có ý nghĩa nhất định. + Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình với đối tượng được kể (đề 1); ý nghĩa, bài học cuộc sống được rút ra (đề 2) Viết bài tập làm văn sô1 (làm trên lớp) E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG * HĐ cá nhân - Đọc tác phẩm - Liệt kê sự việc chính * Chuẩn bị bài 4: Lão Hạc + Đọc phần A, dự kiến câu trả lời + Đọc văn bản + Trả lời câu hỏi phần B, mục 2 Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 8, tức nước vỡ bờ, giáo án tức nước vỡ bờ vnen 8, giáo án vnen tức nước vỡ bờ

Giải bài tập những môn khác