Giáo án ngữ văn 8: Bài Nói quá
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Nói quá. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
NÓI QUÁ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là nói quá, nói giảm nói tránh.
- Biết cách sử dụng biện pháp nói quá trong những tình huống nói và viết cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng hiểu biết về phép nói quá trong đọc - hiểu văn bản.
- Sử dụng nói quá đúng nơi đúng chỗ
3. Thái độ:
- Giáo dục đạo đức: Biết yêu tiếng Việt, trân trọng và giữ gìn tiếng mẹ đẻ, phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
4. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: học sinh soạn bài, tìm hiểu qua tư liệu tham khảo để khám phá kiến thức trước khi lên lớp và theo yêu cầu chuẩn bị của giáo viên, tự hoàn thành các bài tập hoặc các nhiệm vụ của nhóm và giáo viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề: có suy nghĩ và tìm ra các phương án giải quyết vấn đề khi vận dụng các kiến thức về từ vựng vào làm bài tập.
- Năng lực sáng tạo: được trau dồi trong quá trình tự học, hoạt động nhóm, khi giải quyết các tình huống và đưa ra các phương án mới, hiệu quả.
- Năng lực giao tiếp: năng lực giao tiếp trong chủ đề “các biện pháp tu từ” cần được chú trọng vì đây là cơ hội để các em hoàn thiện vốn hiểu biết của bản thân về các biện pháp tu từ. Năng lực này được vận dụng linh hoạt khi các em trao đổi tích cực với giáo viên, với bạn học.
- Năng lực hợp tác: Năng lực này thể hiện chủ yếu trong bước chuyển giao nhiệm vụ học tập của giáo viên.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Việc sử dụng vốn từ vựng trong giao tiếp cũng như trong viết bài, đoạn văn, câu văn giúp cho năng lực này phát triển. Thường thì năng lực này được thể hiện trong khi sử dụng kĩ thuật trình bày một phút, hoạt động nhóm.
- Sử dụng công nghệ thông tin: thu thập kiến thức xã hội có liên quan;
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực viết, phân tích, đánh giá, làm việc độc lập, chủ động.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (phiếu học tập....)
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định lớp
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
Bước 2. Kiểm tra bài cũ
Bước 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG:
- Mục tiêu:
+ Huy động các kiến thức đã có về các biện pháp tu từ đã học
+ HS tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú cho HS.
- Phương pháp/kĩ thuật: PP vấn đáp, KTgiao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, trình bày một phút
- Thời gian: 7 phút
? Bằng sự ghi nhớ của mình hãy nhắc lại các biện pháp tu từ mà em đã học.
- So sánh; nhân hoá; ẩn dụ ; hoán dụ; điệp ngữ; chơi chữ; liệt kê.
*GV cho h/s nghe lời hát ngọt ngào, êm ái trong bài: Trên quê hương quan họ của nhạc sĩ Phó Đức Phương.
? Trên quê hương quan họ, một làn nắng cũng mang điệu dân ca. Qua lời hát ấy, ta cảm nhận được chất quan họ đã thấm đẫm cả vào sự vật nơi đây...đó là bởi nhạc sĩ đã sử dụng thành công phép tu từ NT nào?
- nói quá…=> chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS tham gia phân tích ngữ liệu để hiểu thế nào là nói quá, nói giảm nói tránh tác dụng và phạm vi sử dụng của 2 biện pháp tu từ trên.
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, tư liệu.
- Kĩ thuật: KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT trình bày một phút, động não,...
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nói quá và tác dụng của nói quá I. Nói quá và tác dụng của nói quá
GV chiếu ngữ liệu – HS đọc
1. Phân tích ngữ liệu: SGK/101
?Mức độ cách nói trong các ví dụ trên như thế nào so với sự thật?
- Nói quá sự thật
? Dựa vào hiểu biết của em về quy luật của tự nhiên và thực tế cuộc sống em hãy giải thích các sự việc trên?
Hs trả lời
?Thực chất của cách nói trên muốn nhấn mạnh điều gì? (S4) *Ví dụ:
- chưa nằm đã sáng
- chưa cười đã tối
-> Phóng đại về tính chất của hiện tượng thời tiết
-> Nhấn mạnh tính chất của thời tiết: đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn.
?Cách nói như trên nhàm mục đích gì?
=> tăng sức biểu cảm, khơi gợi cảm xúc nơi người đọc. - thánh thót như mưa
-> Phóng đại về mức độ của sự việc
-> Nhấn mạnh sự lao động vất vả cực nhọc của người nông dân
=> Nói quá
?Em hiểu thế nào là nói quá? (S5)
?Như vậy nói quá có tác dụng gì?
*Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
?Hãy so sánh 2 cách diễn đạt trên, cách nào hay hơn và gây ấn tượng với người đọc hơn? (S6)
- Đọc ghi nhớ SGK/102 2. Ghi nhớ: SGK/102
Cho HS làm bài tập nhanh (S7)
Chỉ ra biện pháp nói quá nêu tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong các câu sau:
- Bàn tay ta làm nên tất
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông – Bài ca vỡ đất)
->Nhấn mạnh vai trò, niềm tin vào sức lao động của con người.
- Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi.Từ giờ đến sáng mai em có thể lên đến tận trời được.
(Nguyễn Minh Châu – Mảnh trăng cuối rừng)
-> Vết thương nhẹ không đáng lo, có thể làm bất cứ việc gì.
- Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. (Nam Cao – Chí Phèo)
->Cụ bá hung dữ, nhiều quyền lực.
Lấy 1 vài ví dụ có sử dụng nói quá :
- Làm trai cho đáng lên trai
Khom lưng, chống gối gánh hai hạt vừng.
- Con đi trăm núi ngàn khe
Không bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
- Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn…
- HS hoạt động cá nhân
?Nói quá còn có những tên gọi nào khác?
- GV: Nhận xét chốt kiến thức: Nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu. Để nhận ra biện pháp nói quá cần đối chiếu nội dung lời nói với thực tế. Phải nắm được cái ý nghĩa hàm ẩn của lời nói (tức là hiểu theo nghĩa bóng chứ không hiểu theo nghĩa đen).
Lưu ý HS sử dụng phép nói quá
*Các trường hợp dùng nói quá
?Các trường hợp nào sử dụng nói quá? HS nêu
GV: Vì nói quá nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm nên trong khẩu ngữ, trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, thơ văn người ta hay sử dụng nói quá.
- Trong khẩu ngữ: buồn nẫu ruột, mệt đứt hơi, đói rã họng, lo sốt vó, nở từng khúc ruột.
+ Lời khen của cô giáo làm nó nở từng khúc ruột (muốn nói là rất vui, phấn khởi)
+ Con đi trăm núi ngà khe
Không bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
- Trong thơ văn
+ Trên quê hương quan họ, một làn nắng cũng mang điệu dân ca (ý muốn nói thiên nhiên, cảnh vật cũng ảnh hưởng, mang đậm bản sắc, đặc trưng của vùng Kinh Bắc).
- Trong thành ngữ: ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo,làm như mèo mửa... *Lưu ý:
- Sử dụng nói quá
* Các trường hợp không sử dụng nói quá
Cho HS đọc truyện ‘Quả bí khổng lồ’
? Có ý kiến cho rằng hai nhân vật trong câu chuyện trên đã sử dụng biện pháp nói quá? Theo em ý kiến đó có đúng không? Vì sao?
- HS tự do bày tỏ quan điểm, nhận xét ý kiến của nhau.
- GV đưa đáp án: Không đúng. Tạo ra tiếng cười hoặc sự chê bai những kẻ khoác lác làm gì có quả bí to bằng cái nhà.
Hoạt động nhóm
Cách thức: 4 bước
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ
? Qua việc tìm hiểu các ví dụ ở mục I và câu chuyện “Quả bí khổng lồ”, em hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa nói quá và nói khoác? (S14)
(Thời gian: 5 phút
Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: điền vào bảng hai cột
Phân công: Bàn ...)
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức
Nói quá Nói khoác
Giống nhau Cùng là nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng.
Khác nhau nhằm nhấn mạnh và tăng sức biểu cảm, tạo độ tin cậy cao.
(tác động tích cực)
làm cho người nghe tin vào điều không có thực, tạo ra sự khôi hài hoặc chế nhạo
(tác động tiêu cực)
- Phân biệt nói quá với nói khoác
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15’)
- Mục tiêu: củng cố kiến thức
- Phương pháp: PP vấn đáp.
- Hình thức tổ chức: thảo luận nhóm.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: động não...
Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2
Hoạt động cá nhân: Hs trả lời miệng yêu cầu bài tập II. Luyện tập:
Bài tập 2
Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 3
- Đặt câu với các thành ngữ nói quá.
Thi đua giữa các nhóm, đặt câu vào bảng nhóm. Bài tập 3
Tổ chức cho HS chơi trò chơi nhìn hình đoán chữ (thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá) (18, 19, 20, 21, 22, 23)
- 1 trọng tài
- 3 tổ cử 3 đại diện chơi
- đội nào giơ tay trước được trả lời
- HS nhìn hình trả lời
- tìm ra người thắng cuộc
- bốc thăm lấy thưởng Bài tập 4
- Khỏe như voi
- Đen như cột nhà cháy
- Chậm như rùa
- Gầy như que củi
- Ăn như mèo
Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) về chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá.
- Hoạt động cá nhân viết đoạn văn vào giấy nháp.
- GV chiếu cho HS xem hướng dẫn chấm:
+ Đúng mô hình đoạn văn, đúng chính tả, đủ số câu.(2đ)
+ Đúng nội dung chủ đề, diễn đạt trôi chảy.(6đ)
+ Có sử dụng biện pháp tu từ nói quá, gạch chân câu văn có sử dụng biện pháp nói quá.(2đ.)
- Trong bàn trao đổi bài cho nhau dựa vào hướng dẫn chấm để nhận xét, đánh giá cho điểm bài làm của bạn.
- GV: Vấn đáp kiểm tra bài làm của HS. Bài tập 5
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’)
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Phương pháp: chơi trò chơi.
- Hình thức tổ chức: cho các nhóm thi.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: hợp tác...
?Diễn đạt lại các từ ngữ gạch chân trong các câu dưới đây bằng các từ ngữ dùng lối nói quá.
a/ Trời rét thế này mà cậu mặc áo cộc tay. Cậu đúng là khoẻ thật đấy.
Rét cắt da cắt thịt khoẻ như voi
b/ Ông ấy rất ki bo, không bao giờ cho ai cái gì đâu.
vắt cổ chày ra nước
?Viết đoạn văn hoặc làm bài thơ có dùng biện pháp nói quá.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học.
- Phương pháp: thuyết trình
- Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh minh họa.
- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.
? Sưu tầm thêm những câu thơ, văn, ca dao, tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá
? Em có hay nói quá không? Ghi lại lần nói quá của bản thân mình?
? Nói quá có giống với nói khoác, "nổ" không? Vì sao?
Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )
* Hướng dẫn học bài cũ:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Sưu tầm các đoạn văn, bài thơ có sử dụng biện pháp nói quá.
- Hoàn thành các bài tập.
* Hướng dẫn chuẩn bị cho tiết 2 của chủ đề:
- Chuẩn bị tiết 2 của chủ đề Các biện pháp tu từ:
+ Trả lời các câu hỏi phần I.
+ Bảng phụ, phiếu học tập.
+ Xem trước các bài tập SGK bài “Nói giảm nói tránh”, tổng kết chủ đề bằng sơ đồ tư duy.
+ Mỗi tổ chuẩn bị một tình huống có sử dụng nói quá hoặc nói giảm nói tránh.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Nói quá, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Nói quá, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài , giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Nói quá, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Nói quá