Giáo án ngữ văn 8: Bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Tập làm văn
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận diện được vai trò của yếu tố trong văn bản tự sự.
- Hiểu được vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Nắm được cách kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Biết nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.
- Biết cách sử dụng kết hợp các yếu tố và biểu cảm trong làm văn.
3. Định hướng phát triển năng lực
-- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân, ra quyết định: sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Năng lực giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ỹ tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
4.Thái độ: Giáo dục tính nhanh nhẹn, linh hoạt, biểu cảm.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan.
+ Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
Bước 2. Kiểm tra bài cũ (4’):
2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài.
- GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh.
2.2. Kiểm tra nội dung bài
? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Làm BT3 (62).
Đáp án (sơ lược)
- Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại ngắn gọn, trung thành nội dung chính của văn bản.
- HS làm đúng BT3.
Bước 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’):
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
GV trình chiếu hoặc đọc cho học trò những câu thơ sau:
Trong chữ NHẸ vẫn có dấu NẶNG
Trong chữ VỮNG vẫn còn dấu NGÃ
Trong chữ HIỂU vẫn có dấu HỎI
Trong chữ XẤU vẫn còn nguyên dấu SẮC
Chữ THẲNG vẫn có nét CONG
- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận
- GV nhận xét: tưởng chừng mọi thứ tách bạch, riêng biệt với nhau, nhưng ở phương diện nào đó, nó lại có sự kết nối với nhua
Trong văn bản như tự sự cũng vậy, tưởng chừng không có yếu tố miêu tả, biểu cảm nhưng chúng vẫn xuất hiện và không bao giờ tách bạch rõ ràng, tuyệt đối. Các yếu tố này luôn đan xen, hỗ trợ nhau làm nổi bật chủ đề của văn bản. Vậy làm thế nào để phân biệt được kiểu văn bản tự sự với văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm? Các yếu tố này có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (23’)
- Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,..
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố kể, tả và bộc lộ tình cảm trong văn bản tự sự
Bảng phụ (Đoạn văn phần ngữ liệu)
*HS đọc 2 VD => GV nêu: Kể, tả, biểu cảm là gì?
? Tìm các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện yếu tố miêu tả trong đoạn văn ?
? Đoạn trích kể lại những việc gì?
- Sự việc nhỏ:
+ Mẹ vẫy tôi
+ Tôi chạy theo xe chở mẹ
+ Mẹ kéo tôi lên xe, xoa đầu tôi..
+ Tôi oà khóc
+ Mẹ tôi sụt sùi theo
+ Mẹ thấm nước mắt, bế tôi lên xe, Tôi ngồi bên mẹ, trong lòng mẹ..
? Đoạn văn có chỉ ra mức độ sự việc, tính chất sự việc, tính chất hành động của nhân vật không?
-> Có. Đó là những yếu tố miêu tả thường chỉ mức độ, tính chất, màu sắc của Sviệc, hành động, nhân vật.
? Xác định các yếu tố miêu tả (mức độ, tính chất, màu sắc của sự việc, hành động, nhân vật), biểu cảm trong đoạn văn?
Yếu tố miêu tả
- Tôi thở... trán đẫm mồ hôi, rức cả chân
- Mẹ tôi không còm cõi, gương mặt... gò má
Yếu tố biểu cảm
+ Hay tại sự sung sướng ...sung túc -> suy nghĩ
+ Tôi thấy những ... lạ thường -> cảm nhận + Phải bé ... vô cùng -> phát biểu cảm tưởng
? Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen vào nhau?
=> các yếu tố không tách riêng mà đan xen vào nhau.
? Nếu bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn đi thì đoạn văn sẽ như thế nào?
=> Đoạn văn khô khan, không gây xúc động lòng người
? Vậy miêu tả, biểu cảm trong tự sự có tác dụng gì?
- Đoạn văn trở lên hấp dẫn, sinh động buộc người đọc phải suy nghĩ, liên tưởng, rút ra bài học về tình mẫu tử thiêng liêng
? HS khá: Nếu bỏ yếu tổ tự sự đi thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
- Đoạn văn sẽ không có sự việc, nhân vật -> không có “chuyện” -> các yếu tố miêu tả, biểu cảm phải bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển.
? Vậy các yếu tố miêu tả, biểu cảm có tác dụng gì trong văn tự sự ?
- 2 HS phát biểu.
? Bài học cần ghi nhớ gì?
Trong văn bản tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện). Mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- 1 HS đọc ghi nhớ.
Thảo luận nhóm bàn: 2p sử dụng bảng phụ
BT: Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn sau:
“...Tôi xồng xộc chạy vào...Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu...” (trích “Lão Hạc”-Nam Cao)
+ Yếu tố miêu tả: Lão vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, miệng tru tréo, bọt mép sùi ra, người chốc chốc lại giật mạnh, nảy lên,...
+ Yếu tố biểu cảm: Cái chết thật là dữ dội,...kinh hoàng, bất thình lình,...
Tác dụng: Làm cho việc kể về cái chết của lão Hạc trở nên sinh động, chân thực, như hiện ra trước mắt người đọc. Ông giáo bị ám ảnh và day dứt về cái chết đó, muốn truyền cảm xúc ấy cho người đọc, người nghe. Đoạn văn tự sự trở nên sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân đạo của nhà văn. I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và bộc lộ tình cảm trong văn bản tự sự
1. Phân tích ngữ liệu: SGK/72
- Sự việc lớn: kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của “tôi” với người mẹ lâu ngày xa cách -> sự việc bao trùm trong đoạn trích.
- Sự việc nhỏ: 6 sự việc
-> Yếu tố tự sự: sự việc lớn, nhỏ
-> Yếu tố miêu tả: tả “tôi”, tả mẹ.
-> Yếu tố biểu cảm: suy nghĩ, cảm nhận, cảm tưởng của “tôi”
- Các yếu tố đan xen vào nhau.
=> Miêu tả, biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động, sâu sắc.
2. Ghi nhớ: SGK (74)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
- Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng kỹ năng viết đoạn văn, bồi dưỡng tình cảm yêu thương con người, thầy cô, bè bạn, mái trường.
- Phương pháp: PP vấn đáp.
- Hình thức tổ chức: học theo cá nhân.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: động não...
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập: 17p
H đọc và xác định yêu cầu BT1 (74)
H thảo luận nhóm bàn
-> trình bày
H đọc và xác định yêu cầu BT1 (74)
- GV Gợi ý -> HS viết ra phiếu học tập
- Kể giây phút đầu tiên gặp người thân
- Tả: hình dáng, mái tóc (từ xa) -> gần
Bµi 2: (74) HS hướng dẫn về nhà
Dàn ý:
- Từ xa nhìn thấy người thân ntn? (Tả)
- Đến gần: + Kể và tả: tả chi tiết hơn, kể hành động với người thân: ôm, cầm tay...
+ Cảm thấy vui mừng, xúc động qua cử chỉ, nét mặt.
Làm vào phiếu học tập, 2 em đọc trước lớp để chữa. Thu 5 bài chấm điểm. II. Luyện tập
Bài tập 1: (74)
a) Đoạn văn:“ Sau một hồi trống ... trong các lớp” (“Tôi đi học”)
b) Đoạn văn: “Chao ôi... dần dần” (“Lão Hạc”)
Bài tập 2: (74)
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’)
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Phương pháp: chơi trò chơi.
- Hình thức tổ chức: cho các nhóm thi.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: hợp tác...
? Tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự ? Cách đưa các yếu tố đó vào văn bản như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’)
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học.
- Phương pháp: chơi trò chơi.
- Hình thức tổ chức: cho H quan sát tranh để đoán nội dung.
- Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh minh họa.
- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.
?Vẽ Sơ đồ tư duy bài học
Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )
* Đối với bài cũ:
- Vận dụng kiến thức trong bài học để đọc-hiểu, cảm thụ tác phẩm tự sự kết hợp các yếu tố kể, tả, biểu cảm.
- Học bài, hoàn thành BT2 (74) * Đối với bài mới: Chuẩn bị: Đọc và tìm hiểu văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”.
+ Chuẩn bị sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về tác giả - tác phẩm.
+ Đọc nhiều lần văn bản.
+ tóm tắt đoạn trích.
+ Tìm hiểu nhân vật Đôn Ki-hô-tê.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự