Giáo án ngữ văn 8: Bài Câu nghi vấn (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Câu nghi vấn (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn : /01/2020 Tiết theo PPCT : 81 Tiếng Việt : CÂU NGHI VẤN Tiếp theo A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. - Nắm được chức năng chính của câu nghi vấn. - Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Đặt được câu và viết được đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn. 2. Kĩ năng - Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể. - Phân biệt câu nghi vấn vói một số kiểu câu dễ lẫn. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Có ý thức sử dụng đúng câu nghi vấn trong mục đích diễn đạt cụ thể - Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’): - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) GV: Tổ chức cuộc thi " Hỏi xoáy đáp xoay" Câu 1. Tháng nào ngắn nhất trong năm? Đáp án: Ba, tư Câu 2. Loài chó nào nhảy cao bằng toà nhà cao nhất thế giới? Đáp án: Tất cả các loài vì nhà ko biết nhảy. Câu 3. Câu đố mẹo có đáp án: Ai có nhà di động đầu tiên? Đáp án: Rùa và ốc sên Câu 4. Tại sao sư tử ăn thịt sống? Đáp án: Không biết nấu chín Câu 5. Bạn làm việc gì đầu tiên mỗi buổi sáng? Đáp án: Mở mắt Câu 6. Có cổ nhưng không có miệng là gì? Đáp án: Cái áo Chức năng của các câu nghi vấn trên dùng để làm gì? Ngoài chức năng để hỏi, câu nghi vấn chức năng nào khác, chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (17’) - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... - Gọi HS đọc các VD trên bảng phụ. H: Trong những đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn? GV treo bảng phụ kẻ sẵn hai cột: câu nghi vấn/ chức năng Gọi HS lên bảng điền từng VD vào bảng. - HS đọc, quan sát VD - Xác định các câu nghi vấn trong VD và chức năng của chúng HS khác nhận xét, bổ sung. H: Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên có phải bao giờ cũng có dấu? không? H: Qua phần tìm hiểu trên cho biết ngoài chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng nào? III. Những chức năng khác * Ví dụ Câu nghi vấn Chức năng a, Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? b) Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? c) Có biết không? Lính đâu? Sao…như vậy? Không còn...nữa à? d) Cả đoạn trích là câu nghi vấn e) Con gái…đây ư? Chả lẽ…ấy? - bộc lộ tình cảm (nuối tiếc) - đe dọa - đe dọa - khẳng định - bộc lộ tình cảm (ngạc nhiên) * Nhận xét: - Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. - Câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than... HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận, - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút... Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập II. Luyện tập BT1: Xác định câu nghi vấn, mục đích của câu nghi vấn. BT2: Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó? BT3: Đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi: Viết đoạn văn cảm nhận về khổ cuối bài “Ông đồ” có sử dụng câu nghi vấn BT1:Xác định câu nghi vấn: a) Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? b) Cả khổ thơ chỉ riêng câu Than ôi! không phải là câu nghi vấn. c) Sao ta không ngắm sự biệt li…rơi? d) Ôi, nếu thế…bóng bay? * Những câu nghi vấn đó dùng để: a) Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự ngạc nhiên) b) phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc c) Cầu khiến d) Phủ định (trong câu d có cả đặc điểm hình thức của câu cảm thán) BT2:Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó? a) Sao cụ lo xa quá thế? Tội gì bây giờ...để lại? Ăn mãi..lấy gì mà lo liệu? b) Cả đàn bò giao cho...chăn dắt làm sao? c) Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? d) Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc? * Đặc điểm hình thức: những từ nghi vấn (gạch chân), dấu chấm hỏi ở cuối câu. - Những câu nghi vấn đó dùng để: a) Câu 1: phủ định; câu2: phủ định; câu 3: phủ định b) bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại c) khẳng định d) Câu 1: hỏi; Câu 2: hỏi * những câu nghi vấn sau có thể thay thế được bằng 1 câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương: a) Sao cụ lo xa quá thế? -> Cụ không phải lo xa quá như thế. - Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? -> Không nên nhịn đói mà tiền để lại. - Ăn mãi hết đi thì.mà lo liệu? -> Ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu. b) Cả đàn bò...chăn dắt làm sao? -> Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không. c) Ai dám bảo...không có tình mẫu tử? -> Thảo mộc tự nhiên cũng có tình mẫu tử. BT3: Đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi: - Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim...được không? - Sao đời lão khốn cùng đến thế? BT4: Viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn thuyết minh. - Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại - Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, trình bày. Cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn. GV chia lớp thành 2 đội chơi, thi đặt câu nghi vấn trong 2 phút, đội nào đặt được nhiều câu thì chiến thắng. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) ?Vẽ sơ đồ tư duy bài học 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. - Tìm trong các văn bản đã học có chứa câu nghi vấn, phân tích tác dụng. - Liên hệ thực tế giao tiếp hàng ngày. * Chuẩn bị bài mới: Thuyết minh về một phương pháp.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Câu nghi vấn, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Câu nghi vấn, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Câu nghi vấn, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Câu nghi vấn, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Câu nghi vấn

Giải bài tập những môn khác