Giáo án ngữ văn 8: Bài Xây dựng đoạn trong văn bản
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Xây dựng đoạn trong văn bản. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Tập làm văn:
XÂY DỰNG ĐOẠN TRONG VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.
- Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
4. Thái độ
- Giáo dục ý thức nghiêm túc khi trình bày đoạn văn trong toàn văn bản.
* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG.
- Tích hợp đạo đức:
+ Có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả.
+ Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao.
+ Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu).
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống…
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định lớp
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
Bước 2. Kiểm tra bài cũ
Bước 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2’)
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
G
H
G ? Đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản? Số lượng câu trong văn bản ?
Đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản: đoạn văn. Số lượng câu trong văn bản: thường do nhiều câu tạo thành.
Vậy đoạn văn là gì, từ và câu trong đoạn văn yêu cầu như thế nào, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (17’)
- Mục tiêu: tìm hiểu khái niệm đoạn văn, từ và câu trong đoạn văn.
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là đoạn văn. I. Thế nào là đoạn văn?
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
H - Gọi học sinh đọc văn bản.
- 2 học sinh đọc văn bản.
? Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
- 2 ý mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn.
? Nêu ý chính của mỗi đoạn trong văn bản?
+ Đoạn 1: cuộc đời sự nghiệp Ngô Tất Tố, tác phẩm tiêu biểu.
+ Đoạn 2: Giới thiệu tóm tắt nội dung nghệ thuật tác phẩm.
? Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
- Nội dung: Thường có nhiều câu tạo thành (Đơn vị trên câu). Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
- Hình thức: Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào 1, 2 ô đến chỗ chấm xuống dòng => Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
? Thế nào là đoạn văn?
=> Đoạn văn là đơn vị tạo nên VB, gồm có nhiều câu, Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
Đọc ghi nhớ. 1. Ph.tích ngữ liệu: SGK trang 34.
VB “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn”.
- VB gồm 2 ý.
- Mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn.
- Nhận biết đoạn văn (Đặc điểm đoạn văn)
- Nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
- Hình thức: Bắt đầu từ chỗ viết hoa => xuống dòng.
2. Ghi nhớ 1/ SGK.T 36
Hoạt động 2: Tìm hiểu từ ngữ và câu trong đoạn văn. II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn.
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H ? Đọc thầm văn bản trên và tìm các từ ngữ thuyết minh cho đối tượng chính trong đoạn văn ?
Đoạn 1: Ngô Tất Tố (ông, nhà văn)
Đoạn 2: Tắt đèn (tác phẩm)
=> Các từ ngữ trên được lặp lại nhiều lần thuyết minh cho đối tượng chính trong đoạn văn. (Tác giả NTT và TP Tắt đèn) => ngầm hướng người đọc đến nội dung chủ đề của VB -> Gọi là từ chủ đề.
? Đọc thầm đoạn văn thứ hai trong văn bản cho biết: ý khái quát bao trùm cả đoạn?
=> Đoạn văn đánh giá những thành công xuất sắc của Ngô Tất Tố qua TP “ tắt đèn” trong việc tái hiện thực trạng nông thôn Việt Nam trước CMT8 và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người nông dân chân chính.
? Câu nào trong đoạn văn chứa ý khái quát nhất cho nội dung trên?
- Câu: “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”.
? Câu chứa ý khái quát của đoạn văn được gọi là câu chủ đề. Vậy em nhận xét gì về câu chủ đề?
=> Câu chủ đề thường có vai trò định hướng nội dung cho cả đoạn văn, vì vậy khi văn bản có nhiều đọan văn chỉ cần nhặt ra các câu chủ đề rồi ghép lại với nhau chúng ta sẽ có văn bản tóm tắt khá hoàn chỉnh.
? Em hiểu thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề?
Đọc ghi nhớ 2 (Tr. 36). 1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn
* Phân tích ngữ liệu: SGK trang 35.
VB “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn”.
- Từ ngữ duy trì đối tượng trong đoạn văn:
Đoạn 1: Ngô Tất Tố (ông, nhà văn).
Đoạn 2: Tắt đèn (tác phẩm)
=> Từ ngữ chủ đề
* Câu then chốt trong đoạn văn.
- Câu 1 (đoạn 2) là câu chủ đề.
- Nhận xét:
+ Về nội dung: Thường mang ý nghĩa khái quát cho cả đoạn văn.
+ Hình thức: Ngắn gọn, đủ hai phần chính: C – V.
+ Vị trí: đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
=> gọi là câu chủ đề.
* Ghi nhớ 2: SGK. 36
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
H ? Đoạn thứ nhất có câu chủ đề không? Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn?
Trình bày.
? Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn như thế nào?
Trình bày.
? Câu chủ đề đoạn 2 nằm ở vị trí nào? Những câu sau có nhiệm vụ gì?
- Những câu sau bổ sung ý nghĩa (triển khai) cho câu chủ đề
Nhà văn đã dựng lên một bức tranh xã hội có giá trị hiện thực sâu sắc...Nổi bật mối xung đột giai cấp/ phơi trần bộ mặt tàn ác xấu xa/...Xây dựng hình tượng người phụ nữ nông dân....
? Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào?
Trình bày.
? Nhận xét về cách trình bày nội dung của đoạn văn, theo trình tự nào?
Trình bày.
? Từ đó em có nhận xét gì về cách trình bày đoạn văn?
Trình bày.
Đọc ghi nhớ 2. Cách trình bày nội dung trong đoạn văn :
a) Nội dung đoạn văn được trình bày bằng nhiều cách khác nhau.
- Phân tích và so sánh cách trình bày của 2 đoạn trong VB trên.
+ Đoạn 1 : Không có câu chủ đề -> Duy trì đối tượng bằng từ ngữ chủ đề.
Giữa các câu có quan hệ ngang bằng, cùng thực hiện nhiệm vụ giới thiệu về NTTố. -> T/bày theo cách song hành.
+ Đoạn 2 : Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn (Mang ý kh/quát) -> Những câu sau bổ sung ý nghĩa (triển khai) cho câu chủ đề
-> Trình bày theo cách diễn dịch.
b) Đoạn văn :
- Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn.
- ND : lí giải vì sao lá cây có màu xanh.
-> Trình bày từ ý cụ thể đến ý khái quát -> Cách trình bày qui nạp.
* Ghi nhớ 3 : SGK - 36.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (14’)
- Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập liên quan đến đoạn văn.
- Phương pháp: PP vấn đáp, nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Hình thức tổ chức: học theo cá nhân.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút, chia nhóm...
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập III. Luyện tập
G
G
H
G
G
? Văn bản được chia làm mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn
- Hoạt động cá nhân.
H lên bảng trình bày.
H còn lại quan sát, nhận xét.
Nhận xét, đánh giá, sửa sai ( nếu có)
Bài tập 1-T36
Văn bản gồm 2 ý diễn đạt = 2 đoạn văn.
+ ý 1 = đoạn 1: Thầy đồ chép bài văn tế ông thân sinh mình để tế bà chủ nhà chết
+ ý 2 = đoạn 2: Chủ nhà trách thầy viết nhầm, thầy cãi là do người chết nhầm.
G
H ? Phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn
Hoạt động nhóm ( 4 nhóm ).
Cách thức:
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ Nhóm 1: a
+ Nhóm 2: b
+ Nhóm 3: c
+ Nhóm 4: a - Học sinh hoạt động theo các nhóm trả lời từng câu hỏi.
(Thời gian: 5 phút
Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: Điền vào phiếu học tập
Phân công: Bàn...)
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận.
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức. Bài tập 2/ T36
a) Diễn dịch
Câu chủ đề: Trần Đăng Khoa...
yêu thương
b, c) Song hành.
Không có câu chủ đề
G
H
G ? Viết đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó đổi thành đoạn văn qui nạp.
Câu chủ đề:
Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Hoạt động cá nhân ( cách viết theo nhóm)
Nhóm 1 + 2 viết đoạn văn theo cách quy nạp
Nhóm 3 + 4 Viết đoạn văn theo cách diễn
dịch.
Về nhà làm ngược lại.
Thu 10 phiếu, chấm và trả sau. Bài tập 3/T37
H viết đoạn văn
Hướng dẫn
a. Câu chủ đề
b. Các câu khai triển:
- Khởi nghĩa Hai Bà Tr¬ng 40 -> chiến thắng của Ngô Quyền 938,-> chiến thắng của nhà Trần 1258-1285-1288 -> chiến thắng của Lê Lợi 1418-1427 -> kháng chiến chống Pháp thành công -> kháng chiến chống Mỹ toàn thắng.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3’)
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: trình bày một phút...
? Có mấy cách trình bày nội dung trong đoạn văn?
? Tác dụng của việc dùng câu chủ đề, từ ngữ chủ đề trong việc trình bày đoạn văn?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm
GV chiếu đoạn văn:
Tình bạn phải chân thành, tôn trọng nhau, hết lòng yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Lúc vui, lúc buồn, khi thành đạt, khi khó khăn, bạn bè phải san sẻ cùng nhau. Có bạn chí thiết, có bạn tri âm, tri kỉ… Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ rất hay nói về tình bạn như : “giàu vì bạn, sang vì vợ” hay “Học thầy không tày học bạn”, nhà thơ Nguyễn Khuyến có bài “bạn đến chơi nhà” được nhiều người yêu thích. Trong đời người, hầu như ai cũng có bạn. Bạn học thời tuổi thơ, thời cắp sách là trong sáng nhất, hồn nhiên nhất. Thật vậy, tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp của chúng ta.
? Tìm câu chủ đề ? Đoạn văn được trình bày theo cách nào? Vì sao?
HS: Dựng đoạn quy nạp (là cách trình bầy nội dung đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý chung khái quát. Trong đoạn quy nạp, các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu chủ đề đứng cuối đoạn).
GV: nhận xét giờ học.
4. Hướng dẫn HS về nhà (2’)
* Đối với bài cũ:0 bị bài: Viết bài tập làm văn số 1 (Văn tự sự)
+ Ôn tập lại văn tự sự, miêu tả, biểu cảm ở lớp 6,7
+ Mang giấy viết TLV.
* Chuẩn bị bài mới: Soạn bài Lão Hạc.
+ Đọc diễn cảm, tóm tắt văn bản.
+ Nhân vật Lão Hạc, Ông giáo, Binh Tư; sự kiện cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
+ Nắm được sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
+ Thấy được tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Xây dựng đoạn trong văn bản, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Xây dựng đoạn trong văn bản, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Xây dựng đoạn trong văn bản, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Xây dựng đoạn trong văn bản, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Xây dựng đoạn trong văn bản