Giáo án ngữ văn 8: Bài Trợ từ, thán từ
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trợ từ, thán từ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Tiếng việt:
TRỢ TỪ, THÁN TỪ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là trợ từ và thán từ.
- Nắm được tác dụng của trợ từ, thán từ trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Biết dùng trợ từ và thán từ trong nói, viết..
3. Định hướng phát triển năng lực
-- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân, ra quyết định: sử dụng trợ từ, thán từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Năng lực giao tiếp, sử dụng tiếng Việt: trình bày suy nghĩ, ỹ tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng trợ từ, thán từ Tiếng Việt.
4. Thái độ: Có ý thức dùng chính xác trợ từ, thán từ.
Giáo dục cho HS lòng yêu mến tiếng mẹ đẻ, ý thức bảo vệ sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt.
*Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiế.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan.
+ Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
Bước 2. Kiểm tra bài cũ (4’):
2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài.
- GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh.
2.2. Kiểm tra nội dung bài
? Em hiểu như thế nào về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Cách dùng? Tìm 5 từ địa phương và 5 từ biệt nghĩa xã hội?
* Đáp án (sơ lược):
Khái niệm:
- Khác với từ toàn dân, từ địa phương chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định
- Khác với từ toàn dân, biệt ngữ XH chỉ được dung trong một tầng lớp XH nhất định
Cách dùng:
- Không lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội -> Phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Dùng trong trường hợp:
+ Để tô đậm sắc thái địa phương
+ Biểu thị tính cách nh/vật, mang màu sắc tính cách XH.
Cho VD đúng:
VD: bắp, bẹ, heo, vô, rứa, ni...
+ Biệt ngữ xã hội chỉ đ¬ược dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
VD: trúng tủ, phao, ngỗng,...( học sinh).
GV: Nhận xét, cho điểm:
Bước 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’):
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
- Phương pháp: Tạo tình huống có vấn đề
- GV: sau khi kiểm tra bài cũ, biết điểm miệng của hHS, GV sẽ yêu cầu học sinh đặt câu có chứa số điểm đó
- HS thực hiện
Hôm nay, Lan được 8 điểm môn văn
Hôm nay, Lan được những 8 điểm môn văn
Hôm nay, Lan được có 8 điểm môn văn
- GV: so sánh 3 câu trên?
Hs trả lời. GV nhận xét:
Giống: đều chỉ điểm số môn văn của Lan
Khác: câu 1 là trung tính, câu 2 là điểm cao, câu 3 điểm thấp
Gv: Sự khác biệt ấy từ đâu mà có?
Từ các từ: Những, có
- G V dẫn dắt: Để hiểu rõ hơn vê những từ ngữ này, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25’)
- Mục tiêu: tìm hiểu về các khái niệm
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...
Hoạt động: Tìm hiểu về trợ từ
GV treo bảng phụ ( 3 VD sgk) + Các VD sau:
? Đọc VD SGK 69. H cả lớp quan sát chỉ ra điểm giống và khác nhau về ý nghĩa giữa 3 câu trên?
H: Thảo luận.
* Giống nhau:
Cả 3 câu trên đều thông báo một sự việc: Nó ăn 2 bát cơm
* Kh¸c nhau:
+ Câu: "Nó ăn 2 bát cơm" Chỉ thông báo sự việc đã diễn ra 1 cách khách quan không có ý nghĩa nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đối với sự việc như 2 câu còn lại.
+ Câu: "Nó ăn những 2 bát cơm" do có từ “những” đi kèm "2 bát cơm" biểu thị ý nhấn mạnh, đánh giá của người nói về việc "ăn 2 bát cơm" là nhiều so với bình thường.
+ Câu "Nó ăn có 2 bát cơm" Bởi từ "có" đi kèm "2 bát cơm" có ý nghĩa nhấn mạnh b. thị thái độ đối với việc ăn 2 bát cơm là ít so với mức bình thường.
Gợi ý:
? Từ “những, có” đi kèm với từ nào trong câu biểu thị thái độ gì của người nói với sự việc được nói đến ?
- Từ “những, có” đi kèm với các từ “2 bát cơm” biểu thị thái độ đánh giá s/việc “ăn” của nó: nhiều hơn mức bình thường hoặc ít hơn mức bình thường.
? Vậy hãy so sánh ý nghĩa câu 1,2,3 có gì khác nhau?
- C1: Thông báo một sự việc khách quan.
- C2,3: Thông báo chủ quan kèm theo thái độ đánh giá sự việc “ăn” của nó: nhiều hơn mức bình thường hoặc ít hơn mức bình thường.
? Các từ gạch chân đi kèm với từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?
- Thái độ nhấn mạnh hoặc đánh giá sự vật, sự viêc (chỉ chính xác đối tượng được nói đến)
? Những từ dùng như trên gọi là trợ từ. Vậy em hiểu như thế nào là trợ từ?
- 3 HS phát biểu -> 1 HS đọc ghi nhớ
* GV nêu VD lưu ý: Hiện tượng chuyển loại
- chính (nhân vật chính) -> Trợ từ
- Những (những chiếc bàn) -> Lượng từ
- Có (có vở) -> Đại từ.
Bài tập nhanh: ( Vận dụng, Tìm tòi, sáng tạo)
Đặt 3 câu có dùng trợ từ: chính, đích, ngay…
VD của GV: bảng phụ
- Gọi đích danh nó ra đây.
- Nói dối là làm hại chính mình.
- Bạn không tin ngay cả lời tôi nói hay sao.
a. Ngay cả cậu không tin mình ư?
b. Chính bạn nói với tôi như vậy.
c. Đích thị là nó rồi.
d. Tôi thì tôi xin chịu.
-> Những, có, chính, ngay cả, thì biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc => là trợ từ.
? Từ những nào trong 2 câu sau đây là trợ từ ? Vì sao?
Câu 1 : Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu
Câu 2 : Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.
- Câu 1 : Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu. (Lượng từ + DT)
- Câu 2 : Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên. ( Trợ từ + số từ)
? Từ đó em cần chú ý điều gì để phân biệt hiện t¬ượng đồng âm khác nghĩa này?
-> Lưu ý: Cần phân biệt trợ từ khi gặp trường hợp đồng âm khác loại như ví dụ trên. Ta phải dựa vào tác dụng của từ đó trong câu:
+ Nó đi với từ, ngữ nào?
+ Có nhấn mạnh, hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự việc, sự vật của người nói không? I. Trợ từ
1. Phân tích ngữ liệu : SG/69
* Giống nhau:
Cả 3 câu trên đều thông báo một sự việc. Nó ăn 2 bát cơm.
* Khác nhau:
- Câu 1: Thông báo một sự việc khách quan.
- Câu 2: Thêm “những”
-> nhấn mạnh , đánh giá việc ăn hai bát là nhiều.
- Câu 3: “có”
-> nhấn mạnh đánh giá việc ăn 2 bát là ít.
- Các từ " những, có" đi kèm " 2 bát cơm" để nhấn mạnh ý và biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với sự việc được nói ở trong câu
-> trợ từ.
- Thư¬ờng là những từ: những, có, chính, đích, ngay, …
2. Ghi nhớ: SGK (69)
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
* Lưu ý:
- Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành.
Hoạt động : Tìm hiểu thán từ
GV treo bảng phụ -> HS đọc VD. Sgk trang 69.
Thảo luận: Nhóm bàn, mỗi nhóm tìm hiểu 1 từ
- Thời gian: 3 phút
Hết thời gian đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét và chốt kiến thức.
? Các từ gạch chân( in đậm) có tác dụng gì ? Biểu thị ý gì?
N 1 - này -> Gây sự chú ý của người đối thoại (gọi)
N 2 - a -> Thái độ tức giận, nhận ra 1 điều gì đó không biết. ( có khi biểu thị sự vui sướng, cần phân biệt ngữ điệu)
N 3 - vâng -> Đáp lời người khác, thái độ lễ phép, tỏ ý nghe theo.
=> Bộc lô thái độ, tình cảm...
? Nhận xét cách dùng từ “ này”, “a”, “vâng”
( BT2-69) ? Lựa chọn câu trả lời đúng -> ( a,d )
? Nhận xét gì về vị trí trước các từ đó?
-> ở VD (b): có thể làm thành phần biệt lập của câu (không có quan hệ ngữ pháp với các thành phần khác)
? Em hiểu thế nào là thán từ?
? Từ khái niệm trên, hãy phân loại thán từ? VD?
- HS đọc ghi nhớ
- Đặt câu
+ Chao ôi, biển đẹp quá!
+ Này, cậu đi chơi với tớ đi!
+ Dạ, trường của cháu đây rồi!
Chiếu bài tập nhanh:
? So sánh sự khác nhau giữa trợ từ và thán từ?
Thán từ Trợ từ
- Có thể đư¬ợc tách ra thành một câu đặc biệt.
- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái,ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi...
- Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ ... - Không tách riêng ra thành một câu mà luôn phải đi kèm với từ, ngữ khác.
- Nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc.
II. Thán từ
1. Phân tích ngữ liệu: SGK 69
- này -> gây chú ý
- a! -> thái độ tức giận
- vâng -> thái độ lễ phép.
-> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Dùng để gọi đáp
- Đứng đầu câu hoặc được tách ra thành câu đặc biệt.
* Có 2 loại thán từ:
- bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi...
- gọi đáp : này, ơi, vâng, dạ...
2. Ghi nhớ: SGK (70)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng kỹ năng viết đoạn văn, bồi dưỡng tình cảm yêu thương con người, thầy cô, bè bạn, mái trường.
- Phương pháp: PP vấn đáp.
- Hình thức tổ chức: học theo cá nhân.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: động não...
Hoạt động : Hướng dẫn luyện tập: 20p
- Mục đích: Giúp học sinh thực hành làm các bài tập, rèn kĩ năng.
- Phương pháp: Thực hành
- Thời gian: 20 phút.
? Trong các từ in đậm, từ nào là trợ từ, từ nào không phải?
-> Từ không phải là trợ từ:
chính (Trung tâm, quan trọng).
ngay (Liền sau đó).
là (nhận định, khái niệm).
những (số lượng khái quát).
? Xác định yêu cầu BT2?
Giải thích nghĩa của trợ từ in đậm?
- HS thảo luận nhóm ( 6 nhóm)-> trình bày
? Xác định yêu cầu BT 3?
- HS làm miệng (hoặc lên bảng)
- 2 HS lên bảng.
? Đọc yêu cầu BT 4 (Phần a)?
- Cho H trả lời miệng.
- Phần b về nhà.
Bài tập 5 (70) Đặt 5 câu với năm thán từ. - Mẫu:
Trâu ơi! Ta bảo trâu này ( Ca dao)
-> Thán từ gọi đáp
Than ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ
Một cánh chim bay lạc cuối ngàn
( Chế Lan Viên)
-> Thán từ bộc lộ cảm xúc
Bài tập 6: Hoạt động cá nhân
? Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Gọi dạ, bảo vâng?
- Khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp, biểu thị sự lễ phép. III. Luyện tập:
Bài tập 1: (70) Tìm trợ từ.
a, chính c, ngay
g, là i, những
Bài tập 2: (70) Giải thích nghĩa của trợ từ in đậm?
- lấy: không có (nhấn mạnh )
- nguyên: chỉ kể riêng (tiền) -> Nhấn mạnh cái riêng
- đến: quá vô lý
- cả : quá mức bình thường
- cứ : nhấn mạnh 1 việc lặp lại
Bài tập 3: (70) Chỉ ra trợ từ:
a. này, à d. chao ôi
b. ấy e. hỡi ơi
c. vâng
Bài tập 4: (70) Từ in đậm bộc lộ cảm xúc gì?
a. - Ha ha: khoái chí
- Ái ái: tỏ ý van xin
b. Than ôi: ý nuối tiếc
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’)
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Phương pháp: chơi trò chơi.
- Hình thức tổ chức: cho các nhóm thi.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: hợp tác...
? Đọc bài ca dao sau, dựa vào cách sử dụng các thán từ em hãy đưa ra cảm nhận của em về bài ca dao đó?
Trâu ơi ! Ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng,trâu cày với ta.
? Đọc và dựa vào các thán từ cảm nhận câu thơ sau:
Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…
(Nguyễn Đình Thi)
Bảng phụ GV hệ thống hoá kiến thức của bài
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’)
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học.
- Phương pháp: chơi trò chơi.
- Hình thức tổ chức: cho H quan sát tranh để đoán nội dung.
- Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh minh họa.
- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.
?Em rất ngạc nhiên và sung sướng đến nỗi reo lên khi đi học về bố mẹ đã mua cho em chiếc xe đạp mới. Hãy chép lại câu nói đó và chỉ ra tác dụng của thán từ mà em đã dùng?
?Sưu tầm các đoạn văn, bài thơ có sử dụng trợ từ, thán từ.
Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )
* Đối với bài cũ:
- Học thuộc phần ghi nhớ, hoàn thành bài tập còn lại.
* Đối với bài mới: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Đọc kĩ bài
- Chuẩn bị theo nội dung SGK
? Đọc đoạn văn SGK/ T72-73.
? Đoạn văn nằm trong văn bản nào?
? Đoạn văn trên kể chuyện gì?
? Nguyên Hồng đã diễn tả cảm xúc ấy qua phương thức biểu đạt nào?
? Chỉ ra các yếu tố kể miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn?
? Các yếu tố trên được trình bày như thế nào?
? Nếu bỏ các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên thì sự việc kể chuyện sẽ ntn?
? Như vậy yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò như thế nào trong bài văn tự sự?
? Vì sao cần phải có yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự?
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Trợ từ, thán từ, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Trợ từ, thán từ, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Trợ từ, thán từ