Giáo án ngữ văn 8: Bài Ôn tập tiếng Việt học kì 2
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập tiếng Việt học kì 2. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 126
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định
- Nắm được các hành động nói
- Hiểu cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.
2. Kĩ năng
- Biết sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau
- Biết lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn bản.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp.
4. Thái độ
- Xác định giá trị bản thân: sống có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc.
* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu)
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
2. Kiểm tra bài cũ
? Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của học sinh?
GV: Nhận xét: ...
3. Bài mới
I/ Kiểu câu
Nghi vấn, trần thuật, cầu khiến, cảm thán, phủ định
Kiểu câu Đặc điểm hình thức Chức năng - Ví dụ
Câu nghi vấn
- Có những từ nghi vấn
+ Đại từ hoặc chỉ từ để hỏi: ai, gì, nào, tại sao, bao giờ, bao nhiêu…
+ Tình thái từ: à, ư, hả, chứ
+ Tổ hợp phó từ: có… không, đã …chưa
+ Quan hệ từ “ hay” dùng khi có ý lựa chọn
- Khi viết câu nghi vấn thường kết thức bằng dấu chấm hỏi. - Chức năng chính là dùng để hỏi
VD: Ngày mai các con có về quê với mẹ không?
- Ngoài ra còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm cảm xúc…
VD: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
( Tố Hữu)
Sao số tôi lại khổ thế này?
-> Câu này dùng để bộc lộ cảm xúc
Bài toán này chẳng phải là bạn đã làm rồi sao?
-> Câu này dùng để khẳng định
Câu cầu khiến - Có những từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ; đi, thôi, nào…hay ngữ điệu cầu khiến
- Khi viết, cuối câu thường dùng dấu chấm than - Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…
VD: Các bạn ơi, đợi tôi với !
Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. ( Ngô Tất Tố )
Câu cảm thán - Dùng những từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi; thay, xiết bao…
- khi viết, cuối câu thường dùng dấu chấm than - Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết
VD : Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu !
( Tố Hữu )
Câu trần thuật
- Không có đặc điểm hình thức của 3 kiểu câu : nghi vấn, cầu khiến, cảm thán
- Khi viết, cuối câu thường dùng dấu chấm. - Chức năng chính là dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả…
- Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay biểu lộ tình cảm, cảm xúc…
- Trình bày: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.
- Tả: Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn , làm nổi bật màu hồng của hai gò má .
- Kể: Mẹ tôi thức theo.
- Biểu lộ tình cảm, cảm xúc: Cậu này khá!
Câu phủ định - Là câu có chứa những từ ngữ phủ định như: Không, chưa, chẳng….
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Phủ định miêu tả)
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (Phủ định bác bỏ)
Bài tập/ T 130, 131
1) Xác định các kiểu câu
- Cả 3 câu đều là câu trần thuật.
+ Câu 1 là câu trần thuật ghép, có 1 vế là dạng câu phủ định.
+ Câu 2 là câu trần thuật đơn.
+ Câu 3 là câu trần thuật ghép, vế sau có 1 vị ngữ phủ định( không nỡ giận)
2) Tạo câu nghi vấn từ một nội dung cho trước bằng một câu trần thuật
- Cái bản tính tốt đẹp của người ta có thể bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất không ?
3) Đạt câu cảm thán có từ : vui, buồn, hay, đẹp…
Ví dụ: Chao ôi buồn!
Vui ơi là vui !
4) Xác định các kiểu câu
- Câu trần thuật: Câu 1, 3, 6
- Câu cầu khiến: Câu 4
- Câu nghi vấn: Câu 2, 5, 7
+ Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu 7
+ Các câu nghi vấn 2, 5 là những câu không được dùng để hỏi
Bài tập I / T 138
Xác định các kiểu câu:
a/ Cầu khiến
b/ Trần thuật
c/ Nghi vấn
d/ Nghi vấn
e/ Phủ định
g/ Cảm thán
h/ Trần thuật
II) Hành động nói
*Hành động nói:
- Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định.
? Kể tên một số hành động nói thường gặp ?
- Một số hành động nói thường gặp
+ Hành động hỏi
+ Hành động trình bày: Báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán
+ Hành động điều khiển; cầu khiến, đe doạ, thách thức…
+ Hành động hứa hẹn: Hứa hẹn, cam kết, nguyện ước…
+ Hành động bộc lộ cảm xúc: Mục đích thể hiện trạng thái ngạc nhiên, vui mừng, đau xót.
- Cách thức thực hiện hành động nói ( 2 cách)
+ Cách trực tiếp : Thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với mục đích của nó.
+ Cách thức gián tiếp : Thực hiện bằng kiểu câu vốn không có chức năng chính trùng với mục đích của nó.
Bài tập / T131
1) Nhận diện các hành động nói
1.1) Thực hiện hành động kể : Thuộc kiểu trình bày
1.2) Thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc
1.3) Thực hiện hành động nhận định ( Thuộc kiểu trình bày)
1.4) Thực hiện hành động đề nghị (Thuộc kiểu điều khiển)
1.5) Là câu giải thích thêm ý câu 4 (Thuộc kiểu trình bày)
1.6) Là câu thực hiện hành động phủ định bác bỏ (Thuộc kiểu trình bày)
1.7) Là câu thực hiện hành động hỏi.
2) Sắp xếp các câu ở bài tập 1 vào bảng tổng kết theo mẫu
STT Kiểu câu Hành động nói được thực hiện Cách dùng
1 Trần thuật Hành động kể( trình bày) Trực tiếp
2 Nghi vấn Bộc lộ cảm xúc Gián tiếp
3 Trần thuật Nhận định- trình bày Trực tiếp
4 Cầu khiến Hành động đề nghị( điều khiển) Trực tiếp
5 Nghi vấn Trình bày Gián tiếp
6 Trần thuật Phủ định bác bỏ ( trình bày) Trực tiếp
7 Nghi vấn Hành động hỏi Trực tiếp
Bài tập II/ T138
1/ Kiểu hành động nói
a/ Bộc lộ cảm xúc
b/ Phủ định
c/ Khuyên
d/ Đe doạ
e/ Khẳng định
2/ Viết lại câu (b), (d) dưới hình thức khác
b/ Cháu đâu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước!
d/ Ông không chỉ chưởi mắng, ông sẽ dỡ cả nhà mày nếu không có tiền nộp sưu cho ông.
III) Lựa chọn trật tự từ trong câu
* Lựa chọn trật tự từ trong câu: Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại một hiệu quả diễn đạt riêng
- Tác dụng:
+ Thể hiện thứ rự nhất định của sự vật hiện tượng...
+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng
+ Liên kết cấu với các câu khác trong văn bản
+ Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm và lời nói
Bài tập/ T132, 133
1) Tác dụng của trật tự từ trong việc biểu thị thứ tự trước sau của hành động, trạng thái
- Các trạng thái và hoạt động của sứ giả được xếp theo đúng thứ tự xuất hiện và thực hiện: Thoạt tiên là tâm trạng “kinh ngạc”, sau đó là “ mừng rỡ”, cuối cùng là hoạt động “ về tâu vua”.
2) Tác dụng của việc sắp xếp các từ ngữ in đậm ở đầu câu
a) Để nối kết câu
b) Để nhấn mạnh( làm nổi bật đề tài của câu nói)
3) So sánh 2 câu
- Đều có nội dung cơ bản giống nhau nhưng khác nhau về cách sắp xếp trật tự từ.
+ Câu b kết thức bằng từ có thanh trắc là “man mác” đóng lại bằng phụ âm trắc ( cờ) cho nên khi đọc không thể ngân vang.
+ Câu a kết thúc bằng từ có thanh bằng là đồng quê, nhờ vậy mà âm điệu ngân vang hơn.
Bài tập III/ T 139: Chuyển những từ in đậm
(1) Chị Dậu bưng một bát lớn rón rén đến chỗ chồng nằm.
(2) Rón rén bưng một bát lớn, chịu Dậu đến chỗ chồng nằm.
(3) Chị Dậu đến chỗ chồng nằm, (tay) rón rén bưng một bát lớn.
2/ Đặt cụm từ in đậm vào những vị trí khác nhau
(1) Anh Dậu hốt hoảng quá vội để bát cháo (...)
(2) Anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và hoảng quá lăn đùng ra đó.
(3) Anh Dậu để vội bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, hoảng quá không nói được câu gì.
(4) Vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì anh Dậu hoảng quá.
3/ Viết như (1) “Anh Dậu” là CN “hoảng quá” là VN. Kết cấu C- V này làm CN cho cả câu. Đây chỉ là câu trần thuật khách quan trình bày một hành động, một sự việc.
- Viết như tác giả thì hai tiếng “hoảng quá” được stácc ra khỏi cấu trúc câu. Nó không chỉ quan hệ tới “Anh Dậu ” mà chi phối ảnh hướng tới những thành phần khác trong câu.
+ “Anh Dậu vội để bát cháo xuống phản” vì “hoảng quá”
+ “ Anh Dậu lăn đùng ra đó” vì “ hoảng quá”
+ “Anh Dậu không nói được câu gì” vì “ hoảng quá”. Hai tiếng “Hoảng quá” rõ ràng xá lập quan hệ nhân- quả. Nó chi phói những vị ngữ- thành phần thông báo quan trọng nhất của câu. Hai tiếng “Hoảng quá” ở câu này thường được coi là thành phần đề ngữ của câu.
4. Hướng dẫn về nhà
* Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc các phần ghi nhớ
- Hoàn thành bài tập còn lại.
* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Ôn tập phần tập làm văn
- Đọc kĩ bài, hệ thống kiến thức
- Chuẩn bị theo nội dung SGK.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Ôn tập tiếng Việt học kì 2, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Ôn tập tiếng Việt học kì 2, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Ôn tập tiếng Việt học kì 2, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Ôn tập tiếng Việt học kì 2, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Ôn tập tiếng Việt học kì 2