Giáo án vnen bài Tức cảnh Pác Bó
Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Tức cảnh Pác Bó. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20…
BÀI 19: TỨC CẢNH PÁC BÓ
Tiết 73
A. HĐ KHỞI ĐỘNG
- Năng lực: giao tiếp
- Phương pháp dạy học hợp tác
Hình thức tổ chức Nội dung
* HĐ cá nhân
- HS nêu yêu cầu của sgk
- HS hđ
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
B. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Năng lực: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; ngôn ngữ; thẩm mĩ
- Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; dạy học nhóm
* HĐ cả lớp
- Hướng dẫn đọc:
- Yêu cầu hs đọc, nhận xét
- Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó.
* HĐ cá nhân; máy chiếu
- GV nêu yêu cầu:
Hãy cho biết:
? Văn bản được viết theo thể thơ nào ?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung mỗi phần ?
- HS hđ
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức, HS tự nhận xét, đánh giá
* HĐCĐ; máy chiếu
- GV chiếu, HS xác định nhiệm vụ
? Tìm câu thơ thể hiện nơi ở và làm việc của Bác
? Câu thơ ngắt nhịp như thế nào?
? Nghệ thuật trên đã ngắt câu thơ thành mấy vế, các vế đó như thế nào với nhau.
? Cảm nhận của em về giọng điệu của câu 1.
? Tất cả nghệ thuật trên gợi ra một cuộc sống, một phong thái như thế nào của Bác
- HS hđ
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức, HS tự nhận xét, đánh giá.
* HĐCN; máy chiếu
- HS đọc yêu cầu trên máy chiếu
? Bữa ăn của Bác được miêu tả qua câu thơ nào? Em hiểu nội dung câu thơ như thế nào?
? Câu thơ cho em thấy một cuộc sống như thế nào của Bác
? Cuộc sống ấy được Bác nói đến bằng một giọng điệu như thế nào
? Với giọng điệu ấy, ta cảm nhận được điều gì về tinh thần của Bác?
- HS hđ
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức, đánh giá
* HĐ cả lớp
? Nếu như hai câu đầu nói về cảnh sinh hoạt, thì câu thơ thứ ba nói về vấn đề gì
? Tìm chi tiết và nhận xét về chỗ làm việc và công việc của Bác
? Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của câu thơ
? Nghệ thuật trên thể hiện điều gì
- Gv chiếu, giới thiệu ảnh Bác Hồ làm việc bên bàn đá ở hang Cốc Bó.
? Qua ba câu thơ đầu, em hiểu gì về cuộc sống và con người Bác?
* GV bình
? Trong cuộc sống khó khăn như vậy nhưng Bác có suy nghĩ và cảm nhận gì về cuộc đời cách mạng? Tìm câu thơ
* HĐ cá nhân - KT động não
? Em hiểu cái sang ở đây như thế nào
- HS hđ
- HS trình bày kết quả
- GV tổng hợp, chuẩn kiến thức, nhận xét
* HĐ cả lớp
? Nhận xét về giọng thơ? Biện pháp tu từ được thể hiện
? Nhận xét về cách kết thúc bài thơ
? Nghệ thuật trên thể hiện cảm xúc, thái độ gì của Bác
? Qua bài thơ, em có cảm nhận chung gì về con người của Bác ở Pác Bó
* Gv bình giảng
- GV hướng dẫn hs tổng kết nội dung, nghệ thuật. I. Tìm hiểu văn bản Tức cảnh Pác Bó
1. Đọc- tìm hiểu chú thích
* Đọc
* Chú thích
2. Tìm hiểu chung về văn bản
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1. 3 câu đầu: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác.
+ Phần 2. Câu cuối: Cảm nghĩ của Bác
3. Phân tích
3.1 Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác
* Nơi ở và sinh hoạt hàng ngày:
Sáng ra bờ suối/tối vào hang
- Ngắt nhịp 4/3 tạo thành 2 vế sóng đôi, đối nhau (thời gian: sáng - tối; không gian: suối- hang; hành động: ra- vào)
- Giọng điệu thoải mái, phơi phới Cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp
- Phong thái ung dung, thư thái, hoà điệu với nhịp sống núi rừng.
* Bữa ăn:
- Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
( Cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn)
-> Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn, đạm bạc
(+) NT: Giọng thơ đùa vui, thoải mái
-> Bác vui thích , hài lòng với cuộc sống
* Chỗ làm việc và công việc của Bác:
- Chỗ làm việc: bàn đá chông chênh
-> Tạm bợ
- Công việc: dịch sử Đảng
-> Quan trọng
(+) NT: - Phép đối (đối ý, thanh)
- Từ láy gợi hình, gợi cảm: chông chênh.
-> Điều kiện làm việc thiếu thốn Bác thích thú, hăng say làm việc
* Cuộc sống đầy khó khăn, gian khổ nhưng Bác vẫn ung dung, tự tại, hòa hợp với thiên nhiên và say mê hđ cách mạng
2.2. Cảm nghĩ của Bác
- Cuộc đời cách mạng thật là sang
- Sang:
+ Sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm CM, lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn gian khổ thiếu thốn khuất phục.
+ Cái sang trọng của người luôn tìm thấy sự hoà hợp với thiên nhiên.
-> Chữ ''sang'' được coi là ''nhãn tự'' toả sảng tinh thần toàn bài.
(+) Nghệ thuật:
+ Giọng thơ sảng khoái
+ Biện pháp nói quá
+ Kết thúc độc đáo, bất ngờ, thú vị, sâu sắc.
=> Hài lòng, vui thích với cuộc sống cách mạng
Lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.
- HCM vừa là một chiến sĩ say mê hđ cách mạng, vừa như một khách lâm tuyền ung dung sống hòa nhịp với thiên nhiên
3. Tổng kết
C. HĐ LUYỆN TẬP
- Năng lực: tự học; năng lực giao tiếp
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình
* HĐC
- Thực hiện yêu cầu của bài tập 1
- HS hđ
- HS trình bày, phản biện
- GV chuẩn kiến thức, nhận xét, đánh giá
Bài 1.
Hiểu theo cách 1 là hợp tình và hợp lí:
- Nội dung câu thơ đang trong mạch ý: Bác nói về điều kiện sinh hoạt
- Hiểu như vậy sẽ làm cho ý thơ tự nhiên hơn chứ không gân guốc, sáo mòn( cứ nói đến thơ Bác là phải có tinh thần CM).
D. HĐ VẬN DỤNG
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác
- Phương pháp: vấn đáp; giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác
* HĐ nhóm lớn- GV chiếu, HS ĐG chéo
- GV nêu yêu cầu
? So sánh hình ảnh của Bác ở Pác Bó với hình ảnh Nguyễn Trãi ở Côn Sơn em thấy có gì khác?
? Điều đó đã tạo cho bài thơ vẻ đẹp gì?
? Qua bài thơ em học được phẩm chất tốt đẹp gì ở Người?
- HS hđ
- HS trình bày, nhận xét
- GV chuẩn kiến thức, nhận xét, đánh giá
- Người xưa thường tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế xã hội, muốn ''lánh đục về trong'', tự an ủi bằng lối sống ''An bần lạc đạo''. Lối sống thanh cao nhưng có phần tiêu cực.
- Bác sống hoà nhịp với lâm tuyền nhưng vẫn giữ nguyên trọn vẹn cốt cách chiến sĩ. Vì vậy nhân vật trữ tình của bài thơ tuy có dáng vẻ ẩn sĩ nhưng thực chất vẫn là chiến sĩ.
-> Bài thơ vừa có chất cổ điển vừa mang tính hiện đại
(Liên hệ: Sống lạc quan, học tập làm việc nê nếp...)
E. HĐ TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Năng lực: tự học, CNTT
- Phương pháp: vấn đáp
* HĐ cả lớp
GV hướng dẫn HS về:
- Tìm đọc một số bài thơ Bác sáng tác trong thời kì ở chiến khu Việt Bắc
- Thực hiện ở nhà
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20…
BÀI 19: TỨC CẢNH PÁC BÓ (2)
Tiết 74
Hình thức tổ chức
Nội dung
A. HĐ KHỞI ĐỘNG
- Năng lực: giao tiếp và hợp tác
- Phương pháp: vấn đáp
* HĐ cả lớp
? Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn
-> Giới thiệu bài mới
B. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp
- Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác; sử dụng Tiếng Việt
* HĐ cá nhân; máy chiếu
- GV nêu yêu cầu: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
? Trong những đoạn trích trên câu nào là câu cầu khiến.
? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến.
? Câu cầu khiến trong phần trích dùng để làm gì?
? Nhận xét về cách kết thúc của những câu trên
- HS làm bài
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức; các cặp nhận xét, đánh giá chéo
* HĐ cả lớp
- Yêu cầu 2 hs đọc những câu mẫu.
- Giáo viên đọc lại (chú ý ngữ điệu)
* HĐ cặp đôi, máy chiếu
- HS xác đinh yêu cầu trên máy chiếu
? Tìm câu cầu khiến trong các ví dụ trên
? Cách đọc câu ''mở cửa'' trong (b) và (a) có gì khác nhau.
? Câu ''mở cửa'' ở (b) được dùng để làm gì? Khác với câu ''mở cửa'' trong (a) ở chỗ nào?
? Nhận xét về cách kết thúc của câu trên
- HS hđ cá nhân, trao đổi thống nhất ý kiến.
- HS trình bày, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức, đánh giá cặp trình bày, các cặp còn lại HS tự đánh giá
* HĐ cả lớp
? Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy câu cầu khiến có đặc điểm gì về mặt hình thức và chức năng chính
? Khi viết câu cầu khiến được kết thúc như thế nào
- Gv chuẩn kiến thức, chốt ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
- Lưu ý: các câu cầu khiến, trọng tâm mệnh lênh, yêu cầu, đề nghị rơi vào các động từ .
+ Ý cầu khiến không được nhấn mạnh khi kết thúc bằng dấu chấm. 3. Tìm hiểu câu cầu khiến
3.1. Ví dụ
* VD 1:
- Các câu cầu khiến:
+ Thôi đừng lo lắng.
+ Cứ về đi.
+ Đi thôi con.
- Đặc điểm hình thức: có từ cầu khiến: đừng, đi, thôi
- Chức năng:
+ Câu 1: khuyên bảo
+ Câu 2: yêu cầu
+ Câu 3: yêu cầu
- Kết thúc bằng dấu chấm
* VD 2:
- Câu cầu khiến: câu''Mở cửa'' trong ví dụ b:
+ Hình thức: có ngữ điệu cầu khiến
+ Chức năng: dùng để ra lệnh
+ Kết thúc bằng dấu chấm than
- Trả lời
3.2. Ghi nhớ (sgk)
C. HĐ LUYỆN TẬP
- Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác
- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác
* HĐ cặp đôi
- GV nêu yêu cầu
- GV gọi 1 cặp lên bảng TB + HS làm bài
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức; các cặp nhận xét, đánh giá chéo.
* HĐ cặp đôi - KT hẹn hò, máy chiếu
- HS nêu yêu cầu của bài tập 2.b
- HS làm bài -> hẹn hò : địa điểm 9 h
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức; các cặp nhận xét, đánh giá chéo
Bài 2.a
- Các từ cầu khiến: ''hãy'', ''đi'', ''đừng''
(1) +Vắng CN
+ Nếu thêm chủ ngữ-> yêu cầu nhẹ nhàng hơn
(2) + CN: ''ông giáo''
+ Nếu lược bỏ chủ ngữ-> yêu cầu mang tính chất mệnh lệnh( mạnh hơn) nhưng thiếu lịch sự
(3) + CN: ''chúng ta''
+ Thay đổi chủ ngữ-> ý nghĩa của câu thay đổi
=> Sắc thái nghĩa của câu cầu khiến thay đổi khi ta thay đổi hình thức của nó ( thêm, bớt chủ ngữ, thay thế từ cầu khiến).
Bài 2.b
* Các câu cầu khiến:
- Thôi , im ... đi.
- Các em ... khóc.
- Đưa tay cho tôi mau!
- Cầm lấy tay tôi này!
* Hình thức biểu hiện ý nghĩa
1. ''Thôi , im ... đi.'': Có từ cầu khiến, vắng chủ ngữ , kết thúc bàng dấu chấm
2. ''Các em ... khóc.’’: Có từ cầu khiến, có chủ ngữ, kết thúc bằng dấu chấm .
3. - “Đưa tay cho tôi mau!''
- " Cầm lấy tay tôi này!"
Có ngữ điệu cầu khiến, kết thúc dấu chấm than.
-> Những câu cầu khiến vắng chủ ngữ, yêu cầu cầu khiến thường mạnh hơn câu có đủ CN.
D. HĐ VẬN DỤNG
- Năng lực: tự học và tự chủ
- Phương pháp: vấn đáp, rèn luyện theo mẫu
* Hđ cá nhân; máy chiếu
- Đặt 2 câu cầu khiến theo yêu cầu sgk
- HS làm bài
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức; các cặp nhận xét, đánh giá chéo. Bài 2
E. HĐ TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Năng lực: tự học và tự chủ
- Phương pháp: vấn đáp, rèn luyện theo mẫu
- Tìm trong văn bản Tôi đi học những câu cầu khiến
- Chỉ ra đặc điểm và hình thức của những câu cầu khiến đó
* Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn lại kiến thức văn bản
- Tìm đọc các vb có sd câu cầu khiến?
- Luyện viết đoạn văn có câu cầu khiến
- Chuẩn phần 4: trả lời câu hỏi SDH
+ Đọc , dự kiến câu trả lời phần C, mục 3
+ Tìm hiểu cách viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20…
BÀI 19: TỨC CẢNH PÁC BÓ(3)
Tiết 75
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HĐ KHỞI ĐỘNG
- Năng lực: giao tiếp và hợp tác
- Phương pháp vấn đáp
* HĐ cả lớp - KT hỏi đáp
- GV chủ đề: về văn thuyết minh
- HS hỏi đáp
- GV nhận xét -> Giới thiệu bài mới.
B. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác
- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác
* HĐ nhóm - KT khăn phủ bàn- BP
- HS xác định nhiệm vụ:
+ Đọc ví dụ sgk.
? Đối tượng thuyết minh của văn bản
? Bài văn giới thiệu những gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn( yêu cầu HS xác định nội dung lớn)
? Bài viết đã sử dụng những tri thức ở những lĩnh vực khoa học nào ?
? Để có tri thức ấy, người viết phải làm gì
? Nhận xét về các tri thức được trình bày trong bài viết
- HS viết ra giấy nhớ và thảo luận thống nhất trong nhóm viết vào bảng phụ
- HS trình bày, bổ sung, trao đổi và phản biện
- GV chiếu đáp án chốt vấn đề-> Đánh giá, nhận xét.
* HĐCL
? Văn bản trên có bố cục như thế nào
? Vậy một bài văn thuyết minh về một di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh nên có bố cục ra sao
? Nhận xét gì về lời văn.
? Vậy khi làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, lời văn như thế nào
? Phương pháp thuyết minh trong bài văn trên là gì?
? Nhận xét về các phương pháp trên so với đề bài
* Chốt kiến thức.
* HĐ cả lớp
? Qua tìm hiểu ví dụ, hãy cho biết khi thuyết minh về một danh lam thắng cảnh cần lưu ý những gì?
- Chuẩn kiến thức, chốt ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc. 4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Đối tượng thuyết minh: hồ Hoàn kiếm và đền Ngọc Sơn
- Nội dung thuyết minh: Tên gọi, nguồn gốc, đặc điểm, thời gian xây dựng, kiến trúc, lễ hội
- Tri thức được huy động: lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội...
( Để có tri thức: phải đọc sách, tra cứu, hỏi han, trực tiếp tới tham quan, quan sát)
-> Tri thức: chính xác, đáng tin cậy
- Bố cục: thiếu phần mở bài
->Bố cục nên có đủ 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử
- Thân bài
+ Quá trình hình thành và phát triển
+ Đặc điểm kiến trúc, kiến tạo
+ Ý nghĩa lịch sử, văn hóa, xã hội
- Kết bài: Khẳng định giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử
Bài học bảo vệ
- Lời văn: chính xác, khô khan, thiếu hấp dẫn
-> Lời văn không chỉ chính xác mà còn gợi cảm, hấp dẫn
( Ngoài lời giới thiệu cần xen miêu tả, bình luận)
- PP thuyết minh: giải thích, phân tích, dùng số liệu
-> Phương pháp thích hợp
2. Ghi nhớ
- Khi viết văn thuyết minh cần chú ý: xác định đối tượng TM, bố cục rõ ràng, lời văn chính xác, hấp dẫn, phương pháp thích hợp.
C. HĐ LUYỆN TẬP
- Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác
- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác
* HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS: Thực hiện yêu cầu của bài tập 1
- HS hđ
- HS trình bày, nhận xét
- GV chuẩn kiến thức, nhận xét, đánh giá
Bài 3. a
- Mở bài: giới thiệu khái quát về quần thể di tích
- Thân bài:
+ Vị trí địa lí; lịch sử hình thành, phát triển; sự tích tên gọi của Hồ Gươm
+ Sự hình thành, phát triển; cấu tạo kiến trúc của đền Ngọc Sơn
- Kết bài: Vị trí của thắng cảnh trong đời sống , tình cảm của người dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Ngày soạn …/…/20… Ngày dạy …/…/20…
BÀI 19: TỨC CẢNH PÁC BÓ
Tiết 76
Hình thức tổ chức Nội dung
C. HĐ LUYỆN TẬP (tiếp)
- Năng lực: tự học; năng lực giao tiếp
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình
* HĐ nhóm - KT chia nhóm ( theo số thứ tự)- máy chiếu- BP
- GV giao nhiệm vụ
- HS hđ: cá nhân , trao đổi trong nhóm thống nhất ý kiến viết trê bảng phụ
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV chiếu ND chuẩn kiến thức, nhận xét, đánh giá
* HĐ nhóm - KT công đoạn- BP
- Chia lớp thành 6 nhóm- 2 cụm-> tổ chức HS hđ theo 2 vòng
- Nêu nhiệm vụ sgk
+ N1 ở cụm 1,2 làm mục a
+ N2 ở cụm 1,2 làm mục b
+ N3 ở cụm 1,2 làm mục c
- Hướng dẫn HS hđ theo KT công đoạn
- HS hđ nhóm, trao đổi, báo cáo, bổ sung
- GV tổng hợp, chốt vân đề và đánh giá.
Bài 3.a
- Văn tự sự: kể lại một chuỗi các sự vật, sự việc
- Văn miêu tả: tái hiện lại sự vật, sự việc, hiện tượng, con người
- Văn biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc, thái độ
- Văn thuyết minh: cung cấp tri thức
- Văn nghị luận: bày tỏ quan điểm, tư tưởng
Bài 3.b
a. Giới thiệu một đồ dùng :
* Mở bài : Khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó
* Thân bài : Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo các bộ phận, cách sử dụng...
* Kết bài : Những điều cần lưu ý khi lựa chọn để mua, khi sử dụng, khi gặp sự cố cần sữa chữa
b. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử ở quê hương
* Mở bài : Vị trí và y/n lịch sử, xã hội cuả danh lam đối với quê hương đ.nước
* Thân bài :
- Vị trí, địa lý, quá trình hình thành và phát triển, định hình... từ khi xd đến nay
- Cấu trúc, quy mô từng khối, từng mặt, từng phần
- Sơ lược thần tích
- Hiện vật trưng bày, thờ cúng
- Phong tục, lễ hội
* Kết bài : Thái độ tình cảm đối với danh lam
c. Thuyết minh một văn bản, một thể loại văn học
* Mở bài : Giới thiệu chung về văn bản, thể loại, vị trí của nó với văn hóa, xã hội
* Thân bài : Giải thích phân tích cụ thể về nội dung – hình thức của văn bản, thể loại.
* Kết bài : Những điều cần lưu ý khi thưởng thức hoặc sáng tạo thể loại, văn bản.
D. HĐ VẬN DỤNG
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phương pháp: vấn đáp; giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Hđ cả lớp
- GV hướng dẫn HS làm ở nhà, đến lớp trao đổi sửa chữa cho nhau. Bài 2
* Hđ tìm tòi mở rộng và Hướng dẫn học tập
- Học bài, nhớ được nội dung bài học
- Biết cách lập dàn ý các dạn bài văn thuyết minh
- Hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
- Chuẩn bị: Ngắm trăng, đi đường
+ Đọc kĩ bài thơ phần phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa
+ Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
+ Trả lời các câu hỏi SGK
* Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................................................................................................................................................
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 8, Tức cảnh Pác Bó, giáo án tức cảnh pác bó vnen 8, giáo án vnen tức cảnh Pác Bó