Giáo án ngữ văn 8: Bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 19
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.
- Học sinh biết luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự qua sự việc, nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Biết Đọc – Hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt được văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Rèn các thao tác tóm tắt văn bản tự sự cụ thể.
3. Định hướng phát triển năng lực
- - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ
- Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập, có trách nhiệm với bài học.
* Tích hợp giáo dục đạo đức:
- Có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả.
- Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao.
- Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan.
+ Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định lớp
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
Bước 2. Kiểm tra bài cũ
Bước 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’):
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
G
H
G
GV yêu cầu 2-3 bạn tóm tắt lại câu chuyện về bé Hải An đã dặn ở tiết trước
Hd trình bày
Gv gọi một 2 bạn nhận xét
Nhìn chung, các em đã biết xác định được nhân vật chính, tuy nhiên, chi tiết còn rườm rà và cốt truyện còn dài dòng. Vậy thì làm thế bào để có thể tóm tắt được một văn bản tự sự đáp ứng được yêu cầu? Tiết Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự hôm nay sẽ giúp các em giải quyết vấn đề này
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (25’)
- Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
- Phương pháp: PP vấn đáp.
- Kĩ thuật: động não...
Hoạt động 1: Nhắc lại li thuyết đã học về tóm tắt văn bản tự sự. I. Nhắc lại lí thuyết
G
Nhắc lại những kiến thức cơ bản về tóm tắt văn bản tự sự, cách tóm tắt văn bản tự sự.
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải quyết các bài tập II. Luyện tập
G
H
G
H
G
H
G
H
G
G Gọi HS đọc yêu cầu BT1
Thảo luận theo nhóm (bàn)
? Nhận xét về bản tóm tắt trong sgk?
? Tóm tắt như vậy đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của tác phẩm chưa? Nếu phải bổ sung thì bổ sung những gì?
- Đã nêu tương đối đầy đủ nhưng lộn xộn, thiếu mạch lạc
? Theo em sắp xếp các sự việc như thế nào là hợp lý?
- Theo mạch phát triển của sự việc (Trước, sau), sự việc sau tiếp nối sự việc trước..
? (H giỏi) Từ sự sắp xếp các ý trên em hãy viết văn bản tóm tắt truyện “Lão Hạc” khoảng 10 dòng ?
Thực hiện trong 10’.
Gợi ý, HS viết -> HS đọc.
-> Nhận xét, sửa. 1. Bài tập 1(61)
* Sắp xếp các sự việc
b) Lão Hạc có 1 người con trai... con chó Vàng.
a) Con trai lão đi.... “cậu Vàng”
d) Vì muốn giữ .... con chó
c) Lão mang tiền... mảnh vườn
g) Cuộc sống mỗi ngày ... khủng khiếp
e) Một hôm lão xin... bả chó
i) Ông giáo rất buồn... ấy
h) Lão bỗng nhiên chết...dữ dội
k) Cả làng... ông giáo
* Viết văn bản tóm tắt (10 dòng)
Bảng phụ (tóm tắt mẫu)
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó. Con trai lão đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối cả sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn và cùng Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
G
H
G
G
H
G
H
G Nêu yêu cầu bài tập 2?
- Nêu sv tiêu biểu, nv quan trọng trong “Tức nước vỡ bờ” ?
? Hãy xác định nhân vật chính? sự việc tiêu biểu?
Tóm tắt -> trình bày.
Sửa chữa.
? Ở sự việc (1): Chị Dậu chăm sóc chồng có những chi tiết nào?
- Cháo chín: Chị Dậu múc la liệt -> quạt cho chóng nguội
- Rón rén bê bát cháo tới mời chồng, đón cái Tỉu ngồi bên xem chồng ăn có ngon miệng không.
? Tương tự ở sự việc (2) có những chi tiết nào?
- Cai lệ và người nhà lý trưởng xuất hiện -> anh Dậu ngã lăn đùng -> chị Dậu van xin cai lệ cho vợ chồng chị khất tiền sưu ->cai lệ không nghe, cứ sai người nhà lí trưởng chực xông vào định trói anh Dậu -> chị liều mạng cự lại. Lúc đầu bằng lí lẽ, sau là bằng vũ lực => tên người nhà lý trưởng và cai lệ bị chị đánh cho ngã nhào.
Viết văn bản tóm tắt 10 dòng. (10 phút ) Bài tập 2:
- Nhân vật chính: chị Dậu
- Sự việc tiêu biểu:
+ Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm sau khi bị đánh trói cùm kẹp ở ngoài đình mới được trả về.
+ Cai lệ và người nhà lý trưởng sầm sập tiến đến đòi bắt trói anh Dậu vì chưa nộp sưu cho người em chồng đã chết.
+ Chị Dậu van xin khất sưu.
+ Cai lệ đánh chị Dậu và xông vào đánh trói anh Dậu. Chị Dậu đánh lại cai lệ để bảo vệ anh Dậu
- Viết văn bản tóm tắt (10 dòng).
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’)
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật: hợp tác...
? Tại sao văn bản “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ” rất khó tóm tắt?
? Nếu muốn tóm tắt thì ta phải làm gì?
Gợi ý:
- Hai văn bản khó tóm tắt vì: là 2 tác phẩm tự sự nhưng giàu chất thơ, ít sự việc (truyện ngắn trữ tình) chủ yếu miêu tả những cảm giác và nội tâm nhân vật.
- Muốn tóm tắt văn bản này ta phải đọc để cảm nhận cảm xúc nhân vật, phải có vốn sống cần thiết để khái quát đời sống nội tâm nhân vật.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm
- HS đọc mục đọc thêm sgk. Đọc thêm: Tóm tắt “Dế mèn phiêu lưu ký” của tác giả “Tô Hoài”
- GV nhấn mạnh yêu cầu, thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
- GV hệ thống hoá kiến thức của bài
Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( 2 phút)
* Đối với bài cũ:
- Hoàn chỉnh bài tập 1, 2, 3
- Tìm đọc phần tóm tắt một số tác phẩm
* Đối với bài mới: Chuẩn bị “Trả bài tập làm văn số 1”
- Xem lại dàn ý bài văn viết số 1 bổ sung và sửa lỗi của mình.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự