Giáo án ngữ văn 8: Bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Văn bản :
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết sự đa dạng về đối tượng trong văn bản thuyết minh.
- Hiểu đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Vận dụng vào viết bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng
- Quan sát danh lam thắng cảnh.
- Đọc tài liệu tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
3. Định hướng phát triển năng lực
a. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
4. Thái độ
HS có ý thức học tập nghiêm túc, có khoa học.
* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG.
* Tích hợp môi trường: Bảo vệ biển đảo, giáo dục an ninh quốc phòng.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu)
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số
Ngày giảng Lớp Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ và chuẩn bị bài: Thế nào là danh lam thắng cảnh
Gợi ý: DLTC là những cảnh đẹp núi, sông , rừng, biển thiên nhiên hoặc do con người góp phần tô điểm thêm. DLTC cũng chính là di tích lịch, gắp liền với một thời kì lịch sử một sự kiện lịch sử, một nhân vật lịch sử
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’):
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Phương pháp: tạo tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, động não
Giáo viên tổ chức cuộc thi Sứ giả văn hóa với nội dung: Kể tên các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta mà em biết?
Gợi ý: Hồ Gươm, Động Phong Nha- Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể...
Cách 2: Thi đọc thơ, cao dao ca ngợi các địa danh ở Việt Nam mà em biết
- Đồng Đăng có phố....
- Đường vô xứ Nghệ....
......
Dải đất hình chữ S của chúng ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho rất nhiều danh làm thắng cảnh. Để mọi người xung quanh đặc biệt là những du khách thập phương biết, hiểu rõ hơn về những danh lam thắng cảnh thì chúng ta cần phải biết thuyết minh. Tiết học hôm nay sẽ hỗ trợ cho các em kĩ năng này
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian:
Hoạt động 1.
Hướng dẫn tìm hiểu về một danh lam thắng cảnh.
- GV gọi 1 HS đọc ví dụ “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”.
- HS đọc văn bản.
- GV: Từ việc đọc văn bản, hãy cho biết văn bản cung cấp những thông tin gì về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn ? Dựa vào đâu mà người viết có được những thông tin đó ?
- HS trả lời.
- GV: Văn bản đã sử dụng kiến thức của lĩnh vực nào ? Em hãy nhận xét về trình tự sắp xếp và phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản trên ?
- HS trả lời.
- GV nhận xét.
- GV: Từ việc tìm hiểu ví dụ trên, hãy cho biết để thuyết minh về một danh làm thắng cảnh, chúng ta phải thực hiện những điều gì ?
- HS thuyết trình.
- GV nhận xét, ghi bảng.
I. Giới thiệu về danh lam thắng cảnh.
1. Ví dụ “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”.
- Bài viết đưa đến những thông tin:
+ Hồ Hoàn Kiếm: nguồn gốc, sự tích tên hồ.
+ Đền Ngọc Sơn: nguồn gốc, quá trình xây dựng đền, vị trí và kiến trúc đền.
- Bài viết đã sử dụng những kiến thức: địa lý, lịch sử, văn hóa, văn học.
- Để có những kiến thức về danh lam thắng cảnh cần:
+ Trực tiếp: thăm thú, quan sát, ghi chép.
+ Gián tiếp: tra cứu sách vở, hỏi han về đối tượng.
- Trình tự sắp xếp: thời gian và không gian.
- Phương pháp thuyết minh: giải thích, phân tích.
2. Ghi nhớ:
Khi thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, cần:
- Tìm hiểu kĩ về đối tượng thuyết minh: thăm thú, quan sát, học hỏi.
- Đảm bảo bố cục bài làm gồm 3 phần.
+ Mở bài: giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh.
+ Thân bài: vị trí địa lí, diện tích; các yếu tố cấu thành của thắng cảnh; ý nghĩa đối với con người.
+ Kết bài: khẳng định lại giá trị của danh lam thắng cảnh; bài học bản thân.
- Lời văn chính xác và biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
Hoạt động 2.
Hướng dẫn làm bài tập phần luyện tập.
- GV tổ chức thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1: Lập dàn bài chi tiết thuyết minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn.
+ Nhóm 2: Lập dàn ý thuyết minh về vịnh Hạ Long.
- HS thảo luận theo nhóm (10 Phút).
- Đại diện các nhóm thuyết minh bài làm.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- HS nắm bắt, ghi bài. II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
Thuyết minh về quần thể Hồ Hoàn Kiếm
Dàn bài.
- Mở bài: Giới thiệu bao quát về quần thể danh lam thắng cảnh.
- Thân bài:
+ Vị trí: nằm ở vị trí trung tâm của thủ đô/
+ Diện tích: 12 ha.
+ Độ sâu của nước qua các mùa.
+ Nguồn gốc hình thành, sự tích tên hồ; quá trình xây dựng đền, cấu trúc đền.
- Kết bài:
+ Ý nghĩa lịch sử, xã hội, văn hóa của danh lam thắng cảnh.
+ Bài học về sự giữ gìn, tôn tạo những giá trị tinh thần của dân tộc.
2. Bài tập 2:
Thuyết minh về Vịnh Hạ Long.
- Mở bài: Giới thiệu chung về Vịnh Hạ Long – Kì quan thứ 7 của thế giới.
- Thân bài:
+ Vị trí địa lý: Một phần của vịnh Bắc Bộ; nằm giữa hai thị trấn Hòn Gai và Cẩm Phả.
+ Diện tích: 1553 km2.
+ Đặc điểm địa hình: 1960 hòn đảo lớn bé khác nhau; có hang động tuyệt đẹp: nhũ đá nhiều hình thù và màu sắc; vẻ đẹp biến đổi theo thời gian.
+ Ý nghĩa lịch sử: những địa danh gắn liền với những sự kiện lịch sử chói lọi của dân tộc: cảng Vân Đồn, núi Bài Thơ, sông Bạch Đằng, hang Đầu Gỗ.
+ Ý nghĩa văn hóa: cái nôi văn minh của con người – nền văn hóa Hạ Long; bảo tàng địa chất học; di sản văn hóa thế giới.
- Kết bài: Vịnh Hạ Long có giá trị tinh thần lớn đối với đất nước; bài học về tình yêu quê hương đất nước.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn
- Thời gian: ( )
?Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng giới thiệu về một danh làm thắng cảnh ở địa phương em, trong đó có sử dụng một câu cầu khiến
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Thời gian: ( )
? Tìm những câu ca dao, thơ gắn liền với các danh lam, thắng cảnh ở địa phương
4. Hướng dẫn về nhà (3’):
* Đối với bài cũ:
- Học bài theo nội dung ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập trong VBT.
* Đối với bài mới: Ôn tập văn thuyết minh.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh