Giáo án vnen bài Chiếu dời đô
Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Chiếu dời đô. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20…
BÀI 21: CHIẾU DỜI ĐÔ
Tiết 81
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HĐ KHỞI ĐỘNG
- Năng lực: giao tiếp
- Phương pháp vấn đáp
* HĐ cá nhân; máy chiếu
- Chiếu yêu cầu: Nghe một bài hát về thủ đô Hà Nội và trả lời câu hỏi sau:
? Nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về thủ đô khi lắng nghe giai điệu trên?
? Theo em Hà Nội được chọn làm thủ đô nước ta từ khi nào? Vì sao Hà Nội được lựa chọn làm thủ đô?
-> GV dẫn vào bài.
B. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Năng lực: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; ngôn ngữ; thẩm mĩ
- Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp
* HĐ cả lớp; máy chiếu
? Trình bày vài nét về tác giả, tác phẩm
- Chuẩn kiến thức
* HĐ cả lớp
- Hướng dẫn đọc
- Yêu cầu hs đọc, nhận xét
- Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó.
* Hđ cá nhân; máy chiếu
- Hãy cho biết:
? Bài thơ được viết theo thể loại nào
? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung mỗi phần ?
- HS hoạt động
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chiếu đáp án, HS tự nhận xét, đánh giá
* HĐ cá nhân lớp
- GV nêu yêu cầu: đọc đoạn văn đầu và trả lời câu hỏi b SGK
- HS hoạt động
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức, HS tự nhận xét, đánh giá
- Giảng “vâng mệnh trời, thuận ý dân”: thay đổi theo quy luật, phù hợp với nguyện vọng của nội dung.
* HĐ cả lớp
? Sau khi viện dẫn sử sách về việc dời đô, tác giả đã làm gì?
? Dựa vào chú thích, cho biết vì sao 2 triều đại trước cứ đóng đô ở đó?
- Giảng
? Theo tác giả, việc không dời đô dẫn đến những kết quả gì?
? Nhận xét về lời văn vế đầu của câu cuối đoạn? Tác dụng?
? Nhận xét về cách đưa luận cứ của tác giả?
? Qua đó, tác giả muốn khẳng định điều gì?
? Đoạn 1, tác giả muốn thuyết phục người nghe hiểu điều gì?
* HĐ cá nhân - (sử dụng phần mềm Class dojo gọi HS trình bày.
- Chiếu yêu cầu c SGK
- HS hoạt động
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức, các nhóm nhận xét, đánh giá chéo
* Bình
I. Tìm hiểu văn bản" Chiếu dời đô"
1. Tác giả, tác phẩm
- Tác giả:
+ Lí Công Uẩn - tức Lí Thái Tổ: (974 - 1028).
+ Là người nhân ái, thông minh, có chí lớn. Có công sáng lập vương triều Lí.
- Tác phẩm:
+ Hoàn cảnh ra đời: Năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn viết bài chiếu này bày tỏ ý định
dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). Từ đó trở đi thành Đại La trở thành kinh đô của các triều đại phong kiến Việt Nam cho đến thời Nguyễn sau này.
2. Đọc; tìm hiểu chú thích
+ Đọc
+ Chú thích
3. Tìm hiểu chung về văn bản
* Thể loại: thể chiếu
* Mục đích: bày tỏ ý định dời đô ra thành Đại La
* PTBĐ: nghị luận +Biểu cảm
* Bố cục: 3 phần
+ Đ1: Lí do dời đô
+ Đ2: Các lợi thế của thành Đại La
+ Đ 3: Bày tỏ ý định dời đô
4. Phân tích
4.1. Lí do dời đô
- Dẫn việc dời đô của các nhà Thương, Chu (Trung Quốc)
+ Lịch sử có nhiều lần dời đô
+ Mục đích: đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời …
+ Kết quả: đất nước phát triển hùng mạnh, lâu dài
(+) NT: Dẫn chứng cụ thể, xác thực, khách quan
-> Dời đô là 1 việc bình thường, hợp quy luật, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đem lại kết quả tốt đẹp.
- Phê phán hai nhà Đinh- Lê không chịu dời đô:
+ Không noi gương người xưa... đóng yên đô thành
+ Kết quả: triều đại không bền, trăm họ hao tổn…
+ ''Trẫm rất đau xót về việc đó''
(+) Lời văn biểu cảm -> Tác động tới tình cảm người đọc
+ Luận cứ: Kết hợp lí và tình
-> Việc đóng đô ở Hoa Lư là hạn chế, không còn phù hợp
* Dời đô là việc làm cần thiết ( LĐ1)
4.2. Các lợi thế của thành Đại La
- Đại La:
+ Lịch sử: Kinh đô cũ
+ Vị trí: trung tâm
+ Địa thế: rộng, bằng, cao, thoáng
+ Về chính trị, văn hoá: là đầu mối giao lưu... là mảnh đất hưng thịnh
- Nghệ thuật:: Câu văn biến ngẫu
Kết hợp giữa lí lẽ và cảm xúc
Luận cứ phong phú, phân tích trên nhiều mặt
* Đại La là nơi tốt nhất để định đô (LĐ2)
Ngày soạn:…/…/20…. Ngày dạy:…/…/20…
BÀI 21: CHIẾU DỜI ĐÔ
Tiết 82
Hình thức tổ chức Nội dung
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Năng lực: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; ngôn ngữ; thẩm mĩ
- Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; dạy học nhóm
* HĐ cả lớp
? Tác giả đã bày tỏ ý định dời đô của mình qua câu văn nào?
? Nhận xét về lời ban bố mệnh lệnh của tác giả? Tác dụng?
- GV: Đó là nguyện vọng của vua và dân.
? Qua đó, tác giả muốn bày tỏ quan điểm tư tưởng gì của mình?
* HĐ cả lớp
? Việc muốn dời đô ra Đại La chứng tỏ điều gì
? Qua bài chiếu, em hiểu thêm được gì về tác giả?
* Gv giảng, liên hệ với lịch sử thời Lý và sự PT của Hà Nội ngày nay
* HĐ cả lớp - KT trình bày 1 phút; máy chiếu
? Nêu nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Chuẩn kiến thức trên máy chiếu 4.3. Bày tỏ ý định dời đô
- Trẫm... các khanh nghĩ thế nào?
- Nghệ thuật:: Câu nghi vấn-> Mang tính chất đối thoại, trao đổi; tạo sự đồng cảm giữa vua và dân
* Cần dời đô từ Hoa Lư về Đại La
( LĐ 3 dùng để kết luận)
- Việc muốn dời đô ra Đại La
-> Chứng tỏ sự lớn mạnh, hùng cường của nước Đại Việt ; thể hiện khát vọng thống nhất đất nước, ý chí tự cường dân tộc
- Tác giả:
+ Yêu nước, có lòng tin mãnh liệt vào tương lai dân tộc
+ Có tầm nhìn sáng suốt
4.4.Tổng kết
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Năng lực: tự học, giao tiếp
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình; dạy học hợp tác
* HĐ cặp đôi; máy chiếu
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS hoạt động
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức; các cặp tự đánh giá.
Bài 1.
- Gợi ý : không mâu thuẫn
-> Thể hiện sự tôn trọng của người đứng đầu với nhân dân-> dễ nhận đc sự đồng cảm, đồng tình của nội dung…
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phương pháp: vấn đáp; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* HĐ cá nhân - MC
- Nêu yêu cầu: viết một đoạn văn giới thiệu về thủ đô Hà Nội ngày nay
- GV chiếu yêu cầu của ĐV
- HS viết bài
- HS đọc và nhận xét chéo bài
- GV nhận xét, đánh giá chung * Yêu cầu:
- Có câu chủ đề
- TM được ngắn gọn các phương diện cơ bản thủ đô: Quá trình hình thành và phát triển, vị trí, ý nghĩa về kinh tế, chính trị và văn hóa, du lịch.
- Diễn đạt gọn gàng đúng chủ đề, rõ ý.
- Không mắc lỗi viết câu, dùng từ
- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
* Hđ tìm tòi mở rộng -Hướng dẫn học tập
- Thực hiện YC E.
- Học bài và phân tích được văn bản
- Tìm hiểu về sự phát triển của Hà Nội ngày nay
- Chuẩn bị bài sau:
+ Câu phủ định: đọc ví dụ, trả lời câu hỏi tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định
+ Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương: sưu tầm tư liệu, tìm hiểu về một danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Ngày soạn:… /…/20… Ngày dạy: …/…/20…
BÀI 21: CHIẾU DỜI ĐÔ
Tiết 83
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Năng lực: giao tiếp
- Phương pháp trò chơi
* HĐ cá nhân
- GV nêu nhiệm vụ: ? Đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học
- HS trả lời, nhận xét
-> Giới thiệu bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác
- Phương pháp: phân tích ngữ liệu; vấn đáp; dạy học hợp tác
* HĐ cá nhân – máy chiếu
- GV chiếu câu hỏi
? Các câu 2,3,4 có đặc điểm hình thức gì khác so với câu 1?
? Các câu 2,3, 4 được dùng để làm gì
- Chiếu ngữ liệu Bài tập 2.c
? Tìm câu có chứa các từ phủ định
? Câu đó được dùng để làm gì
- HS hoạt động cá nhân xem lại nội dung đã chuẩn bị và bổ sung.
- HS chia se 2 lần( có hiệu lệnh của giáo viên)
- GV chiếu đáp án, HS tự đánh giá
- GV kết luận: các câu trên là câu phủ định
? Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định
- Chuẩn kiến thức, chốt ghi nhớ
3. Tìm hiểu về câu phủ định
a. Ví dụ
* VD2
- Các câu 2,3,4
+ Về hình thức: có chứa các từ không, chưa, chẳng (các từ phủ định)
+ Chức năng: thông báo, xác nhận không có sự việc An đi đá bóng.
* VD2 (Bài tập 2/ phần C)
- Câu có từ phủ định: Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
Đâu có !
- Chức năng: nhằm bác bỏ ý kiến , nhận định của người đối thoại.
b. Ghi nhớ
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác
- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác
* HĐ cá nhân
- Đọc và thực hiện yêu cầu sgk
- HS hoạt động
- HS trình bày, nhận xét, phản biện
- GV, HS chuẩn kiến thức, nhận xét, đánh giá
* HĐ cả lớp
- Đọc và thực hiện yêu cầu sgk
- HS hoạt động
- HS trình bày, nhận xét, phản biện
- GV, HS chuẩn kiến thức, nhận xét, đánh 3.
Đ/án: a, e
4.
- Không thể thay đc ở câu a,c, d
-> Nghĩa và sắc thái của câu thay đổi
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Năng lực: tự học và tự chủ
- Phương pháp vấn đáp; rèn luyện theo mẫu
* HĐ cá nhân
- GV nêu yêu cầu
- HS làm bài
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức; HS nhận xét, đánh giá chéo
a.
b.
c. Sắc thái mạnh hơn câu phủ định (cùng nghĩa)
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Năng lực: tự học và tự chủ
- Phương pháp vấn đáp; rèn luyện theo mẫu
- Sưu tầm và ghi lại các câu phủ định có trong văn bản Ông đồ và Nhớ rừng và xác định chức năng của các câu phủ định đó
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20…
BÀI 21: CHIẾU DỜI ĐÔ
Tiết 84
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Năng lực: giao tiếp và hợp tác
- Phương pháp vấn đáp
* HĐ cả lớp
? Dàn ý bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
-> Giới thiệu bài mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Năng lực: tự học và tự chủ
- Phương pháp vấn đáp; rèn luyện theo mẫu
* HĐ cả lớp, máy chiếu
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và chiếu dàn ý TB
* HĐ cá nhân- máy chiếu
- GV yêu cầu HS đối chiếu bài làm của nhóm với bố cục chung của dạng bài để điều chỉnh bài thuyết trình
- Yêu cầu một số HS trình bày, nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
- Tuyên dương HS chuẩn bị tốt 2. Viết bài giới thiệu danh lam thắng cảnh địa phương
(Làm trên lớp)
Dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng TM
- Thân bài:
+ Lịch sử hình thành
+ Kiến trúc
+ Giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội của Văn miếu
- Kết bài: Khẳng định vai trò, vị trí của di tích/ thắng cảnh.
* HĐ TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Bài giới thiệu viết dưới dạng văn TM về danh lam thắng cảnh (Hà Nội) có kết hợp yếu tố tự sự
+ Hoàn thiện BT E
Hướng dẫn học tập
- Chuẩn bị bài 22
+ Đọc VB
+ Dự kiến câu trả lời phần A
+ Trả lời câu hỏi mục 2, phần B
+ Tìm hiểu tiểu sử, sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn
+ Tìm hiểu đặc điểm thể hịch
* Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 8, Chiếu dời đô, giáo án chiếu dời đô vnen 8, giáo án vnen chiếu dời đô