Giáo án ngữ văn 8: Bài Đi bộ ngao du
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đi bộ ngao du. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
ĐI BỘ NGAO DU
(Trích Ê-min hay về giáo dục)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Mục đích của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.
- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.
- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể.
3. Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học tìm hiểu nội dung chính của các văn bản
- Năng lực giải quyết vấn đề liên quan đến sự tồn vong của dân tộc và những bài học triết lí về cuộc sống của con người
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ có sức mạnh lay động lòng người
- Thu thập kiến thức xã hội có liên quan; về thực tế về xã hội lịch sử gắn với văn bản
- Tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó;
- Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, môi trường tự nhiên,...
+ Có ý thức công dân yêu tổ quốc, có lối sống trong sáng lành mạnh;
+ Có tinh thần đấu tranh chống lại kẻ thù.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực đọc hiểu tác phẩm văn học nghị luận Việt Nam và nghị luận nước ngoài
- Năng lực đọc diễn cảm tác phẩm văn học nghị luận Việt Nam và nghị luận nước ngoài
- Năng lực đọc sáng tạo tác phẩm văn học nghị luận Việt Nam và nghị luận nước ngoài
- Năng lực cảm thụ tác phẩm văn học nghị luận Việt Nam và nghị luận nước ngoài
- Năng lực đánh giá về những cảm xúc qua các văn bản nghị luận Việt Nam và nghị luận nước ngoài
4. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Giáo dục học sinh ý thức học tập, nghiên cứu.
*Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG,
*Giới thiệu bài:
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu)
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số
Ngày giảng Lớp Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian:
GV: Các em đã tìm hiểu về nhà văn Pháp Ru- xô khi soạn văn bản “Đi bộ ngao du” trích trong tác phẩm nổi tiếng “Ê-min hay Về giáo dục”, đây là tác phẩm được coi là đỉnh cao triết học của ông…
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian:
Hướng dẫn tìm hiểu chung
*Cá nhân học sinh báo cáo phần chuẩn bị ở nhà
*Giáo viên định hướng, chốt kiến thức
GV: Đoạn trích chứng minh rằng muốn hiểu biết những gì về thế giới xung quanh thì ta cần phải đi bộ ngao du. Qua đây ta thấy được Ru- xô là con người giản dị, quí trọng tự do và yêu quí thiên nhiên
- GV giới thiệu nội dung chính của tiểu thuyết (SGV/T126) I/ Hướng dẫn tìm hiểu chung
1/ Tác giả
- Ru-xô (1712 - 1778).
- Là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp.
2/ Tác phẩm
- Trích trong quyển V – của tác phẩm “Ê-min hay về giáo dục” – Năm 1762.
Định hướng hình thành kiến thức đọc hiểu văn bản:
*Yêu cầu cán sự bộ môn lên điều hành hoạt động học, giáo viên theo dõi và điều chỉnh, hỗ trợ:
- Đọc, tìm hiểu chú thích.
- Đưa ra cách đọc:
- Giọng rõ ràng dứt khoát, tình cảm, thân mật.
- Lưu ý các từ “tôi”, “ta” dùng xen kẽ các câu kể, câu hỏi, câu cảm.
- GV đọc 1 đoạn.
- 2 HS đọc các đoạn còn lại.
? Giải thích một số chú thích trong bài ?
? Hãy giải thích từ “ngao du” ?
?Nếu hiểu ngao du là đi dạo chơi đây đó thì nghĩa của nhan đề “Đi bộ ngao du” là gì
H- Dạo chơi đây đó bằng cách đi bộ.
?Em thấy nhan đề và nội dung của văn bản như thế nào ?
H: Tên bài sát với nội dung và tên bài đã khái quát được nội dung văn bản.
? Theo em, cách đặt tên như vậy đã sát với nội dung văn bản hay chưa? Vì sao ?
H: Vì tên đã khái quát được nội dung văn bản, bàn về ích lợi của việc dạo chơi mọi nơi theo
cách đi bộ.
? Có thể xếp phần trích vào kiểu VB nào?
H: - Nghị luận
?Tại sao văn bản được gọi là nghị luận.
H- Vì văn bản được viết theo phương thức lập luận chứng minh.
?Để thuyết phục mọi người nếu ngao du thì nên đi bộ, tác gải đã sắp xếp 3 đoạn văn thành 3 luận điểm chính, em hãy chỉ ra các luận điểm đó
H:
- Đi bộ thì ta hoàn toàn được tự do.
- Đi bộ thì có dịp trau dồi vốn tri thức của ta.
- Đi bộ thì có tác dụng tới sức khoẻ.
?Tóm lại, 3 luận điểm đó đều nhằm hướng tới một nội dung chính mà văn bản đề cập đến là gì?
H: Bàn luận về hứng thú và ích lợi của việc đi bộ ngao du.
? Bài chia mấy phần? Ý mỗi phần ntn?
? Nhận xét về bố cục của văn bản?
- Chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, mạch lạc, theo cách sắp xếp riêng.
Hoạt động nhóm
Cách thức: 4 bước
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ
(Thời gian: 10 phút
Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: điền vào bảng hai cột
Phân công: Bàn ...)
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức
1. Luận điểm đầu tiên triển khia vấn đề " đi bộ ngao du là gì?
2. Tác giả sử dụng kiểu câu gì ở đoạn này?
- Trần thuật.
3. Nhằm mục đích gì?
H: - Liệt kê những thú vị khi người ta đi bộ.
4. Nhận xét về cách xưng hô, (ngôi kể) ? Tác dụng của cách xưng hô ấy?
- Tôi: Muốn nói về kinh nghiệm riêng (cá nhân).
- Ta: chung.
H: Bộc lộ những thể nghiệm sinh động riêng của bản thân. Những nhận định chung, khái quát được bổ sung bằng những thể nghiệm cá nhân làm chất nghị luận của bài văn không xơ cứng.
5. Nhận xét về cách lập luận của tác giả, tác dung?
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc.
Gv khái quát tiết 3 chủ đề. II/ Định hướng hình thành kiến thức đọc hiểu văn bản:
1. Đọc, tìm hiểu chú thích:
2. Bố cục:
*Nhan đề văn bản
- Đi bộ ngao du: dạo chơi đây đó bằng cách đi bộ.
- Thể loại: Văn bản nghị luận.
- Bố cục: 3 phần
- P1: Từ đầu -> cho đôi bàn chân nghỉ ngơi: Đi bộ ngao du con người được tự do
- P2: tiếp ->không thể àm tốt hơn=> Đi nộ ngao du con người trau dồi tri thức.
- P3: còn lại
Đi bộ ngao du nâng cao sức khoẻ và tinh thần.
3. Phân tích
(Giáo viên chuẩn hóa kiến thức theo nội dung sau)
3.1. Đi bộ ngao du con người được tự do
- Lợi ích của đi bộ ngao du.
+ Người đi bộ hoàn toàn tự do: ưa lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng..
+ Tuỳ theo ý thích của mình: quan sát khắp nơi ...
+ Không lệ thuộc ai, không lệ thuộc bất cứ thứ gì...
- Đi bộ ngao du làm cho con người có dịp trau dồi kiến thức.
- Đi bộ ngao du tăng cường sức khoẻ, tinh thần, sảng khoái.
- Mạch xưng hô: Tôi, ta, Ê-min
-> Tránh sự khô khan, tạo sắc thái đa dạng, hấp dẫn cho lời văn; tôi nhấn mạnh kinh nghiệm cá nhân tác động đến lòng tin cho người đọc.
-> Trật tự sắp xếp lập luận hết sức logic. Lập luận thuyết phục bởi cách so sánh thực tiễn.
=> Khi con người được tự do thoải mái thì tri thức được bồi bổ, sức khoẻ được tăng cường, tinh thần được thoải mái.
Hoạt động nhóm
Cách thức: 4 bước
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ
(Thời gian: 10 phút
Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: điền vào bảng hai cột
Phân công: Bàn ...)
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức
1. Luận điểm ở đoạn 2 là gì?
2. Tác giả lập luận như thế nào?
3. Theo tác giả ta sẽ thu được kiến thức gì khi đi bộ ngao du như Talét, Praton, Pitago?
- Bồi dưỡng kiến thức của một nhà khoa học tự nhiên
+ Về nông nghiệp: Các sản vật đặc trưng cho k.hậu và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy
+ Về tự nhiên học: Xem xét một khoảnh đất, gặp một hòn đá mà ghè vài mẩu, sưu tập hoa lá , tìm các hóa thạch.
?ở đoạn này, tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì? Nhận xét lời văn?
- So sánh: Phòng sưu tập của Ê-min (người đi bộ ngao du) hơn hẳn (là cả trái đất) phòng sưu tập của những vua chúa, triết gia (có các thứ linh tinh nhưng chẳng có một ý niệm gì về tự do cả).
- Lời bình luận
- Cách nêu dẫn chứng dồn dập liên tiếp, câu hỏi tu từ, khi nói về kết qủa ….
- Lời văn thay đổi linh hoạt.
GV: Tác giả so sánh để đề cao kiến thức thực tế của các nhà khoa học và xem thường kiến thức sách vở giáo điều. Từ đó khích lệ mọi người đi bộ để mở mang kiến thức.
? Có thể hiểu ý nghĩa của cách so sánh kèm theo lời bình luận của tác giả ở đoạn này?
? Em hiểu gì về quan điểm đi bộ của tác giả?
? Cũng từ đó mà lợi ích nào của việc đi ngao du cũng được khẳng định?
GV: Mở mang năng lực khám phá đời sống, mở rộng tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ, đầu óc được sáng láng. 3.2. Đi bộ ngao du- trau dồi tri thức
- Bồi dưỡng nhận thức, làm giàu hiểu biết.
- Xem xét thiên nhiên phong phú trên mặt đất.
- Tìm hiểu các sản vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên.
- So sánh: Phòng sưu tập của Ê-min (người đi bộ ngao du) hơn hẳn (là cả trái đất) phòng sưu tập của những vua chúa, triết gia (có các thứ linh tinh nhưng chẳng có một ý niệm gì về tự do cả).
-> Tác giả đề cao kiến thức thực tế, xem thường kiến thức sách vở giáo điều; đề cao kiến thức của các nhà khoa học am hiểu đời sống thực tế, khích lệ mọi người hãy đi bộ để mở mang kiến thức.
=> Đi bộ ngao du là dịp để con người hòa vào thế giới tự nhiên, suy ngẫm, tìm hiểu mở rộng kiến thức và phát triển nhân cách.
Hoạt động nhóm
Cách thức: 4 bước
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ
(Thời gian: 10 phút
Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: điền vào bảng hai cột
Phân công: Bàn ...)
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức
? Luận điểm thứ 3?
? Cách chứng minh có gì đặc biệt?
? Những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du được nói đến.
- Sức khoẻ được tăng cường
- Tính tình vui vẻ, khoan khoái, hài lòng, hân hoan thích thú
- Ngủ ngon
? Từ loại nào xuất hiện nhiều trong đoạn này? Tác dụng
- Tính từ.
? Tác giả chứng minh luận điểm bằng cách nào
- So sánh:
+ Người đi bộ: Sảng khoái, vui tươi.
+ Người đi xe ngựa: Mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh.
? Kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất?
- Câu cảm.
? Qua lí lẽ, cách lập luận và dẫn chứng em thấy tác giả muốn người đọc tin vào những tác dụng nào của đi bộ ngao du?
GV: Nêu bật cảm giác phấn chấn trong tinh thần của người đi bộ ngao du ; Nâng cao sức khoẻ và tinh thần, khơi dậy niềm vui sống.
? Câu cuối cùng có thể xem là lời kết luận được không? 3.3. Đi bộ ngao du- rèn luyện sức khoẻ và tinh thần
- Sức khoẻ được tăng cường
- Tính tình vui vẻ, khoan khoái, hài lòng, hân hoan thích thú
- Ngủ ngon ….
-> Sử dụng nhiều tính từ, so sánh, câu cảm
->Nêu bật cảm giác phấn chấn trong tinh thần của người đi bộ ngao du; nâng cao sức khoẻ và tinh thần, khơi dậy niềm vui sống.
- Lời kết luận giản di nhưng rất tập trung.
GV cho HS thảo luận nhóm bàn để rút ra nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
?Bài nghị luận hấp dẫn nhờ đâu?
*Nghệ thuật
- Lồng cảm xúc trực tiếp của cá nhân vào lí lẽ.
- Đan xen tự sự, biểu cảm.
- Lập luận rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ.
- Lí lẽ hòa quyện với thực tế
?Văn bản giúp em hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du?
*Nội dung
- Thoả mãn những cầu thưởng ngoạn tự do.
- Mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống.
- Nhân lên niềm vui sống cho con người.
-> Một người giản dị, quí trọng tự do, yêu mến thiên nhiên.
?Bài giúp em hiểu gì về con người, tư tưởng, tình cảm của Ru- xô?
GV: Là con người giản dị nhưng sâu sắc (Nói về điều đơn giản trong cuộc sống đời thương nhưng sâu sắc có ý nghĩa.
- Tư tưởng yêu tự do, coi trọng những kiến thức từ thực tế cuộc sống.
- Tình cảm yêu thiên nhiên (núi sông, đồng ruộng, cây cối...), yêu cuộc sống ( Niềm vui bình dị trong cuộc sống đời thường).
?Nêu ý nghĩa của văn bản?
*Ý nghĩa: Từ những điều mà đi bộ ngao du đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ - tư tưởng tiến bộ của thời đại.
4. Tổng kết
4.1. Nghệ thuật
4.2. Nội dung - ý nghĩa
4.3. Ghi nhớ: SGK/T102
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
Hướng dẫn luyện tập.
- Thời gian: 5 phút.
? Đọc ghi nhớ SGK/ T 102
? Đọc diễn cảm một đoạn em thích?
? Viết một đoạn văn nghị luận nói về tác dụng của việc đi bộ đối với bản thân em?
- HS thực hiện 5 phút, trình bày, nhận xét
- GV nhận xét III. Luyện tập
- Đọc diễn cảm
- Viết đoạn văn nghị luận nói về lợi ích của việc đi bộ ngao du
*Hướng dẫn về nhà: 10 phút
1. Học bài cũ:
Đọc, tóm tắt tất cả các văn bản trong chủ đề;
Đọc diễn cảm và sáng tạo các văn bản;
- Nắm những nét chính về nội dung, nghệ thuật của văn bản;
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một chi tiết đặc sắc trong các văn bản đã học.
2.Chuẩn bị tiết chủ đề sau: “Luyện tập tổng kết chủ đề”
? Sau khi học xong 3 văn bản, em hãy lập bảng thống kê các văn bản nghị luận Việt Nam và nước ngoài trong chủ đề?
? Nội dung chủ yếu của những văn bản thuộc chủ đề văn bản nghị luận Việt Nam và nước ngoài mà em được học?
? Những đặc sắc nghệ thuật chủ yếu của những văn bản thuộc chủ đề văn bản nghị luận Việt Nam và nước ngoài mà em được học?
4. Hướng dẫn về nhà:
* Đối với bài cũ
- Học kĩ nội dung bài học
- Học thuộc lòng một vài câu văn nghị luận trong 2 văn bản.
?Tìm những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản “Thuế máu” và “Đi bộ ngao du”, nêu tác dụng của chúng?
- Các phép tu từ chủ yếu là so sánh được sử dụng rất nhiều trong bài.
- Đây là những bài văn nghị luận một cách sinh động, hấp dẫn. (Từ gợi ý này HS phân tích một số VD cụ thể)
- Tìm đọc tác phẩm.
*Chuẩn bị bài: Hội thoại
- Hiểu được khái niệm hội thoại.
- Nắm được các vai xã hội trong hội thoại
- Nắm được tác dụng của các cuộc hội thoại.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Đi bộ ngao du, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Đi bộ ngao du, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Đi bộ ngao du, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Đi bộ ngao du, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Đi bộ ngao du