Giáo án ngữ văn 8: Bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản: Đọc thêm: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được khí phách anh hùng, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước PBC trong hoàn cảnh ngục tù. - Hiểu và cảm nhận được cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ khoáng đạt được thể hiện qua bài thơ. 2. Kĩ năng Đọc- hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú đường luật đầu thế kỉ 20, cảm nhận được giọng thơ và hình ảnh trong văn bản. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ - - Trân trọng những áng thơ văn yêu nước, cảm phục khí phách anh hùng của PBC. * Tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG. - Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, bản lĩnh, ý thức xây dựng đất nước. * Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng HCM trong thời gian bị tù đày trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan, tranh, usb + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định lớp(1’) - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) Bước 2. Kiểm tra bài cũ(3’) Bước 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: đàm thoại. - Kĩ thuật: trình bày một phút Chúng ta đã tìm hiểu những kiểu văn bản. Bắt đầu từ hôm nay, chúng ta sẽ chuyển sang tìm hiểu về thơ trữ tình. Mở đầu là những bài thơ ghi lại những tâm tình của một lớp cha ông anh hùng trong buổi đầu đi tìm đường cứu nước. “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài thơ mà chí sĩ, vị anh hùng dân tộc, nhà văn, nhà thơ lớn đã tự phác họa bức chân dung tinh thần của chính mình. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. I. Hướng dẫn giới thiệu chung: ? Em biết gì về tác giả? - 2 HS trình bày -> GV chốt, bổ sung 1. Tác giả Phan Bội Châu (1867 – 1940) - Ông là một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? - PBC đã từng bị Pháp kết án tử hình vắng mặt từ 1912 -> Mùa đông năm Quí Sửu (1913) PBC đang sống ở Dương Thành (Quảng Đông, Trung Quốc) thì đô đốc Quảng Đông là Long Tế Quang câu kết với toàn quyền Đông Dương đã bắt PBC và có ý định trao trả ông cho Pháp. khi bị bọn quân phiệt Quảng Đông bắt và định trao trả cho Pháp, ông nghĩ rằng mình khó có thể thoát chết nên ngay trong đêm đầu tiên, ông đã ứng khẩu một bài thơ để tự an ủi mình, sau này các nhà nghiên cứu lịch sử và văn học đặt nhan đề là “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”. Bản dịch TPhẩm “ngục trung thư” có đoạn viết: “Làm xong bài thơ nôm để an ủi, PBC đã ngâm nga lớn tiếng rồi cười vang động cả 4 vách, hầu như không biết thân mình bị nhốt trong ngục..” - Giai đoạn cuối đời (1925-1940) TDP bắt giam lỏng PBC ở bến Ngự bên bờ sông Hương (Huế) -> Người ta gọi ông là “ông già bến Ngự” (Hoặc con voi già bến Ngự) ? Hãy xác định chủ đề của bài thơ? - 2 HS -> GV chốt 2. Tác phẩm - Bài thơ viết 1914, khi bị bọn quân phiệt Quảng Đông bắt và định trao trả cho Pháp - in trong “Ngục trung thư” - Chủ đề: bài thơ thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần tự chủ của người chiến sĩ cách mạng mang hoài bão “kinh bang tế thế”, tin tưởng vào sự nghiệp cứu nước, coi thường mọi thử thách, hiểm nguy Hoạt động 2: Đọc, chú thích, tìm hiểu kết cấu bố cục, phân tích văn bản. II. Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản Hướng dẫn học sinh đọc. giọng thơ hào hùng, riêng câu 3 – 4 đọc với giọng thống thiết. Ngắt nhịp 4/3, 3/4 - 3 HS đọc -> Nhận xét - HS giải thích các từ khó Cho H đọc tiếp, H khác nhận xét. 1. Đọc, chú thích ? Bài thơ làm theo thể thơ gì? Bố cục? - Thơ thất ngôn bát cú Đường luật - 4 phần: (2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận, 2 câu kết) 2. Kết cấu - bố cục : - Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật - Bố cục: 4 phần Cách thức: 4 bước + Bước 1: Giao nhiệm vụ. (Thời gian: 5 phút. Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn. Nội dung: điền vào bảng hai Phân công: Bàn ...) + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + Bước 3: Trao đổi thảo luận. + Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức Nhóm 1: ? Hai câu thơ mở đầu bài thơ đã phác họa 1 chân dung thật đẹp. Đó là ai? Vẻ đẹp đó là gì? - Là hình ảnh người tù PBC hiện lên với khí phách hiên ngang, phong thái ung dung tự tại ? Vẻ đẹp đó được nhà thơ diễn tả bằng những từ ngữ nào? Phân tích k/n biểu cảm của các từ đó? -> Người có tài năng chí khí hơn người, ung dung, đàng hoàng, sang trọng. ? Điệp từ “vẫn”đem lại ý nghĩa nào cho câu thơ? (Vẫn: Không thay đổi dù bất cứ hoàn cảnh nào) - Điệp từ “vẫn” làm cho ý thơ được khẳng định, bộc lộ lòng tự hào về nhân cách cao đẹp không bao giờ thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào. ? Thái độ của PBC với việc tù đày? Nhận xét về thái độ đó? - Coi nhà tù là chỗ nghỉ chân -> cách nói hóm hỉnh về những năm tháng hoạt động bôn ba, vất vả của PBC (lúc ở Nhật, lúc sang Thái Lan, lúc ở TQ)… 4 tiếng “thì hãy ở tù” như nói với chính mình, chủ động “nghỉ chân”khi đã mỏi mệt. coi nhà tù chỉ là chốn tạm nghỉ lấy sức để đi tiếp -> thái độ bình tĩnh, chủ động trước tai ương, hoạn nạn, thể hiện khí phách của một anh hùng hào kiệt coi thường hiểm nguy -> là bản tuyên ngôn khẳng định tư thế làm người của tác giả. * GV yêu cầu học sinh tập bình: trước một hiện thực đen tối: bị giam hãm, tra tấn đánh đập, đói khát đày ải, mất tự do song ngay trong câu thơ đầu tiên ta thấy: PBC không để cho cảnh ngộ đè bẹp mình, phong thái, tinh thần không hề giảm sút mà vẫn ngang tàng, bất khuất, không hề run sợ, đứng cao hơn nhà tù, vượt lên trên gông cùm, xiềng xích của kẻ thù để hoàn toàn tự do thanh thản về mặt tinh thần -> người chiến sĩ vẫn nói bằng giọng đùa vui như thế. Khẩu khí này tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng HCM trong thời gian bị tù đày trong nhà tù Tưởng Giới Thạch : «Thân thể ở trong lao… tinh thần ở ngoài lao…càng phải cao ». Nhóm 2: 2 câu thực ? Em có nhận xét gì về ân hưởng 2 câu thực so với 2 câu đề? -> Giọng trầm, diễn tả nỗi đau cố nén…Khác với giọng cười cợt, đùa vui ở 2 câu trên. vẻ suy ngẫm, trầm ngâm, (hướng nội) có tính chất tự trào…. ? Nội tâm của người tù như thế nào? ? Hai câu thực tác giả viết về cuộc đời mình. Cuộc đời đó như thế nào? đó có phải là lời than thở không? -> Đây không phải là lời than thở mà biểu hiện 1 tâm trạng đau đớn của người tù trong hoàn cảnh trớ trêu. cho ta thấy cuộc đời cách mạng đầy sóng gió, 1 tâm hồn cao đẹp, giàu đức hi sinh….Gắn tình cảnh cuộc đời riêng với tình cảnh chung của đất nước ? Hãy phân tích nghệ thuật đối trong 2 câu này? Vẻ đẹp nào của PBC được bộc lộ ntn ? - Ngôn ngữ thơ cân xứng: khách không nhà - người có tội Bốn bể năm châu Nhóm 3: 2 câu luận ? Tác giả tiếp tục khắc họa nét đẹp nữa là gì? Qua biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? - Đặc tả dáng hình và ý chí một con người mang lí tưởng đẹp, quan tâm cao, ngạo nghễ trước mọi thủ đoạn của kẻ thù, lạc quan tin tưởng mình sẽ thắng - Nghệ thuật đối: đối ý, đối thanh - Nói quá: Bủa tay ôm chặt,Mở miệng cười tan ->khí phách hiên ngang không khuất phục, khắc họa rõ nét tầm vóc của nhân vật trữ tình lớn lao, kì vĩ Nhóm 4 : 2 câu kết ? Bài thơ khép lại bằng hai câu có nội dung mạnh mẽ, giống như lời thề thiêng liêng. Lời thề đó là gì? Nghệ thuật? - Lời thề: còn sống còn chiến đấu - Điệp từ “còn” => khẳng định niềm tin sắt đá vào thành công của SN, ý chí sắt thép không gì bẻ gãy được. => giọng thơ dõng dạc, dứt khoát * GV: Câu thơ mang tính hướng nội động viên, khích lệ mình và khẳng định: PBC còn sống, trái tim còn nhịp đập thì còn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp cách mạng. Đó là bản lĩnh. Đó là tất cả hội tụ để làm nên một nhân cách vĩ đại – nhân cách nhà chí sĩ yêu nước 3. Hướng dẫn phân tích a) Hai câu đề: Vẫn là hào kiệt...phong lưu (Vẫn: Không thay đổi dù bất cứ hoàn cảnh nào) -> Khí phách hiên ngang, phong thái ung dung, coi thường mọi hiểm nguy Chạy mỏi chân…hẵng ở tù ->Lạc quan trước gian nan thử thách. => 2 câu đề: gợi tâm thế đẹp của người chiến sĩ cách mạng b) Hai câu thực - Quan hệ từ: đã…...lại -> tăng cấp cho hoàn cảnh ngặt nghèo. Nỗi đau đớn của người anh hùng cứu nước trong hoàn cảnh tù đày (vừa bi, vừa hùng) -> Nghệ thuật đối, từ ngữ lớn lao. -> Diễn tả cuộc đời cách mạng đầy sóng gió nhưng cao đẹp, mang tầm vóc lớn lao của PBC. c) Hai câu luận - Nghệ thuật đối, Động từ mạnh, lối nói khoa trương, giọng điệu cứng cỏi. => tạo hào khí, sảng khoái, ngạo nghễ. gây ấn tượng về hoài bão to lớn tầm vóc. bản lĩnh kiên cường, phong thái ngạo nghễ bất chấp mọi gian nguy, thử thách của PBC. d) Hai câu kết - Lời thề của người chiến sĩ cách mạng: còn sống còn chiến đấu, ý chí sắt thép ấy không có gì bẻ gãy được Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật. 4. Hướng dẫn tổng kết ? Hãy khái quát giá trị nội dung và ý nghĩa nổi bật của bài thơ? * ND: Cảm hứng mãnh liệt, hào hùng vượt lên trên hiện tại khắc nghiệt của cuộc sống tù đày của người anh hùng PBC. * Ý nghĩa: Vẻ đẹp và tư thế của người chiến sĩ CM PBC. ? Hãy khái quát giá trị nghệ thuật * NT: Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, sử dụng phép đối chặt chẽ, giọng thơ đầy hào khí, ngạo nghễ mà dí dỏm… - 2 HS nêu -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ. 4.1. Nội dung- ý nghĩa: 4.2. Nghệ thuật 4.3. Ghi nhớ : sgk (148) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: củng cố kiến thức. - Phương pháp: PP vấn đáp. - Hình thức tổ chức: học theo cá nhân. - Phương tiện: máy chiếu. - Kĩ thuật: động não... Hoạt động 4: Luyện tập III Luyện tập ? Nêu đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật? - Số câu: 8 - Số chữ: 7 - Cách gieo vần: Bằng – trắc. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn. - Phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não GV: Nêu suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản? HS chia sẻ. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tư duy. - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy. Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( ) * Đối với bài cũ: - Học thuộc bài thơ, phân tích. - Hoàn thành bài tập (trong sách bài tập). * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: Đập đá ở Côn Lôn + Tìm hiểu và sưu tầm chân dung tác giả + Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm + Tập phân tích từng phần + Chuẩn bị theo yêu cầu vào phiếu học tập + Tìm hiểu kiến thức về văn học Cách mạng đầu thế kỉ XX.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Giải bài tập những môn khác