Giáo án ngữ văn 8: Bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Tập làm văn :
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH
VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
- Nắm được yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
- Biết cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng
- Biết xác định yêu cầu của một bài văn thuyết minh.
- Biết quan sát, nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý vận hành, công dụng…của đối tượng cần thuyết minh.
- Biết tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp.
4. Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu đề bài trước khi làm bài văn TM.
* Tích hợp giáo dục đạo đức:
- Có ý thức sử dụng kiến thức trong học tập và trong cuộc sống.
- Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ).
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định lớp(1’)
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
Bước 2. Kiểm tra bài cũ(3’)
Bước 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Phương pháp: đàm thoại.
- Kĩ thuật: trình bày một phút.
GV: Các em đã tìm hiểu những kiến thức cơ bản về văn thuyết minh, nắm được các phương thức thuyết minh cơ bản. Hôm nay, cô và các em cùng tìm hiểu các đề văn thuyết minh và cách làm dạng văn này.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: tìm hiểu về đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...
Tìm hiểu đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
? Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên? Đề nêu lên điều gì?
- Nêu các đối tượng thuyết minh: Con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ Tết...
? Tại sao em biết đó là các đề văn thuyết minh?
-> Không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm tức là yêu cầu trình bày những hiểu biết, tri thức về đối tượng.. giới thiệu, thuyết minh, giải thích...
? Đối với từng đề, yêu cầu chúng ta phải làm gì?
? Hãy xác định kiến thức, tri thức để thuyết minh về các đối tượng trên? (S4-S10)
* Thảo luận nhóm bàn:
Cách thức:
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Dãy phải: đề a,
- Dãy trái : đề c, d
- Thời gian: 5 phút
Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: Điền vào phiếu học tập
Phân công: Bàn...)
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận.
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức.
a. Giới thiệu gương mặt thể thao trẻ tuổi VN cần gthiệu gì?
- Họ tên, môi trường sống, biểu hiện năng khiếu, quá trình học tập phấn đấu, thành tích nổi bật, ý nghĩa.
b.Giới thiệu (TM) 1 tập truyện cần giới thiệu kiến thức nào?
- Tên tập truyện, năm xuất bản, nhà xuất bản, nét đặc sắc về ND-NT, dư luận chung về tập truyện. Khẳng định những đóng góp, những nổi bật về tập truyện..
c. Giới thiệu về chiếc nón lá VN cần giới thiệu gì?
- Giới thiệu về nguồn gốc, chất liệu, hình dáng, màu sắc, vai trò của chiếc nón trong đời sống sinh hoạt của con người..
d. Em sẽ thuyết minh gì khi giới thiệu về danh lam thắng cảnh?
-> Giới thiệu về vị trí địa lý, đặc điểm nổi bật, các câu chuyện huyền thoại, truyền thuyết gắn liền với di tích thắng cảnh, vai trò tầm quan trọng (ý nghĩa) của di tích đối với đời sống tinh thần hiện tại - tương lai.
? Yêu cầu bắt buộc khi tìm hiểu đề văn thuyết minh là gì?
- HS trình bày ghi nhớ SGK trang 140 1. Đề văn thuyết minh
a. Phân tích ngữ liệu:
- Đối tượng thuyết minh: con người, đồ vật, di tích, con vật, món ăn...
- Xác định phạm vi kiến thức về đối tượng thuyết minh -> trình bày những hiểu biết, tri thức về đối tượng.
b. Ghi nhớ 1: sgk(140)
Khi tìm hiểu đề cần tìm hiểu đối tượng thuyết minh và xác định phạm vi kiến thức về đối tượng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm bài văn thuyết minh. 2. Cách làm bài văn thuyết minh
? Đề nêu lên đối tượng gì? Yêu cầu gì?
- Đối tượng: Chiếc xe đạp -> thuyết minh.
? Đề trên khác với đề miêu tả ở chỗ nào?
- Miêu tả: phải miêu tả 1 chiếc xe đạp cụ thể (của ai, loại xe, đặc điểm của xe...)
- Thuyêt minh: trình bày cấu tạo, tác dụng của xe đạp - giới thiệu 1 phương tiện giao thông.
? Tìm hiểu đề thuyết minh là tìm hiểu những yêu cầu gì?
- Tìm hiểu đối tượng, phạm vi tri thức (yêu cầu đề).
? Bài văn trên gồm mấy phần? Nội dung mỗi phần? Bố cục: 3 phần
- Mở bài: Từ đầu -> nhờ sức người : giới thiệu chiếc xe đạp.
- Thân bài: Tiếp -> tay cầm : thuyết minh chi tiết về chiếc xe đạp (cấu tạo, nguyên tắc hoạt động).
- Kết bài: còn lại: Vai trò của xe đạp trong tương lai và tương lai của người Việt Nam.
? Đoạn nào là đoạn giới thiệu?
(Đoạn mở bài)
Thảo luận nhóm.
Cách thức:
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ
Tìm hiểu về cấu tạo của xe đạp và các phương pháp thuyết minh (gv ghi câu hỏi thảo luận vào phiếu học tập phát cho mỗi nhóm)
- Thời gian: 5 phút
Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: Điền vào phiếu học tập
Phân công: Bàn...)
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận.
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức.
G chiếu đáp án, H theo dõi chỉnh sửa.
? Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê có được không?
- Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê thì không nói được cơ chế hoạt động của xe đạp.
? Nhận xét về ngôn ngữ diễn đạt?
- Ngôn ngữ diễn đạt: chính xác, dễ hiểu.
? Qua ví dụ, em hãy nêu cách làm bài thuyết minh?
- Tìm hiểu đề: xác định đối tượng, phạm vi tri thức,
- Xây dựng bố cục: 3 phần
- Xác định phương pháp thuyết minh...
-> 1 HS đọc phần ghi nhớ. a. Phân tích ngữ liệu: bài văn “Xe đạp”
* Tìm hiểu đề
+ Xác định đối tượng thuyết minh.
+ Xác định phạm vi tri thức
* Bố cục:
Mở bài, thân bài, kết bài.
* Phương pháp thuyết minh:
- Phương pháp phân tích: chia sự vật thành các bộ phận để giới thiệu.
+ Bộ phận chính:
hệ thống truyền động
hệ thống điều khiển
hệ thống chuyên chở.
+ Bộ phận phụ:
- Trình tự hợp lý
Từ cấu tạo -> nguyên tắc hoạt động -> vai trò của xe đạp.
=> Phương pháp phân tích, liệt kê, giải thích
- Ngôn ngữ diễn đạt: chính xác, dễ hiểu.
b.Ghi nhớ 2, 3: sgk(140)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập của văn thuyết minh.
- Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận,
- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút...
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập II. Luyện tập
? Yêu cầu của bài tập là gì?
? Hãy xác định yêu cầu của đề?
Cho HS quan sát chiếc nón và nhận xét về đặc điểm hình dáng, công dụng...
? Để TM được chiếc nón, em cần phải có tri thức gì?
H trình bày.
? Từng phần của bài văn em sẽ trình bày những nội dung gì?
? Phần mở bài?
? Phần thân bài?
* Thân bài
- Hình dáng chiếc nón
- Vật liệu làm nón: Mo nang làm cốt, dây móc, lá nón, khuôn nón, vòng nón bằng tre, rợi guộc.
- Quy trình làm nón:
Lá nón sau khi phơi 2 đến 3 nắng sẽ ngả từ màu xanh chuyển sang màu trắng, được rãi trên nền đất cho mềm, rồi người ta sẽ cho rộng bản. Sau đó đó đặt lá lên lưỡi cày nung nóng để là cho phẳng. Vòng nón được chốt tròn đều đặn, chỗ nối cũng không có vết gợn. Cuối cùng là khâu khi lá đã đặt lên lớp vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 6 lớp vòng bằng cột tre để hoàn chỉnh sản phẩm. Nón hơ song còn được hơ trên diêm sinh cho thêm trắng và tránh bị mốc
- Ở Việt Nam có các vùng nổi tiếng về nghề nón: Huế, Quảng Bình, làng Chuông (Hà Tây)…
- Chiếc nón lá rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người Việt Nam. Nó che mưa, che nắng. Nó làm thêm phần duyên dáng cho các thiếu nữ Việt Nam trong những dịp hội hè; nón đI vào nghệ thuật với những điệu múa nón thật đẹp; nón làm quà tặng….
- Chiếc nón đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam
GV nhận xét-bổ sung. Đề bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam
* Bước 1: Xác định yêu cầu của đề (gv hướng dẫn hs)
- Đối tượng thuyết minh: Chiếc nón lá Việt Nam
* Bước 2: tìm ý
- Đặc điểm tiêu biểu của chiếc nón lá Việt Nam
- Nguồn gốc, chất liệu, cấu tạo, hình dáng, sắc màu...
-Vai trò, tác dụng của chiếc nón lá trong đời sống, sinh hoạt của người Việt Nam
* Bước 3: xây dựng bố cục:
* Mở bài:
Chiếc nón lá Việt Nam là một vật thể không thể thiếu trong cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam xưa. Đó là kỷ vật hữu nghị đặc sắc đối với bạn bè khắp thế giới khi đến thăm Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn thuyết minh.
- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại
- Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, trình bày.
? Viết một đoạn văn ngắn (8 – 10 dòng) giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam?
H hoàn thành phiếu học tập (5’)
G thu 10 phiếu, G chiếu đoạn văn của H, yêu cầu H khác nhận xét.
G chữa trước lớp 1-2 phiếu.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’)
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tư duy bài học.
- Phương pháp: thuyết trình.
- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não, phân tích sơ đồ.
?Vẽ sơ đồ tư duy bài học
Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )
* Đối với bài cũ:
- Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn thuyết minh theo yêu cầu.
- Sưu tầm, tìm hiểu những tri thức khách quan về các đối tượng gần gũi với đời sống.
* Chuẩn bị bài mới: Chương trình địa phương (phần Văn)
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Bài toán dân số, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh