Giáo án ngữ văn 8: Bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (tiếp)
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 123
Tiếng Việt :
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
(Luyện tập)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu được tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ.
2. Kĩ năng
- Hiểu được tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ.
- Phân tích được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản
- Biết lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp.
4. Thái độ
- Có ý thức học tập, tự giác, tích cực; ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ).
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu?
Nêu được:
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản
- Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian:
GV dẫn dắt vào bài
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian:
Bài tập 1/ T122
Hoạt động cá nhân
? Đọc xác định yêu cầu của bài tập?
? Mối quan hệ giữa các hoạt động và trạng thái mà trật tự các từ và cụm từ in đậm?
Bài tập 2/ T122
? Vì sao cụm từ dưới đây được đặt ở đầu câu?
HĐ nhóm
Bài tập 3/ T123
Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong các câu?
Bài tập 4/ T123
? Các câu (a) và (b) có gì khác nhau?
HĐ cá nhân.
Bài tập 5/ T124
? Liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự từ trong bộ phận câu in đậm?
? Đối chiếu với dàn ý của bài văn cho biết vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như ở đây?
HĐ nhóm.
? Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài? Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở trong mỗi câu đã viết?
- HS thực hiện 5 phút
- HS trình bày, nhận xét
- GV nhận xét. Bài tập 1/ T122
Mối quan hệ giữa các hoạt động và trạng thái mà trật tự các từ và cụm từ in đậm:
a) Mỗi việc được kể là một khâu trong công tác vận động và tuyên truyền, khâu này nối tiếp khâu kia: Đầu tiên là phải giải thích cho quần chúng hiểu, sau đó tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng, rồi tổ chức cho quần chúng làm, lãnh đạo để làm cho đúng, kết quả là làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
b) Các hoạt động được xếp theo thứ bậc: Việc chính, việc diễn ra hàng ngày của bà mẹ là bán bóng đèn; còn bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính.
Bài tập 2/ T122
- Các cụm từ “ ở tù”, “ Vốn từ vựng ấy”, “ Còn một trâu và một thúng gạo” , “ Trong mười năm ấy”, “ Trong sự thắng lợi ấy” đặt đặt ở đầu câu là để liên kết câu ấy với câu trước cho chặt chẽ hơn.
- Liên kết bằng cách lặp lại.
Bài tập 3 / T123
- Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong các câu thơ là để nhấn mạnh hình ảnh hoặc tâm trạng nêu ở các từ đứng phía sau câu thơ
VD: Trong bài thơ Qua Đèo Ngang các từ “ lom khom”, “ lác đác” được đảo lên trước là để nhấn mạnh cái nhỏ nhoi, dáng dấp khổ hạnh của con người và sự vắng vẻ thưa thớt của cảnh vật, sự sống của con người ở Đèo Ngang.
- Các từ “nhớ”, “thương” để nhấn mạnh , làm nổi bật tâm trạng buồn thương, hoài cổ của bà Huyện Thanh khi đi qua Đèo Ngang, giúp người đọc cảm nhận rõ rệt nỗi buồn đến nao lòng của nhà thơ trước cảnh vật hiu hắt, vắng lặng ở Đèo Ngang
- Từ “ Rất đẹp” được đảo lên đầu câu để nhấn mạnh, làm nổi bật cái đẹp của hình ảnh anh vệ quốc quân trên đường ra trận.
Bài tập 4/ T 123
Sự khác nhau giữa các câu
Câu a: Miêu tả bình thường
Căn cứ vào văn cảnh, câu thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn là câu b.
Bài tập 5/ T124
Với 5 từ: xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm sẽ có rất nhiều cách sắp xếp trật tự từ. Song cách sắp xếp như trong câu văn của tác giả Thép Mới là hợp lý nhất vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn.
Bài tập 6/ T124
Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài:
a/ Lợi ích của việc đi bộ đối với sức khỏe.
b/ Lợi ích của việc đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế.
- Giải thích cách sắp xếp trật tự từ trong mỗi câu đã viết.
4. Hướng dẫn về nhà
* Đối với bài cũ
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Hoàn thành bài tập còn lại.
* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
- Đọc kĩ bài
- Chuẩn bị theo nội dung SGK
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (tiếp), giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (tiếp), giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (tiếp), giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (tiếp), giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Lựa chọn trật tự từ trong câu (tiếp)