Giáo án vnen bài Trong lòng mẹ
Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Trong lòng mẹ. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn …/…/20… Ngày dạy …/…/20…
BÀI 2: TRONG LÒNG MẸ (tiết 5)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
• Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện nỗi đau của chú bé Hồng mồ côi cha, phải sống xa mẹ và tình thương vô bờ của chú đối với mẹ bất hạnh trong đoạn trích.
• HS hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác lập được một só trường từ vựng gần gũi. Nắm vững khái niệm trường từ vựng.
• Nắm được yêu cầu của văn bản về bó cục, tác dụng của việc xây dựng bố cục
2. Kỹ năng
• Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
• Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc hiểu và tạo lập văn bản.
• Biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của ng viết và nhận thức của người đọc
3. Thái độ
• HS có tình cảm gia đình, lòng yêu thương thông cảm, kính trọng cha mẹ.
• Học sinh có ý thức sử dụng trường từ vựng hợp lý, đúng nghĩa.
• HS có ý thức xây dựng bố cục cho văn bản nói và viết.
4. Phẩm chất, năng lực:
• Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ; sống trách nhiệm
• Định hướng phát triển năng lực: NL tự học; NL hợp tác; năng lực CNTT và TT; NL giao tiếp; NL thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ;
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
• Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, thuyết trình; dạy học hợp tác; phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu
• KT trình bày 1 phút; KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; KT động não
2. Học sinh: Đọc văn bản, chia bố cục, tìm hiểu chung về văn bản và trả lời hệ thống câu hỏi sgk theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 5
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hình thức tổ chức Nội dung
- Năng lực: giao tiếp
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi
- Gv kể một câu chuyện về tình mẹ (cá chuối đắm đuối...., cuộc đi săn cuối cùng…)
* Hđ cá nhân
- Câu chuyện gợi em suy nghĩ gì?
- Hãy chia sẻ cùng các bạn về tình cảm của mình với mẹ.
-> Giới thiệu bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hình thức tổ chức Nội dung
I. Tìm hiểu chung
- Năng lực: tự học; năng lực CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng
- Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, thuyết trình
* Tổ chức Hđ cá nhân- KT trình bày 1 phút; máy chiếu
- Yêu cầu HS trình bày những tìm hiểu của em về tác giả và tác phẩm
- Gv giảng
* HĐ cả lớp
- Hướng dẫn đọc
- Yêu cầu hs đọc, nhận xét
- Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó.
* Hđ cá nhân, máy chiếu
Xác định :
- Thể loại?
- PTBĐ?
- Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Nội dung từng phần?
- GV giới thiệu đặc điểm hồi kí
1. Tác giả -tác phẩm
- Tác giả:
+ Nguyên Hồng ( 1918-1982), quê Nam Định. Trước Cách mạng tháng Tám sống chủ yếu ở Hải Phòng.
+ Được giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996.
- Tác phẩm:
+ “Những ngày thơ ấu” (1938) → Hồi kí kể về cuộc đời cay đắng của tác, giả gồm 9 chương:
+ “Trong lòng mẹ” thuộc chương IV của tác phẩm.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích
* Đọc: : chậm, tình cảm, chú ý những hình ảnh, từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi”
* Chú thích từ khó
2. Tìm hiểu chung
- Thể loại: hồi kí
- PTBĐ: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Bố cục:
+ P1. Từ đầu ->hỏi đến chứ: Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và bà cô
+ P2. Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ.
II. Tìm hiểu văn bản
- Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực
- Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; dạy học hợp tác
* Dạy học cả lớp
? Bà cô có mối quan hệ tình cảm như thế nào với Hồng?
* Hđ nhóm- KT phòng tranh, KT học tập hợp tác; máy chiếu
- Tìm các chi tiết miêu tả lời nói, thái độ, cử chỉ của bà cô khi nói chuyện với bé Hồng?
- Những lời nói, cử chỉ đó nhằm mục đích gì?
- Qua đó em có nhận xét gì về những lời nói, thái độ, cử chỉ của bà cô
* Tổ chức HĐ cả lớp
? Nhận xét nghệ thuật khắc họa nhân vật? Tác dụng?
? Qua đó, em thấy bà cô là người như thế nào?
? Tác động của lời nói, thái độ…của bà cô tới Hồng
? Tại sao bà cô có thái độ như vậy với Hồng?
? Thái độ của tác giả ?
- Bình
1. Nhân vật bà cô
* Đối thoại lần 1
- Gọi, cười, hỏi: “Hồng …không”
Nét mặt khi cười “rất kịch”
-> Mục đích reo rắc hoài nghi để chú bé khinh miệt , ruồng rẫy mẹ (Chia lìa tình mẫu tử)
-> Bà cô: Sự quan tâm giả dối
* Đối thoại lần 2
- Giọng vẫn ngọt “Sao lại không …đâu”; hai con mắt chằm chặp đưa nhìn tôi
-> Săm soi, giễu cợt
* Đối thoại lần 3
- Cháu sắp khóc: vỗ vai, cười nói: “ Mày dại quá… chứ”; hai tiếng “ em bé” được ngân dài, ngọt, rõ
-> Xoáy sâu vào nỗi đau, sự buồn khổ của Hồng. Mỉa mai, khinh bỉ mẹ Hồng
* Đối thoại lần 4
- Cháu khóc: tươi cười kể chuyện mẹ Hồng rách rưới, gày gò, đói rách
-> Thích thú
* Đối thoại lần 5
- Đổi giọng, vỗ vai, tỏ sự ngâm ngùi thương xót
-> Quan tâm giả tạo
- Nghệ thuật : Miêu tả theo hình thức tăng tiến -> Nhân vật bộc lộ hết tính cách của mình.
=> Bà cô là người giả dối, cổ hủ, lạnh lùng đến vô cảm.
- Tác động: Gây ra những tổn thương nặng nề trong tâm hồn, tình cảm của cháu.
(Đại diện cho những định kiến cổ hủ, độc ác của đám thị dân tiểu tư sản trong xã hội bấy giờ)
- Thái độ tác giả: lên án, tố cáo những hạng người nhỏ nhen, thành kiến, cổ hủ, khô héo tình cảm ruột thịt trong xã hội nửa thực dân nửa phong kiến.
-> Giá trị nhân đạo.
Tiết 6
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hình thức tổ chức Nội dung
II. Tìm hiểu văn bản (tiếp)
- Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực
- Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; dạy học hợp tác
* Hđ nhóm- KT phòng tranh, KT học tập hợp tác; máy chiếu
- Hoàn thành sơ đồ 2.b/ý 1 2. Nhân vật bé Hồng
a. Tâm lí bé Hồng trong cuộc trò chuyện với bà cô
* Hđ cả lớp
? Phản ứng đó của Hồng xuất phát từ tình cảm gì?
? Nhận xét chung về giọng văn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật?
? Cảm nhận chung về Hồng khi nói chuyện với bà cô?
* TC dạy học cả lớp; máy chiếu
? Tìm chi tiết miêu tả phản ứng của Hồng khi thoáng thấy bóng mẹ, khi ở trong lòng mẹ
? Cách miêu tả của tác giả ở đây có gì đặc sắc
? Nghệ thuật đó diễn tả tâm trạng, cảm xúc gì của tôi?
? Cảm nhận chung về tình cảm của Hồng với mẹ
- Bình
? Tình cảm của tác giả?
- GV khẳng định: Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng.
* Hđ cả lớp; máy chiếu
? Nghệ thuật đặc sắc văn bản? Chỉ ra một số dấu ấn hồi kí trong văn bản.
? Khái quát nội dung văn bản
- Xuất phát từ: Yêu thương kính trọng mẹ.
- Nghệ thuật:
+ Giọng văn dạt dào cảm xúc
+ Miêu tả tâm lí: tinh tế, tài tình theo chiều tăng tiến, đối lập (với bà cô)
=> Hồng vừa cô đơn, xót xa, tủi nhục vừa căm giận sâu sắc vừa yêu thương nồng nàn.
b. Tâm trạng của Hồng khi gặp mẹ
- Thoáng thấy mẹ: , chạy, gọi bối rối: Mợ ơi! Mợ ơi!
“nếu người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ…ngã gục giữa sa mạc”
- Nghệ thuật: so sánh độc đáo, mới lạ: nếu.. sa mạc
-> Tâm trạng thất vọng, tủi cực đến tột cùng và niềm khát khao tình mẹ tới cháy bỏng.
- Khi ở trong lòng mẹ: òa khóc...
nhận ra mẹ không còm cõi, xơ xác, gương mặt tươi sáng, đôi mắt trong, nước da mịn màng… hồng của hai gò má ,
... đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay… ấm áp… mơ man… êm dịu vô cùng
- Nghệ thuật:
+ Miêu tả tinh tế những rung động tình cảm bằng nhiều giác quan.
+ Từ ngữ: gợi cảm xúc
+ Giọng văn đầy say mê
-> Sung sướng, hạnh phúc đến cực điểm
=> Vui mừng, sung sướng, hạnh phúc
* Kính trọng, tin tưởng, yêu thương mẹ sâu sắc
- T/c tác giả: Đồng cảm, nâng niu , trân trọng.
3. Tổng kết
- Nghệ thuật: Lời văn chân thực, giàu chất trữ tình
- Nội dung: Những cay đắng, tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu dành cho người mẹ bất hạnh.
* Hướng dân học ở nhà
- Trình bày và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện nỗi đau của chú bé Hồng mồ côi cha, phải sống xa mẹ và tình yêu thương vô bờ của chú đối với người mẹ bất hạnh trong đoạn trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng
- Tìm đọc thêm về tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”
- Chuẩn bị phần B. 3, B.4
- Đọc, trả lời câu hỏi
- Tìm hiểu trường từ vựng là gì; cách sắp xếp các phần nội dung trong TB
Tiết 7
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hình thức tổ chức Nội dung
III. Tìm hiểu về trường từ vựng
- Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp
- Phương pháp phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác
* HĐ cá nhân - KT động não
- Trả lời các câu hỏi mục a
? Các từ in đậm trong đoạn trích trên có nét chung nào về nghĩa ?
? Các từ in đậm đó thuộc một trường từ vựng. Vậy em hiểu thế nào là trường từ vựng ?
- GV chốt: Các từ đó thuộc một trường từ vựng
- Chuẩn kiến thức.
* HĐ cả lớp
? Hãy tìm một trường từ vựng
* Dạy học cả lớp; máy chiếu
? Từ ngọt thuộc mấy Trường từ vựng? Tại sao lại có hiện tượng đó
? Từ đó em rút ra được nhận xét gì
* Tổ chức HĐN nhỏ- KT học tập hợp tác; máy chiếu
? Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống, người ta sử dụng trường từ vựng có tác dụng gì
? Khi sử dụng trường từ vựng cần chú ý điều gì?
- Chuẩn kiến thức.
- GV lưu ý thêm: Một TTV có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn
* Tổ chức HĐ cá nhân; máy chiếu
- HS thực hiện BT 2 phần luyện tập
? Gạch chân từ không cùng trường từ vựng trong bảng dưới đây (sgk)
? Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào?
? Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cũng một trường từ vựng chỉ "trường học" hoặc trường từ vựng chỉ khuôn mặt
- HS hoạt động, trả lời, nhận xét
- GV đánh giá, chuẩn đáp án.
1. Thế nào là trường từ vựng
* VD
Các từ : mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng
-> Có nét chung về nghĩa: Chỉ bộ phận của cơ thể con người
- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
2. Lưu ý
- VDb:
- Trường thời tiết: mát, ẩm, lạnh, giá, ngọt
- Trường mùi vị: đắng, cay, chua, mặn, ngọt
- Trường âm thanh: the thé, êm dịu, chối tai, ngọt
-> Từ ngọt thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
=> Nhận xét: Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
- VDc:
Các từ: “ tưởng, mừng, cậu…” thuộc TTV chỉ “người” được chuyển sang TTV “thú vật” (bằng phép nhân hóa )
-> Sự vật trở nên gần gũi và thể hiện được tình cảm yêu quý của lão Hạc đối với con chó
=> Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống, người ta sử dụng trường từ vựng để tăng tính NT cho ngôn từ và khả năng diễn đạt (thông qua một số biện pháp tu từ)
3. Bài tập
Bài 2
a. Từ không cùng từ trường:
- lạnh, buốt
- giá, nồng , hôi
- chuối, mắt
- chát, sáng , béo
b. Các từ in đậm thuộc trường quân sự được chuyển sang trường nông nghiệp
c. Hs viết đoạn văn
Tiết 8
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (tiếp)
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu; dạy học hợp tác
- Kĩ thuật: học tập hợp tác
- Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực đọc hiểu
- Yêu cầu hs đọc văn bản
* Hđ cả lớp
? Xác định chủ đề văn bản
* Tổ chức HĐ nhóm- KT chia nhóm, KT phòng tranh
- Hoàn thành phiếu học tập bằng cách trả lời các câu hỏi ở mục a
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Người thầy đạo cao đức trọng
- Văn bản trên có thể chia làm mấy phần ? Chỉ ra các phần đó.
- Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên là gì ? Các sự việc chính của văn bản được sắp sếp theo trình tự nào ?
- Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên.
- Từ việc phân tích trên, hãy cho biết một cách khái quát: Bố cục của một văn bản gồm mấy phần ? Nhiệm vụ của từng phần là gì ? Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào ?
* TC HĐ cá nhân mục b; máy chiếu
? Nối các vế của cột A với các vế của cột B để được các mệnh đề đúng:
- GV kết luận: Việc sắp xếp, tổ chức các đoạn văn như trên để thể hiện chủ đề gọi là bố cục của văn bản.
Bố cục của văn bản " Người... đức trọng" là bố cục thường gặp của một văn bản
? Vậy em hiểu bố cục là gì
? Bố cục của một văn bản thường chia làm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần
? Nội dung phần thân bài được sắp xếp theo trình tự nào
- Chuẩn kiến thức.
* HĐ cả lớp
? Xác định trình tự sắp xếp nội dung thân bài trong các văn bản :
1. Tôi đi học
2. Trong lòng mẹ
4/ Bố cục của văn bản
* Xét văn bản : Người thầy đạo cao đức trọng
a.
- Chủ đề: Ông Chu Văn An là người thầy đạo cao, đức trọng
- Văn bản có thể chia làm 3 phần
+ Mở bài (Đoạn 1): Giới thiệu ông Chu Văn An là người có đức có tài -> Nêu ra chủ đề của văn bản.
+ Thân bài (Đoạn 2- 3): Trình bày cụ thể Chu Văn An là người có đức, có tài như thế nào -> Trình bày các khía cạnh của chủ đề.
+ Kết bài (Đoạn cuối): Ông được mọi người yêu mến, kính trọng -> Tổng kết chủ đề.
- Ba phần có mối quan hệ mật thiết, thống nhất làm sáng tỏ chủ đề chung.
- Phần TB: sắp xếp theo trình tự diễn biến các sự việc, theo trình tự lập luận của bài
b. Trình tự nối:
a-2; b-4; c-1; d- 5; e-3
* Ghi nhớ
- Bố cục là việc sắp xếp, tổ chức các đoạn văn như trên để thể hiện chủ đề
- Một văn bản thường có bố cục 3 phần
- Phần thân bài: được trình bày theo thứ tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết.
1. Tôi đi học – trình tự thời gian
2. Trong lòng mẹ - trình tự diễn biến tâm trạng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu; dạy học hợp tác
- Kĩ thuật: học tập hợp tác
- Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực đọc hiểu
* Hđ nhóm- KT học tập hợp tác, KT phòng tranh
- HS thực hiện yêu cầu của BT1
a. Văn bản tôi đi học của Thanh Tịnh là dòng hoài niệm về những kỉ niệm ấu thơ. Em hãy tìm ra điểm khác biệt trong các thể hiện dòng cảm xúc hoài niệm giữa văn bản Trong lòng mẹ và Tôi đi học
b. Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn đáp án
* Hđ cá nhân
- HS thực hiện yêu cầu của BT3
? Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. Hãy chỉ ra những diên biến tâm trạng của cậu bé để thấy được trình tự mà tác giả thể hiện.
- HS trình bày, nhận xét
- GV chuẩn đáp án
BT1.
a. Điểm khác biết:
- Tôi đi học: rung động tinh tế, dịu nhẹ của nhân vật tôi trong ngày khai trường đầu tiên
Trong lòng mẹ: Tâm trạng, cung bậc cx khác nhau (tưởng như đối lập) -> thể hiện tình cảm yêu thương tha thiết, sâu sắc đối với mẹ của Hồng- tác giả
b. Đối tượng trong tác phẩm của Nguyên Hồng chủ yếu là phụ nữ, trẻ em.
BT3. Gợi ý diễn biến tâm trạng Hồng
* Khi trò chuyện với cô (4 cuộc thoại)
* Khi trong lòng mẹ
+ Khi thoáng thấy bóng mẹ
+ Khi ở trong lòng mẹ
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hình thức tổ chức Nội dung
- Năng lực tự học; năng lực giao tiếp; năng lực tạo lập văn bản
- Phương pháp: Phương pháp rèn luyện theo mẫu
* Hđ cộng đồng
- GV HD: chú ý chủ đề; Hs hoàn thiện sản phẩm dưới 1dạng bài báo.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hình thức tổ chức Nội dung
- Năng lực giao tiếp
- Phương pháp thuyết trình
- Thực hiện YC của phền E: Hs có thể tìm đọc trên mạng , sưu tầm truyện hay từ CT” quà tặng cuộc sống”…
Hướng dẫn học tập
- Hoàn thiện phần D, E
- Ôn lại lí thuyết TV, TLV (Trường từ vựng, Bố cục vb)
- Chuẩn bị bài 3
- Đọc phần A
- Đọc phần B, mục 1,2, trả lời câu hỏi mục 2
* Rút kinh nghiệm
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 8, trong lòng mẹ, giáo án trong lòng mẹ vnen 8, giáo án vnen trong lòng mẹ