Giáo án ngữ văn 8: Bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm, tự sự vào bài văn nghị luận

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm, tự sự vào bài văn nghị luận. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ, BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN VĂN NGHỊ LUẬN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hệ thống kiến thức đã học về văn nghị luận - Hiểu tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. 2. Kĩ năng - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận - Biết xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận - Biết chọn các yếu tố tự sự và miêu tả cần thiết và biết cách đưa các yếu tố đó vào bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn. - Biết đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận có độ dài 450 chữ. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ - Có ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập, có trách nhiệm với bản thân mình về vấn đề ăn mặc sao cho văn minh, lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan, tranh, usb + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) - GV yêu cầu lớp phó học tập báo cáo kết quả chuẩn bị bài về nhà. - G nhận xét thái độ chuẩn bị bài của cả lớp, yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) GV dẫn dắt vào bài HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) ? Nêu vai trò của các yếu tố tự sự miêu tả trong bài văn nghị luận? ? Nêu những định hướng bài làm của mình? Kiểu bài, vấn đề nghị luận? ? Sau khi xác định kiểu bài và vấn đề nghị luận thì bước tiếp theo là gì? ? Theo em, luận điểm nào không phù hợp với yêu cầu đề bài? - Bỏ luận điểm “ Nhà trường đang phát động phong trào …” ? Cần sắp xếp các luận điểm theo hệ thống như thế nào? ? Em thấy có cần đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? tại sao? VD : - Miêu tả một bạn ăn mặc loè loẹt theo “ mốt” một cách lố lăng, kệch kỡm làm mọi người khó chịu. - Kể chuyện một bạn chạy theo mốt mà tốn kém như thế nào, học sút ra sao… ? Đọc đoạn văn T125, 126 hãy liệt kê các yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn văn? ? Các yếu tố đó đã được đưa vào đoạn văn như thế nào và phục vụ cho luận điểm nào? - Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. ? Quan sát lại đoạn văn b, chỉ ra các yếu tố miêu tả và tự sự ? ? Đoạn văn b nhằm sáng tỏ luận điểm nào? - Luận điểm c “ Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy …” ? Qua 2 đoạn văn a và b, theo em nếu bỏ các yếu tố miêu tả và tự sự đó đi thì kết quả bài nghị luận sẽ ra sao? - Bài nghị luận sẽ thiếu sức thuyết phục. ? Từ việc xem xét các yếu tố miêu tả và tự sự trong ví dụ a và b, em thấy yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong bài văn nghị luận? ? Hãy nêu các bước thực hiện? Bài tập : Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả. * Lí thuyết - Bài văn nghị luận cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. - Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. - Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. Đề bài: Trang phục và văn hoá 1) Định hướng làm bài - Kiểu bài: nghị luận - Vấn đề nghị luận: Trang phục của học sinh và văn hoá 2) Xác lập luận điểm a. Trước tình hình trong lớp có một số bạn quá trú tâm vào việc thay đổi quần áo sắm sửa trang phục theo mốt mà lơ là việc học tập và phấn đấu tu dưỡng. Giáo viên chủ nhiệm và ban chấp hành chi đoàn TNCS HCM mở hội thảo về vấn đề này. b. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn đã có những thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước. c. Các bạn ấy cho rằng mặc như vậy mới là có văn hoá, mới sành điệu, thức thời, văn minh. d. Nhà trường đang phát động phong trào tiết kiệm để ủng hộ đồng bào trong vùng bị thiên tai, phong trào chống sử dụng ma tuý. e. Chạy theo mốt có nhiều tác hại, làm mất nhiều thời gian, tiền bạc ảnh hưởng không tốt đến học tập và phấn đấu tu dưỡng đạo dức. g. Trang phục học sinh phải phù hợp với xã hội với thời đại nhưng phải lành mạnh phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, lứa tuổi, dáng người, với hoàn cảnh kinh tế của gia đình. h. Chạy theo mốt, đua đòi không phải là việc làm đúng đắn của người học sinh có văn hoá. 3) Sắp xếp luận điểm Hệ thống các luận điểm, sắp xếp thành dàn ý. Mở bài: Có thể chọn một trong hai cách sau. + Vai trò của trang phục và văn hoá: Vai trò của mốt trang phục đối với xã hội và con người có văn hoá nói chung, đối với tuổi trẻ học đường nói riêng. + Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp mà đặt ra vấn đề trong hội thảo, bàn bạc, làm rõ để tìm cách khắc phục, giải quyết. Thân bài: Hệ thống các luận điểm. a. Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện văn hoá của con người nói chung, của học sinh trong nhà trường nói riêng. b. Mốt trang phục là những trang phục theo kiểu cách, hình thức mới nhất, hiện đại tiên tiến nhất. Mốt thể hiện trình độ phát triển và kiểu mới của trang phục, trang phục theo mốt hiện đại chứng tỏ một phần của con người hiểu biết, lịch sự, có văn hoá. c. Nhưng chạy đua theo mốt trang phục nói chung, trong nhà trường nói riêng lại là vấn đề cần xem xét lại, cần bàn bạc. d. Chạy theo mốt vì cho rằng như thế mới là văn minh. e. Chạy theo mốt rất tai hại, mất thời gian, tốn kém tiền bạc, lơ là học tập, dễ chán nản vì không có điều kiện kinh tế … g. Người có văn hoá không chỉ học giỏi, chăm ngoan mà trong cách ăn mặc cần phải giản dị, phù hợp lứa tuổi, hình dáng có thể, điều kiện kinh tế. h. Bởi vậy bạn cần phải suy tính, lựa chọn trang phục sao cho đạt yêu cầu, không nên đua đòi. Kết bài: - Tự nhận xét về trang phục của bản thân và hướng phấn đấu. - Lời khuyên với các bạn. 4) Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả - Cần đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài nghị luận. Đưa vào ở những luận cứ để tăng sức thuyết phục cho những luận điểm - Yếu tố miêu tả và tự sự chỉ đóng vai trò minh hoạ cho luận điểm và giúp cho bài văn nghị luận rõ ràng, cụ thể và sinh động hơn. Bài tập: Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả. - Bước 1: Lựa chọn luận điểm, sắp xếp luận điểm. - Bước 2: Trình bày đoạn văn HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) Viết đoạn văn ngắn khoảng 7-10 câu có sử dụng yếu tố tự sự miêu tả để triển khai luận điểm sau: Trong " Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện một cách sâu sắc lòng yêu nước, căm thì giặc của mình?” HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) Sưu tầm, tìm các bài văn hay có sử dụng các yếu tố biểu cảm, tự sự vào trong bài văn và học hỏi. 4. Hướng dẫn về nhà * Hướng dẫn học ở nhà - Học bài - Hoàn chỉnh các bài tập * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: - Chữa lỗi diễn đạt: lỗi logic

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm, tự sự vào bài văn nghị luận, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm, tự sự vào bài văn nghị luận, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm, tự sự vào bài văn nghị luận , giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm, tự sự vào bài văn nghị luận, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm, tự sự vào bài văn nghị luận

Giải bài tập những môn khác